Caffeine và bệnh tiểu đường có mối liên quan như thế nào?
2023-04-27T18:36:37+07:00 2023-04-27T18:36:37+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cham-soc-suc-khoe/caffeine-va-benh-tieu-duong-co-moi-lien-quan-nhu-the-nao-1131.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_04/caffeine-va-benh-tieu-duong-co-moi-lien-quan-nhu-the-nao-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
27/04/2023 16:31 | Chăm sóc sức khoẻ
-
Cafe có thể được coi như một loại thức uống phổ biến nhất hiện nay và do đó, nó dường như trở thành một đề tài hấp dẫn trong việc nghiên cứu về tác dụng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã khám phá mối quan hệ giữa caffeine và bệnh tiểu đường và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ một lượng caffein thường xuyên cụ thể có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Sau đây là một số tiềm năng của cafein trong việc chống lại nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, cách thức cafein ảnh hưởng đến lượng đường và insulin trong máu cũng như lượng caffein lành mạnh đối với bệnh tiểu đường. Nhưng lưu ý rằng vì cafein tác động đến lượng đường trong máu trong cơ thể do đó có thể không có lợi ở những người đã mắc bệnh tiểu đường.
1. Caffeine và lượng đường trong máu
Bệnh tiểu đường là một bệnh ảnh hưởng đến khả năng xử lý đường huyết (hoặc đường trong máu) của cơ thể. Khi lượng đường trong máu không được điều chỉnh hợp lý, nó có thể gây ra những tổn thương và hậu quả nghiêm trọng trong cơ thể.
Thực phẩm và đồ uống chúng ta tiêu thụ - bao gồm cả cafein - ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ caffein có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn, thậm chí làm tăng lượng đường trong máu trong thời gian dài. 2. Caffeine, lượng đường trong máu và tập thể dục
Tập thể dục là một cách để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffein trước khi tập luyện có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nếu bạn tập các bài tập hoạt động thể chất cường độ cao, khi uống cafe có thể kích thích hormone gây căng thẳng adrenalin làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. 3. Caffeine và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thường xuyên tiêu thụ caffein (thường ở dạng cà phê) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của một người.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố bảo vệ này được tìm thấy trong cả cà phê chứa cafein và không chứa caffein, có thể là do các khoáng chất và chất chống oxy hóa tự nhiên của cà phê có thể giúp giảm viêm nhiễm gây bệnh.
4. Caffeine và bệnh tiểu đường loại 1
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 gặp vấn đề trong việc sản xuất insulin và caffeine cũng sẽ ảnh hưởng đến họ khác với những người không mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 1 uống nhiều cà phê có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim. 5. Lượng Caffeine lành mạnh
Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 400 miligam (mg) cafein mỗi ngày.
Đối với những người uống cà phê, lượng tương đương sẽ là khoảng 4-5 tách cà phê. Nhưng hãy nhớ rằng caffeine cũng có trong các loại thực phẩm và đồ uống khác như trà, nước ngọt, socola đen và nước tăng lực.
Như vậy, việc tiêu thụ caffein (cụ thể là cà phê) có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng đối với những người đã mắc bệnh, caffein có khả năng gây hại nhiều hơn là có lợi do tác động của nó đối với lượng đường trong máu và mức insulin. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lượng caffein có thể sử dụng hàng ngày của bạn.
1. Caffeine và lượng đường trong máu
Bệnh tiểu đường là một bệnh ảnh hưởng đến khả năng xử lý đường huyết (hoặc đường trong máu) của cơ thể. Khi lượng đường trong máu không được điều chỉnh hợp lý, nó có thể gây ra những tổn thương và hậu quả nghiêm trọng trong cơ thể.
Thực phẩm và đồ uống chúng ta tiêu thụ - bao gồm cả cafein - ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ caffein có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn, thậm chí làm tăng lượng đường trong máu trong thời gian dài. 2. Caffeine, lượng đường trong máu và tập thể dục
Tập thể dục là một cách để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffein trước khi tập luyện có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nếu bạn tập các bài tập hoạt động thể chất cường độ cao, khi uống cafe có thể kích thích hormone gây căng thẳng adrenalin làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. 3. Caffeine và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thường xuyên tiêu thụ caffein (thường ở dạng cà phê) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của một người.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố bảo vệ này được tìm thấy trong cả cà phê chứa cafein và không chứa caffein, có thể là do các khoáng chất và chất chống oxy hóa tự nhiên của cà phê có thể giúp giảm viêm nhiễm gây bệnh.
4. Caffeine và bệnh tiểu đường loại 1
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 gặp vấn đề trong việc sản xuất insulin và caffeine cũng sẽ ảnh hưởng đến họ khác với những người không mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 1 uống nhiều cà phê có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim. 5. Lượng Caffeine lành mạnh
Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 400 miligam (mg) cafein mỗi ngày.
Đối với những người uống cà phê, lượng tương đương sẽ là khoảng 4-5 tách cà phê. Nhưng hãy nhớ rằng caffeine cũng có trong các loại thực phẩm và đồ uống khác như trà, nước ngọt, socola đen và nước tăng lực.
Như vậy, việc tiêu thụ caffein (cụ thể là cà phê) có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng đối với những người đã mắc bệnh, caffein có khả năng gây hại nhiều hơn là có lợi do tác động của nó đối với lượng đường trong máu và mức insulin. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lượng caffein có thể sử dụng hàng ngày của bạn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng