Cách tăng melanin trong tóc và cách tự nhiên để tránh tóc bạc
2023-02-28T14:43:38+07:00 2023-02-28T14:43:38+07:00 https://songkhoe360.vn/phu-nu-va-lam-dep/cach-tang-melanin-trong-toc-va-cach-tu-nhien-de-tranh-toc-bac-675.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/cach-tang-melanin-trong-toc-va-cach-tu-nhien-de-tranh-toc-bac-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/02/2023 13:51 | Phụ nữ và làm đẹp
-
Có lẽ đa phần mọi người đều đã từng nghe qua rằng màu da của con người thường được quyết định bởi melanin, vậy còn mái tóc thì sao, điều gì mang lại màu sắc tự nhiên của tóc? Tương tự như màu da, màu tóc cũng được quyết định bởi sự hiện diện của sắc tố melanin.
Melanin là một sắc tố tự nhiên tạo màu cho tóc. Nó được sản xuất bởi melanocytes, là những tế bào chuyên biệt tạo ra sắc tố này. Các tế bào hắc tố tích cực tiêm sắc tố (melanin) vào các tế bào chứa keratin khi tóc mọc. Điều thú vị là màu tóc trước khi lộ ra khỏi bề mặt da đầu là màu trắng. Tuy nhiên, với sự phát triển dần dần của các sợi tóc, các tế bào hắc tố sẽ đảm nhận công việc đưa hắc tố vào các tế bào tóc, khiến tóc có màu sẫm. Nếu hắc tố này mất đi, sẽ gây ra tình trạng tóc bạc màu.
1. Nguyên nhân gây mất sắc tố melanin trên tóc
Melanin là một phần quan trọng trong tóc. Nó che chắn tóc khỏi các tia UV có hại của mặt trời và bảo vệ da đầu khỏi bị khô. Đây cũng là lý do tóc bạc có lượng melanin rất thấp và thường dễ bị gãy rụng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mất sắc tố ở tóc
• Lão hóa
Tóc của nam giới bắt đầu bạc vào khoảng 30 tuổi, trong khi tóc của phụ nữ phải mất thêm vài năm nữa để chuyển sang màu xám, khoảng 35 tuổi. Khả năng sản xuất melanocytes (melanin) giảm khi con người già đi, do đó việc tiếp tục truyền các sắc tố melanin sẫm màu vào tóc cũng trở nên suy yếu dần, cuối cùng khiến tóc chuyển sang màu trắng một cách tự nhiên.
• Di truyền
Nếu việc mất sắc tố melanin trong tóc, được gọi là lão hóa sớm hoặc tóc bạc, xảy ra ở những người trẻ hơn, bao gồm cả trẻ em thì nguyên nhân khiến tóc bạc sớm ở đây có thể là do tự miễn dịch và di truyền.
• Sản phẩm hóa chất cho tóc
Sử dụng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất mạnh trên tóc cũng có làm tóc bạc hoặc trắng. Tránh sử dụng các thành phần như SLS (Sodium Lauryl Sulfate), paraben, cồn, silicon và màu nhân tạo trên tóc. Những chất này có thể có mặt trong dầu gội, dầu xả, mặt nạ, v.v. Một hóa chất độc hại khác là hydrogen peroxide, thường được sử dụng làm chất tẩy trắng tóc, hoạt động bằng cách phá vỡ các tế bào hắc tố trong tóc, cũng là nguyên nhân gây bạc tóc.
• Ăn kiêng, không đủ chất
Một số nguyên nhân khiến tóc bạc sớm có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin B12, thiếu sắt và đồng và suy dinh dưỡng protein nghiêm trọng.
• Tình trạng da và nội tiết tố
Bệnh bạch biến cũng có thể là một nguyên nhân khiến tóc bạc. Đó là một tình trạng da xuất hiện các mảng trắng trên làn da, do mất hoặc chết các tế bào hắc tố. Bên cạnh đó, mãn kinh hoặc thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp cũng có thể làm giảm quá trình sản xuất tế bào hắc tố trong tóc, gây ra tóc bạc.
• Hút thuốc
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy hút thuốc là một trong những lý do chính khiến tóc chuyển sang màu xám bạc. Các chất độc trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến các nang tóc mà còn gây chèn ép các mạch máu của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các nang tóc và cản trở quá trình sản xuất melanin. 2. Thực phẩm tăng hắc tố trên tóc
Mỗi cá nhân đều sẽ phải trải qua giai đoạn tóc bạc trắng vào một thời điểm nào đó và điều đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc ăn những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể nói chung và đảm bảo duy trì mái tóc chắc khỏe và tránh lão hóa sớm.
• Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như sô cô la đen, các loại quả mọng và rau ăn lá được coi là những thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do và tăng sản xuất melanin trên tóc.
• Các loại thực phẩm giàu đồng như các loại hạt, nấm và gan thịt cũng thúc đẩy quá trình tổng hợp hắc tố ở nang lông.
• Nguồn vitamin A, C và E bao gồm cà rốt, đu đủ, trứng, trái cây họ cam quýt, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng và quả hồ trăn có thể giúp cải thiện sức khỏe của tóc.
• Các vitamin B6 và B12 đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất các enzyme trong nang tóc làm tăng quá trình chuyển hóa protein của tóc (keratin và melanin). Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng này như củ dền, bông cải xanh, rau mầm, trứng, cá, phô mai, các sản phẩm từ đậu nành rất có tác dụng tốt trong việc tăng hắc tố trên tóc. Mặc dù những thực phẩm trên tốt trong việc giữ mái tóc tối màu nhưng việc dư thừa các tế bào melanin cũng có thể gây hại cho da và tóc. Mức độ tế bào melanocyte (sắc tố melanin) tăng lên có thể dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trên da. Do đó, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh chế độ ăn uống có quá nhiều vitamin, canxi hay các thực phẩm bổ sung giàu chất chống oxy hóa.
Melanin là một phần quan trọng trong tóc. Nó che chắn tóc khỏi các tia UV có hại của mặt trời và bảo vệ da đầu khỏi bị khô. Đây cũng là lý do tóc bạc có lượng melanin rất thấp và thường dễ bị gãy rụng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mất sắc tố ở tóc
• Lão hóa
Tóc của nam giới bắt đầu bạc vào khoảng 30 tuổi, trong khi tóc của phụ nữ phải mất thêm vài năm nữa để chuyển sang màu xám, khoảng 35 tuổi. Khả năng sản xuất melanocytes (melanin) giảm khi con người già đi, do đó việc tiếp tục truyền các sắc tố melanin sẫm màu vào tóc cũng trở nên suy yếu dần, cuối cùng khiến tóc chuyển sang màu trắng một cách tự nhiên.
• Di truyền
Nếu việc mất sắc tố melanin trong tóc, được gọi là lão hóa sớm hoặc tóc bạc, xảy ra ở những người trẻ hơn, bao gồm cả trẻ em thì nguyên nhân khiến tóc bạc sớm ở đây có thể là do tự miễn dịch và di truyền.
• Sản phẩm hóa chất cho tóc
Sử dụng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất mạnh trên tóc cũng có làm tóc bạc hoặc trắng. Tránh sử dụng các thành phần như SLS (Sodium Lauryl Sulfate), paraben, cồn, silicon và màu nhân tạo trên tóc. Những chất này có thể có mặt trong dầu gội, dầu xả, mặt nạ, v.v. Một hóa chất độc hại khác là hydrogen peroxide, thường được sử dụng làm chất tẩy trắng tóc, hoạt động bằng cách phá vỡ các tế bào hắc tố trong tóc, cũng là nguyên nhân gây bạc tóc.
• Ăn kiêng, không đủ chất
Một số nguyên nhân khiến tóc bạc sớm có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin B12, thiếu sắt và đồng và suy dinh dưỡng protein nghiêm trọng.
• Tình trạng da và nội tiết tố
Bệnh bạch biến cũng có thể là một nguyên nhân khiến tóc bạc. Đó là một tình trạng da xuất hiện các mảng trắng trên làn da, do mất hoặc chết các tế bào hắc tố. Bên cạnh đó, mãn kinh hoặc thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp cũng có thể làm giảm quá trình sản xuất tế bào hắc tố trong tóc, gây ra tóc bạc.
• Hút thuốc
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy hút thuốc là một trong những lý do chính khiến tóc chuyển sang màu xám bạc. Các chất độc trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến các nang tóc mà còn gây chèn ép các mạch máu của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các nang tóc và cản trở quá trình sản xuất melanin. 2. Thực phẩm tăng hắc tố trên tóc
Mỗi cá nhân đều sẽ phải trải qua giai đoạn tóc bạc trắng vào một thời điểm nào đó và điều đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc ăn những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể nói chung và đảm bảo duy trì mái tóc chắc khỏe và tránh lão hóa sớm.
• Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như sô cô la đen, các loại quả mọng và rau ăn lá được coi là những thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do và tăng sản xuất melanin trên tóc.
• Các loại thực phẩm giàu đồng như các loại hạt, nấm và gan thịt cũng thúc đẩy quá trình tổng hợp hắc tố ở nang lông.
• Nguồn vitamin A, C và E bao gồm cà rốt, đu đủ, trứng, trái cây họ cam quýt, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng và quả hồ trăn có thể giúp cải thiện sức khỏe của tóc.
• Các vitamin B6 và B12 đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất các enzyme trong nang tóc làm tăng quá trình chuyển hóa protein của tóc (keratin và melanin). Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng này như củ dền, bông cải xanh, rau mầm, trứng, cá, phô mai, các sản phẩm từ đậu nành rất có tác dụng tốt trong việc tăng hắc tố trên tóc. Mặc dù những thực phẩm trên tốt trong việc giữ mái tóc tối màu nhưng việc dư thừa các tế bào melanin cũng có thể gây hại cho da và tóc. Mức độ tế bào melanocyte (sắc tố melanin) tăng lên có thể dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trên da. Do đó, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh chế độ ăn uống có quá nhiều vitamin, canxi hay các thực phẩm bổ sung giàu chất chống oxy hóa.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng