Làm sao để phát hiện bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới?
2023-10-29T21:18:12+07:00 2023-10-29T21:18:12+07:00 https://songkhoe360.vn/chuyen-sau-22h/lam-sao-de-phat-hien-benh-tuyen-tien-liet-o-nam-gioi-2560.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_10/lam-sao-de-phat-hien-benh-tuyen-tien-liet-o-nam-gioi-3.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
29/10/2023 09:18 | Nam khoa
-
Viêm tuyến tiền liệt thường không tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nó có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra các biến chứng như rối loạn chức năng sinh dục, vô sinh và nhiễm trùng huyết.
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt, một tuyến nhỏ nằm ở dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt có chức năng sản xuất tinh dịch, chất lỏng giúp vận chuyển tinh trùng ra khỏi cơ thể.
Nói cách khác, tuyến tiền liệt chính là con đường đi của nước tiểu vào tinh trùng khi ra khỏi cơ thể. Nếu con đường này có xuất hiện vấn đề, hoặc bị viêm thì cánh đàn ông sẽ vô cùng khổ sở.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Đối tượng thường mắc bệnh này là nam giới ở độ tuổi trung niên, thường là khoảng 50 tuổi hoặc cả trẻ hơn (dưới 40 tuổi).
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt về cơ bản có thể chia ra thành 2 loại: do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.
Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng
Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng là tình trạng phổ biến nhất. Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Nếu là vi khuẩn, đó thường là do vi khuẩn E. coli trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt qua đường tiết niệu hoặc từ các cơ quan lân cận như bàng quang hoặc niệu đạo.
Nếu như viêm tuyến tiền liệt do virus, thì thường do virus herpes simplex gây ra. Virus này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mụn rộp sinh dục. Ngoài ra, chứng viêm “khó nói” này cũng có thể do nấm gây ra, thường do nấm Candida. Nấm này thường gặp ở nam giới bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Viêm tuyến tiền liệt không do nhiễm trùng
Viêm tuyến tiền liệt không do nhiễm trùng thường là do các nguyên nhân sau:
Chấn thương tuyến tiền liệt: Chấn thương tuyến tiền liệt có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương thể thao hoặc thủ thuật y tế. Chấn thương có thể làm rách tuyến tiền liệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Điều này là do phẫu thuật có thể làm tổn thương tuyến tiền liệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Gây tê tủy sống: Gây tê tủy sống có thể làm giảm lưu lượng máu đến tuyến tiền liệt, khiến tuyến tiền liệt dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt, bao gồm: thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị…
Các bệnh lý tự miễn: Các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt. Các bệnh lý này có thể khiến hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm cả tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt
Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, căn bệnh này có các triệu chứng chung như:
• Đau ở vùng chậu, dương vật, tinh hoàn
• Tiểu khó, tiểu đau rát
• Tiểu nhiều, tiểu đêm
• Nước tiểu đục hoặc có máu
• Sốt
• Mệt mỏi
• Rối loạn cương dương
• Giảm ham muốn tình dục
• Xuất tinh đau
• Đau khi quan hệ tình dục
• Khó xuất tinh
• Cảm giác buồn nôn và nôn mửa (hiếm khi) Các biến chứng nguy hiểm của viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
1. Nhiễm trùng máu.
2. Viêm mào tinh hoàn.
3. Áp xe tuyến tiền liệt.
4. Nhiễm trùng lan đến các vùng lân cận, như xương chậu và xương sống.
5. Rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là rối loạn cương dương.
6. Vô sinh do tinh trùng bị biến đổi khi đi qua đường tuyến tiền liệt.
7. Lo lắng và trầm cảm.
Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, một số người có thể thấy triệu chứng, trong khi một số khác có thể không. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những dấu hiệu sau đây, nên tới ngay cơ sở y tế:
- Chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.
- Xuất tinh bất thường, kèm theo máu trong tinh dịch.
- Các cơn đau nặng ở vùng chậu và lưng dưới. Các điều trị viêm tuyến tiền liệt
Cánh đàn ông nên chú ý rằng, ngay khi có các biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khác và hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể được đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp sau:
1. Điều trị bằng thuốc
- Sử dụng kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin... thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân mắc viêm tuyến tiền liệt do nguyên nhân vi khuẩn. Người sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn và tránh nguy cơ tái phát và vi khuẩn kháng thuốc. Hầu hết các loại kháng sinh này được dùng qua đường uống, tuy nhiên, cũng có thể được tiêm để rút ngắn thời gian điều trị.
- Sử dụng thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này giúp giãn các cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang để giảm các triệu chứng như tiểu rát, tiểu buốt, và tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ, làm giảm huyết áp.
- Sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau: Các loại thuốc như Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Paracetamol... giúp giảm các triệu chứng không thoải mái khi mắc viêm tuyến tiền liệt, bao gồm đau và viêm. 2. Các phương pháp khác
Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể cần dùng kháng sinh trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ cũng có thể phải xem xét phẫu thuật để giải quyết vấn đề tắc nghẽn bàng quang và loại bỏ các mô sẹo để cải thiện lưu lượng nước tiểu.
Các anh chú ý, khi có biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt, hãy đến bệnh viện để khám và chữa ngay nhé. Hy vọng những thông tin mà Songkhoe360 cung cấp bên trên đã giúp ích nam giới tránh được căn bệnh không mong muốn này nhé.
Nói cách khác, tuyến tiền liệt chính là con đường đi của nước tiểu vào tinh trùng khi ra khỏi cơ thể. Nếu con đường này có xuất hiện vấn đề, hoặc bị viêm thì cánh đàn ông sẽ vô cùng khổ sở.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Đối tượng thường mắc bệnh này là nam giới ở độ tuổi trung niên, thường là khoảng 50 tuổi hoặc cả trẻ hơn (dưới 40 tuổi).
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt về cơ bản có thể chia ra thành 2 loại: do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.
Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng
Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng là tình trạng phổ biến nhất. Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Nếu là vi khuẩn, đó thường là do vi khuẩn E. coli trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt qua đường tiết niệu hoặc từ các cơ quan lân cận như bàng quang hoặc niệu đạo.
Nếu như viêm tuyến tiền liệt do virus, thì thường do virus herpes simplex gây ra. Virus này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mụn rộp sinh dục. Ngoài ra, chứng viêm “khó nói” này cũng có thể do nấm gây ra, thường do nấm Candida. Nấm này thường gặp ở nam giới bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Viêm tuyến tiền liệt không do nhiễm trùng
Viêm tuyến tiền liệt không do nhiễm trùng thường là do các nguyên nhân sau:
Chấn thương tuyến tiền liệt: Chấn thương tuyến tiền liệt có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương thể thao hoặc thủ thuật y tế. Chấn thương có thể làm rách tuyến tiền liệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Điều này là do phẫu thuật có thể làm tổn thương tuyến tiền liệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Gây tê tủy sống: Gây tê tủy sống có thể làm giảm lưu lượng máu đến tuyến tiền liệt, khiến tuyến tiền liệt dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt, bao gồm: thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị…
Các bệnh lý tự miễn: Các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt. Các bệnh lý này có thể khiến hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm cả tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt
Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, căn bệnh này có các triệu chứng chung như:
• Đau ở vùng chậu, dương vật, tinh hoàn
• Tiểu khó, tiểu đau rát
• Tiểu nhiều, tiểu đêm
• Nước tiểu đục hoặc có máu
• Sốt
• Mệt mỏi
• Rối loạn cương dương
• Giảm ham muốn tình dục
• Xuất tinh đau
• Đau khi quan hệ tình dục
• Khó xuất tinh
• Cảm giác buồn nôn và nôn mửa (hiếm khi) Các biến chứng nguy hiểm của viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
1. Nhiễm trùng máu.
2. Viêm mào tinh hoàn.
3. Áp xe tuyến tiền liệt.
4. Nhiễm trùng lan đến các vùng lân cận, như xương chậu và xương sống.
5. Rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là rối loạn cương dương.
6. Vô sinh do tinh trùng bị biến đổi khi đi qua đường tuyến tiền liệt.
7. Lo lắng và trầm cảm.
Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, một số người có thể thấy triệu chứng, trong khi một số khác có thể không. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những dấu hiệu sau đây, nên tới ngay cơ sở y tế:
- Chảy máu, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.
- Xuất tinh bất thường, kèm theo máu trong tinh dịch.
- Các cơn đau nặng ở vùng chậu và lưng dưới. Các điều trị viêm tuyến tiền liệt
Cánh đàn ông nên chú ý rằng, ngay khi có các biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khác và hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể được đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp sau:
1. Điều trị bằng thuốc
- Sử dụng kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin... thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân mắc viêm tuyến tiền liệt do nguyên nhân vi khuẩn. Người sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn và tránh nguy cơ tái phát và vi khuẩn kháng thuốc. Hầu hết các loại kháng sinh này được dùng qua đường uống, tuy nhiên, cũng có thể được tiêm để rút ngắn thời gian điều trị.
- Sử dụng thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này giúp giãn các cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang để giảm các triệu chứng như tiểu rát, tiểu buốt, và tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ, làm giảm huyết áp.
- Sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau: Các loại thuốc như Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Paracetamol... giúp giảm các triệu chứng không thoải mái khi mắc viêm tuyến tiền liệt, bao gồm đau và viêm. 2. Các phương pháp khác
Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể cần dùng kháng sinh trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ cũng có thể phải xem xét phẫu thuật để giải quyết vấn đề tắc nghẽn bàng quang và loại bỏ các mô sẹo để cải thiện lưu lượng nước tiểu.
Các anh chú ý, khi có biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt, hãy đến bệnh viện để khám và chữa ngay nhé. Hy vọng những thông tin mà Songkhoe360 cung cấp bên trên đã giúp ích nam giới tránh được căn bệnh không mong muốn này nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng