Béo phì khi mang thai ảnh sẽ hưởng tới não bộ của trẻ
2023-09-23T14:14:15+07:00 2023-09-23T14:14:15+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/beo-phi-khi-mang-thai-anh-se-huong-toi-nao-bo-cua-tre-2142.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/kiem-soat-can-nang-mang-thai.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
23/09/2023 07:35 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Ngoài dinh dưỡng, mẹ và bé sẽ luôn có một sợi dây gắn kết chặt chẽ với nhau về mặt tinh thần, trí tuệ, cảm xúc. Khi mang thai, nhiều mẹ tăng cân quá mức, tưởng chừng là điều bình thường, nhưng thực tế đó là béo phì. Việc này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Cân nặng là một trong những thứ mà các bác sĩ đặc biệt quan tâm và theo dõi trong quá trình mang thai. Trong suốt quãng thời gian mang thai, phụ nữ nên kiểm soát tăng cân một cách có chủ đích và theo từng giai đoạn để duy trì cân nặng trong khoảng giới hạn khỏe mạnh cho từng giai đoạn của thai kỳ. Béo phì khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng cho phụ nữ, như huyết áp cao.
Mặc dù nhiều người thường nghĩ rằng việc tăng cân quá mức khi mang thai chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, nhưng thật ra nó cũng có tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Ví dụ, việc phụ nữ mang thai có thừa cân hoặc béo phì có thể tạo điều kiện cho tiền sản giật, một tình trạng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Mặc dù một số phụ nữ có thể vượt qua tiền sản giật mà không gặp vấn đề gì, nhưng số khác có thể đối diện với nguy cơ sinh con non hoặc sảy thai.
Nghiên cứu gần đây của một nhóm chuyên gia từ Đại học Columbia và Đại học Texas, Mỹ, đã chỉ ra rằng tình trạng béo phì của người mẹ khi mang thai có thể gây ra những khó khăn trong sự phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới từ Đại học California, San Francisco cũng cho thấy con trai của những bà mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ có cân nặng bình thường. Sự khác biệt này là từ 5 điểm trở lên và chỉ xảy ra ở các bé trai.
Họ đã theo dõi hơn 1.000 trẻ em từ khi mới sinh đến 7 tuổi. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra để đánh giá phản ứng của trẻ với môi trường và các mối quan hệ xã hội khi trẻ được 3 tuổi. Các bài kiểm tra khác được thực hiện lại 4 năm sau, khi trẻ lên 7 tuổi. Trẻ sẽ được kiểm tra khả năng hiểu lời nói, nhận thức, lý luận, trí nhớ, tốc độ xử lý.
Kết quả cho thấy, con trai của những bà mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn trung bình 5 điểm so với những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Các nhà nghiên cứu không thể xác định được nguyên nhân hoặc lý do tại sao điều này xảy ra. Tuy nhiên, họ cho rằng có thể có một số yếu tố góp phần, bao gồm: Tăng sản xuất các chất gây viêm: Mẹ bầu bị béo phì có thể sản xuất nhiều chất gây viêm hơn, các chất này có thể xâm nhập vào nhau thai và gây tổn thương não bộ của thai nhi.
Giảm lưu lượng máu đến não bộ: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm giảm lưu lượng máu đến não bộ của thai nhi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Tăng nguy cơ sinh non: Sinh non là khi bé chào đời trước 37 tuần tuổi. Sinh non có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não bộ ở trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Bà bầu nên duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mặc dù trong quá trình lớn lên, IQ của trẻ có thể tăng hoặc giảm do nhiều yếu tố khách quan khác nhau, bao gồm cả môi trường sống.
Tóm lại, bà bầu bị thừa cân hoặc béo phì lúc mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con, đặc biệt là trí tuệ của con. Các mẹ hãy lưu ý tăng giảm cân khi mang thai an toàn để tránh những rủi ro không đáng có nhé.
Mặc dù nhiều người thường nghĩ rằng việc tăng cân quá mức khi mang thai chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, nhưng thật ra nó cũng có tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Ví dụ, việc phụ nữ mang thai có thừa cân hoặc béo phì có thể tạo điều kiện cho tiền sản giật, một tình trạng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Mặc dù một số phụ nữ có thể vượt qua tiền sản giật mà không gặp vấn đề gì, nhưng số khác có thể đối diện với nguy cơ sinh con non hoặc sảy thai.
Nghiên cứu gần đây của một nhóm chuyên gia từ Đại học Columbia và Đại học Texas, Mỹ, đã chỉ ra rằng tình trạng béo phì của người mẹ khi mang thai có thể gây ra những khó khăn trong sự phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới từ Đại học California, San Francisco cũng cho thấy con trai của những bà mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ có cân nặng bình thường. Sự khác biệt này là từ 5 điểm trở lên và chỉ xảy ra ở các bé trai.
Họ đã theo dõi hơn 1.000 trẻ em từ khi mới sinh đến 7 tuổi. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra để đánh giá phản ứng của trẻ với môi trường và các mối quan hệ xã hội khi trẻ được 3 tuổi. Các bài kiểm tra khác được thực hiện lại 4 năm sau, khi trẻ lên 7 tuổi. Trẻ sẽ được kiểm tra khả năng hiểu lời nói, nhận thức, lý luận, trí nhớ, tốc độ xử lý.
Kết quả cho thấy, con trai của những bà mẹ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn trung bình 5 điểm so với những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Các nhà nghiên cứu không thể xác định được nguyên nhân hoặc lý do tại sao điều này xảy ra. Tuy nhiên, họ cho rằng có thể có một số yếu tố góp phần, bao gồm: Tăng sản xuất các chất gây viêm: Mẹ bầu bị béo phì có thể sản xuất nhiều chất gây viêm hơn, các chất này có thể xâm nhập vào nhau thai và gây tổn thương não bộ của thai nhi.
Giảm lưu lượng máu đến não bộ: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm giảm lưu lượng máu đến não bộ của thai nhi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Tăng nguy cơ sinh non: Sinh non là khi bé chào đời trước 37 tuần tuổi. Sinh non có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não bộ ở trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Bà bầu nên duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mặc dù trong quá trình lớn lên, IQ của trẻ có thể tăng hoặc giảm do nhiều yếu tố khách quan khác nhau, bao gồm cả môi trường sống.
Tóm lại, bà bầu bị thừa cân hoặc béo phì lúc mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con, đặc biệt là trí tuệ của con. Các mẹ hãy lưu ý tăng giảm cân khi mang thai an toàn để tránh những rủi ro không đáng có nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng