Mẹ bầu nên bổ sung sắt như thế nào trong quá trình mang thai

- Trong quá trình mang thai, sắt luôn cần thiết để hình thành hồng cầu và các enzym của hệ thống miễn dịch cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi nghiêm trọng có thể sảy thai, sinh non, thai chết ngạt trong tử cung, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng … Vì vậy bạn phải chú ý bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể khi mang thai.
HIỆN TƯỢNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
Dung lượng máu trong cơ thể tăng dần theo thai kỳ, đến cuối thai kỳ, dung lượng máu của bạn có thể tăng thêm 1300ml, nhiều hơn 30 đến 45 % so với trước khi mang thai. Lượng huyết tương tăng gấp ba lần hồng cầu, nhưng do lượng hồng cầu không thể tăng kịp so với tổng lượng máu khiến máu bị loãng, dẫn đến hiện tượng thiếu máu sinh lý. Đây tuy là hiện tượng bình thường, nhưng nếu không chú ý sẽ gây ra suy giảm não lực và thể lực, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nghiêm trọng hơn dẫn đến thai nhi bị thiếu dưỡng khí và chậm phát triển hoặc sinh non.
Vậy việc bổ sung sắt là rất cần thiết cho các bà mẹ mang thai, có nhiều cách để bổ sung sắt như uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ hay BỔ SUNG SẮT QUA THỰC PHẨM ăn hàng ngày là cách truyền thống và dễ nhất.
Đầu thai kỳ, bạn cần 15 miligam sắt một ngày, giữa thai kỳ bạn cần 25 gam miligam sắt một ngày, cuối thai kỳ bạn gần 35 miligam sắt một ngày. Để bổ sung đủ sắt, bạn có thể kết hợp các phương pháp sau:
Ăn thực phẩm dầu sắt: 
1. Thịt đỏ: Qua nhiều nghiên cứu, Chất sắt được tìm thấy có nhiều trong các loại thịt động vật và nhất là thịt đỏ. Ví dụ như là thịt bò, thịt heo, thịt cừu... Được biết rằng thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt.
thị do

2. Gan, tiết động vật: Bên cạnh thịt đỏ thì đây cũng là nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho sản phụ. Gan và tiết động vật được cho rằng rất giàu chất sắt. Chẳng những vậy, gan, tiết cũng giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng và nhất là choline, rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của em bé. Mỗi tuần nên ăn 1 bữa gan lợn (50g) và 2 bữa tiết động vật (mỗi lần 100g).
vitamin tiet gan

3. Bí đỏ:  Bí đỏ là loại quả rất giàu protein, sắt, canxi, amino acid, các loại vitamin… Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, khi chọn bí, mẹ bầu nên chọn những quả bí đỏ đã chín vì chúng có chứa nhiều canxi, sắt, kẽm, giúp bổ sung máu tốt hơn cho cơ thể.
bi do ok

4. Rau bina: Được biết rằng 1  bát rau bina nấu chín mang đến 6,4 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Những chất này đặc biệt tốt cho mẹ bầu và sự phát triển trí não cho trẻ.
rau bina

5. Lòng đỏ trứng gà: Trứng gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng, trong trứng gà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, sắt, canxi, photpho, các vitamin có lợi cho sức khỏe. Lòng đỏ trứng gà là nơi chứa nhiều dinh dưỡng hơn cả.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, lòng đỏ trứng còn chứa cả các loại vitamin tan trong nước như B1, B6 và các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K. Những loại  vitamin này rất tốt và an toàn đối với bà bầu. Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên ăn 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần nhằm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
long do

6. Rau đay: Được biết trong 100mg rau đay có chứa 7,7mg sắt, cung cấp nửa lượng sắt cần thiết trong ngày cho cơ thể người mẹ trong thời kỳ đầu mang thai. Rau đay còn là loại rau dễ mua, dễ chế biến trong mâm cơm người Việt. Vì thế bổ sung sắt bằng loại rau này là vô cùng dễ dàng.
rau day

7. Cam: Vitamin C giúp bạn hấp thu sắt tốt hơn. Vì vậy khi bổ sung sắt cũng cần chú ý các rau quả tươi dầu vitamin C. Cam là loại quả điển hình chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe 
cam

Ngoài việc bổ sung sắt qua thực phẩm thì còn có cách khác nữa là:
1. Uống thuốc sắt: Nếu bạn thiếu sắt nghiêm trọng, ăn uống hằng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu về sắt của cơ thể, nên uống thuốc bổ sung sắt. Nếu kết quả xét nghiệm máu hàng tháng cho thấy không thiếu huyết sắc tố thì không cần uống viên sắt nữa. 
thuoc sat

2. Dùng dụng cụ nấu ăn bằng sắt: Phân tử sắt thoát ra từ dụng cụ đun nấu bằng sắt như nồi sắt, thìa sắt kết hợp với sắc từ thực phẩm, từ đó tăng lượng hấp thu sắc cho bạn. Khi nấu ăn bằng nồi sắt, có thể thêm chút dấm để sắt biến thành sắt hóa trị II, tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm hay uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết đối với phụ nữ mang thai vì sự phát triển tốt cho thai nhi và cho cơ thể người mẹ. Tuy nhiên các bạn  xin lưu ý chất Lecithin trong lòng đỏ trứng làm giảm khả năng hấp thụ sắt, vì vậy không nên ăn quá nhiều trứng trong giai đoạn cần bổ sung nhiều sắt, nếu cần ăn trứng hãy ăn cách xa các đồ ăn bổ sung sắt khác. Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ chuẩn bị mang bầu và đang có bầy có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết để tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây