Căng thẳng kích hoạt bệnh chàm (Eczema) như thế nào?
2023-05-31T09:03:00+07:00 2023-05-31T09:03:00+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cham-soc-suc-khoe/cang-thang-kich-hoat-benh-cham-eczema-nhu-the-nao-1359.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_05/cang-thang-kich-hoat-benh-cham-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
31/05/2023 09:03 | Chăm sóc sức khoẻ
-
Có nhiều tác nhân tiềm ẩn gây ra bệnh chàm và mỗi cá nhân sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng. Tuy nhiên, căng thẳng tâm lý là một nguyên nhân vô cùng phổ biến và gây ra những triệu chứng nặng của bệnh này.
Các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da dị ứng) là không cố định. Nó có thể bao gồm da rất khô hoặc ngứa, nứt và chảy chất lỏng trong suốt trên da khi bị trầy xước. Tùy vào tình trạng và tác nhân gây kích hoạt tình trạng viêm mà da sẽ có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
1. Các tác nhân gây bệnh chàm (Eczema)
• Da quá khô
• Khí hậu khô, lạnh, đặc biệt là trong mùa đông
• Mồ hôi
• Các chất kích thích như kim loại, khói thuốc lá, nước hoa và các loại vải như len và polyester
• Các chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi và vẩy da thú cưng
• Các loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng như trứng, đậu nành, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, cá, lúa mì và sữa
• Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm
• Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai hoặc trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt
• Căng thẳng cũng là một tác nhân phổ biến khác gây ra các triệu chứng bệnh chàm.
Đối với một số người, các yếu tố bên ngoài khác nhau như trường học hoặc công việc, có thể gây căng thẳng, dẫn đến các triệu chứng của bệnh chàm trầm trọng hơn. 2. Mối quan hệ giữa căng thẳng với các triệu chứng của bệnh chàm
Mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và bệnh chàm có nhiều mặt, tuy nhiên mối liên hệ này xuất phát chủ yếu từ các hormone gây căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hệ thống miễn dịch và hàng rào bảo vệ da của con người. Một vòng luẩn quẩn đối với mối liên hệ này là: các triệu chứng của da gây ra căng thẳng hơn, và căng thẳng lại càng làm da xấu đi.
Khi bị căng thẳng, cơ thể con người thường trải qua một “phản ứng trốn chạy hoặc tiếp tục chiến đấu” và tuyến thượng thận sản xuất hormone. Trục HPA làm tăng lượng cortisol - một loại hormone gây căng thẳng - lưu thông trong cơ thể. Khi hormone căng thẳng cortisol tăng lên, nó sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch và gây ra sự mất cân bằng trong các loại phản ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến sự gia tăng của các phân tử thúc đẩy quá trình gây viêm.
Cơ thể cũng trải qua nhiều thay đổi sinh lý khác ảnh hưởng đến da. Ví dụ, khi căng thẳng, việc sản xuất tế bào mast tăng lên - những tế bào bạch cầu này giải phóng histamin, một hợp chất gây ngứa trên da. Căng thẳng cũng khiến các mạch máu của giãn ra, dẫn đến giải phóng thêm histamine, phá vỡ các chức năng bình thường của hàng rào bảo vệ da. 3. Các biện pháp phòng tránh viêm da dị ứng bằng cách điều chỉnh căng thẳng
• Thiền
Thiền chánh niệm liên quan đến việc ngồi thoải mái; tập trung vào việc hít thở sâu, đều đặn; và chú ý đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của chính bạn. Nghiên cứu cho thấy thiền - đặc biệt là các chế độ như giảm căng thẳng dựa trên thiền (MBSR) - có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm và đau đớn và đối phó với căng thẳng tốt hơn, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
• Tập thể dục
Những người trưởng thành mắc bệnh mãn tính nên tập thể dục với cường độ vừa phải trong khoảng từ 150 đến 300 phút như đi bộ nhanh, đạp xe, … Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục nhịp điệu cường độ mạnh từ 75 đến 150 phút mỗi tuần như chạy, đi bộ đường dài, chơi bóng đá hoặc chơi quần vợt đơn, …
Tuy nhiên, mồ hôi cũng là một tác nhân gây bùng phát viêm da dị ứng, do đó hãy nhớ tắm và thay quần áo sau khi tập thể dục. Mặc các loại vải nhẹ, thoáng khí trong khi tập luyện để không chà xát hoặc làm trầy xước da.
• Các biện pháp giúp thư giãn khác
• Các bài tập nhẹ nhàng, duyên dáng như yoga, thái cực quyền hoặc múa ba lê là những phương pháp giải tỏa căng thẳng rất tốt
• Châm cứu, một phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc trong đó những chiếc kim mỏng được châm vào những điểm cụ thể trên cơ thể
• Các hoạt động gây xao nhãng bản thân khỏi mớ suy nghĩ rối rắm như viết lách, vẽ tranh, đan lát, …
• Nghe nhạc êm dịu hoặc nghe âm thanh tự nhiên Việc tìm cách để thư giãn và giảm căng thẳng vô cùng quan trọng bởi sức khỏe tinh thần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe thể chất. Đôi khi phải qua vài lần thử và trải nghiệm bạn mới có thể tìm được biện pháp phù hợp, do đó, nếu chưa tìm được biện phải giải tỏa căng thẳng phù hợp, đừng ngại thử nhiều biện pháp để có thể giúp tinh thần của bản thân luôn sảng khoái, thư giãn.
1. Các tác nhân gây bệnh chàm (Eczema)
• Da quá khô
• Khí hậu khô, lạnh, đặc biệt là trong mùa đông
• Mồ hôi
• Các chất kích thích như kim loại, khói thuốc lá, nước hoa và các loại vải như len và polyester
• Các chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi và vẩy da thú cưng
• Các loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng như trứng, đậu nành, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, cá, lúa mì và sữa
• Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm
• Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai hoặc trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt
• Căng thẳng cũng là một tác nhân phổ biến khác gây ra các triệu chứng bệnh chàm.
Đối với một số người, các yếu tố bên ngoài khác nhau như trường học hoặc công việc, có thể gây căng thẳng, dẫn đến các triệu chứng của bệnh chàm trầm trọng hơn. 2. Mối quan hệ giữa căng thẳng với các triệu chứng của bệnh chàm
Mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và bệnh chàm có nhiều mặt, tuy nhiên mối liên hệ này xuất phát chủ yếu từ các hormone gây căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hệ thống miễn dịch và hàng rào bảo vệ da của con người. Một vòng luẩn quẩn đối với mối liên hệ này là: các triệu chứng của da gây ra căng thẳng hơn, và căng thẳng lại càng làm da xấu đi.
Khi bị căng thẳng, cơ thể con người thường trải qua một “phản ứng trốn chạy hoặc tiếp tục chiến đấu” và tuyến thượng thận sản xuất hormone. Trục HPA làm tăng lượng cortisol - một loại hormone gây căng thẳng - lưu thông trong cơ thể. Khi hormone căng thẳng cortisol tăng lên, nó sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch và gây ra sự mất cân bằng trong các loại phản ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến sự gia tăng của các phân tử thúc đẩy quá trình gây viêm.
Cơ thể cũng trải qua nhiều thay đổi sinh lý khác ảnh hưởng đến da. Ví dụ, khi căng thẳng, việc sản xuất tế bào mast tăng lên - những tế bào bạch cầu này giải phóng histamin, một hợp chất gây ngứa trên da. Căng thẳng cũng khiến các mạch máu của giãn ra, dẫn đến giải phóng thêm histamine, phá vỡ các chức năng bình thường của hàng rào bảo vệ da. 3. Các biện pháp phòng tránh viêm da dị ứng bằng cách điều chỉnh căng thẳng
• Thiền
Thiền chánh niệm liên quan đến việc ngồi thoải mái; tập trung vào việc hít thở sâu, đều đặn; và chú ý đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của chính bạn. Nghiên cứu cho thấy thiền - đặc biệt là các chế độ như giảm căng thẳng dựa trên thiền (MBSR) - có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm và đau đớn và đối phó với căng thẳng tốt hơn, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
• Tập thể dục
Những người trưởng thành mắc bệnh mãn tính nên tập thể dục với cường độ vừa phải trong khoảng từ 150 đến 300 phút như đi bộ nhanh, đạp xe, … Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục nhịp điệu cường độ mạnh từ 75 đến 150 phút mỗi tuần như chạy, đi bộ đường dài, chơi bóng đá hoặc chơi quần vợt đơn, …
Tuy nhiên, mồ hôi cũng là một tác nhân gây bùng phát viêm da dị ứng, do đó hãy nhớ tắm và thay quần áo sau khi tập thể dục. Mặc các loại vải nhẹ, thoáng khí trong khi tập luyện để không chà xát hoặc làm trầy xước da.
• Các biện pháp giúp thư giãn khác
• Các bài tập nhẹ nhàng, duyên dáng như yoga, thái cực quyền hoặc múa ba lê là những phương pháp giải tỏa căng thẳng rất tốt
• Châm cứu, một phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc trong đó những chiếc kim mỏng được châm vào những điểm cụ thể trên cơ thể
• Các hoạt động gây xao nhãng bản thân khỏi mớ suy nghĩ rối rắm như viết lách, vẽ tranh, đan lát, …
• Nghe nhạc êm dịu hoặc nghe âm thanh tự nhiên Việc tìm cách để thư giãn và giảm căng thẳng vô cùng quan trọng bởi sức khỏe tinh thần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe thể chất. Đôi khi phải qua vài lần thử và trải nghiệm bạn mới có thể tìm được biện pháp phù hợp, do đó, nếu chưa tìm được biện phải giải tỏa căng thẳng phù hợp, đừng ngại thử nhiều biện pháp để có thể giúp tinh thần của bản thân luôn sảng khoái, thư giãn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng