Loại cá nên và không nên ăn khi mang thai ?
2023-03-01T19:11:28+07:00 2023-03-01T19:11:28+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/loai-ca-nen-va-khong-nen-an-khi-mang-thai-684.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_03/loai-ca-nen-va-khong-nen-an-khi-mang-thai-2.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
01/03/2023 18:58 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Cá là một trong những thực phẩm tốt nhất nên ăn khi mang thai, nhưng một số loại lại bị hạn chế do có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ và bé. Sau đây là những điều bạn cần biết về việc sử dụng hải sản khi mang thai.
Có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò của cá đối với phụ nữ mang thai. Bởi mặc dù cá mang nhiều lợi ích sức khỏe như tốt cho tim mạch, trí não nhưng nó cũng chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định.
Vì vậy, đâu là loại cá an toàn để sử dụng khi mang thai?
1. Lợi ích của cá khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai, cá thực sự là một loại thực phẩm mang lại lợi ích to lớn cho cả mẹ và em bé đang phát triển:
• Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: cá là nguồn protein nạc hạng nhất với nhiều loại axit amin thiết yếu giúp cấu thành các tế bào của bé — từ da, cơ đến tóc và xương.
• Tốt cho trí não của bé: đặc biệt, các loại cá béo như cá hồi, là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA dồi dào giúp tăng cường trí não của bé. Hãy chú trọng loại cá này vào giai đoạn mang thai thứ ba khi sự phát triển trí não của bé diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
• Tăng cường trí nhớ của mẹ: Nói về việc tăng cường sức mạnh não bộ, bổ sung đủ omega-3 cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ.
• Cải thiện tâm trạng của bạn: Bổ sung đầy đủ axit béo omega-3 và đặc biệt là DHA có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm khi mang thai cũng như trầm cảm sau sinh.
• Hỗ trợ trái tim của bạn khỏe mạnh: Chế độ ăn nhiều cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm đông máu và mức chất béo trung tính (mỡ máu) cũng như hạ huyết áp nếu mẹ bị tăng huyết áp.
• Có thể làm giảm nguy cơ sinh non: Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng tỷ lệ sinh non thấp hơn ở những khu vực người dân ăn nhiều cá và một số nghiên cứu đã chỉ ra việc cung cấp đủ omega 3 (dù qua cá hay thực phẩm bổ sung) sẽ giúp nguy cơ sinh non thấp hơn.
2. Cá có an toàn khi mang thai không?
Ăn đủ các loại hải sản phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn được khuyến nghị là tốt cho cả mẹ và em bé. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn 2-3 khẩu phần cá có hàm lượng thủy ngân thấp mỗi tuần. 3. Những loại cá nên tránh khi mang thai?
Mặc dù lợi ích của cá rất nhiều nhưng vẫn nên tránh một số loại khi mang thai. Một số loại cá sống ở đại dương, thuộc loại săn mồi chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, một chất độc không thân thiện với trẻ nhỏ. Ngoài ra, những loài sống ở sông và hồ bị ô nhiễm có thể chứa biphenyl polyclorin hóa (PCB), hóa chất mà thai nhi tuyệt đối nên tránh.
Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ nên tránh sử dụng: cá ngói, cá mập, cá kiếm, cam nhám, cá ngừ mắt to, cá cờ, cá thu vua
Những loại cá có thể an toàn ăn một khẩu phần mỗi tuần bao gồm: cá xanh, cá trâu, cá chép, cá vược, cá mú, cá chim lớn, cá tu hài, cá đá, cá hồng, cá ngừ vây vàng, cá đù trắng
4. Những loại cá nào an toàn để ăn khi mang thai?
Mặc dù có một danh sách dài các loại cá cần hạn chế khi mang thai, nhưng phần lớn các loại cá hay hải sản có thể tìm thấy trong cửa hàng và tại các nhà hàng đa phần đều an toàn để ăn: cá hồi, tôm, cá da trơn, cá rô phi, cá bơn, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cua, sò, cá cơm, cá vược đen, …
5. Cách chế biến cá đúng cách khi mang thai
Nên tránh ăn sushi và bất kỳ món ăn sống nào khác (hàu, ceviche, cá hồi hun khói) hoặc cá chưa nấu chín khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé.
Dưới đây là một số mẹo về cách chế biến cá để làm giảm sự tiếp xúc với bất kỳ chất gây ô nhiễm tiềm ẩn nào:
• Đối với hải sản tươi sống, hãy làm lạnh và bảo quản trong hộp kín nếu chưa sử dụng ngay
• Sử dụng thớt riêng cho thịt cá và trái cây/rau.
• Nấu sôi các loại hải sản (bao gồm nghêu, sò, tôm, cá) cho đến khi đạt đến nhiệt độ tiêu chuẩn và thịt chuyển màu đục (màu trắng sữa) và dễ dàng gỡ ra bằng nĩa.
• Nấu trai, hến và hàu khi chúng còn trong vỏ cho đến khi mở ra. Cá là một loại thực phẩm không thể thiếu giúp cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng an toàn, chất lượng cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy chọn những loại cá phù hợp khi mang thai và có những cách chế biến tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
1. Lợi ích của cá khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai, cá thực sự là một loại thực phẩm mang lại lợi ích to lớn cho cả mẹ và em bé đang phát triển:
• Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: cá là nguồn protein nạc hạng nhất với nhiều loại axit amin thiết yếu giúp cấu thành các tế bào của bé — từ da, cơ đến tóc và xương.
• Tốt cho trí não của bé: đặc biệt, các loại cá béo như cá hồi, là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA dồi dào giúp tăng cường trí não của bé. Hãy chú trọng loại cá này vào giai đoạn mang thai thứ ba khi sự phát triển trí não của bé diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
• Tăng cường trí nhớ của mẹ: Nói về việc tăng cường sức mạnh não bộ, bổ sung đủ omega-3 cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ.
• Cải thiện tâm trạng của bạn: Bổ sung đầy đủ axit béo omega-3 và đặc biệt là DHA có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm khi mang thai cũng như trầm cảm sau sinh.
• Hỗ trợ trái tim của bạn khỏe mạnh: Chế độ ăn nhiều cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm đông máu và mức chất béo trung tính (mỡ máu) cũng như hạ huyết áp nếu mẹ bị tăng huyết áp.
• Có thể làm giảm nguy cơ sinh non: Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng tỷ lệ sinh non thấp hơn ở những khu vực người dân ăn nhiều cá và một số nghiên cứu đã chỉ ra việc cung cấp đủ omega 3 (dù qua cá hay thực phẩm bổ sung) sẽ giúp nguy cơ sinh non thấp hơn.
2. Cá có an toàn khi mang thai không?
Ăn đủ các loại hải sản phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn được khuyến nghị là tốt cho cả mẹ và em bé. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn 2-3 khẩu phần cá có hàm lượng thủy ngân thấp mỗi tuần. 3. Những loại cá nên tránh khi mang thai?
Mặc dù lợi ích của cá rất nhiều nhưng vẫn nên tránh một số loại khi mang thai. Một số loại cá sống ở đại dương, thuộc loại săn mồi chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, một chất độc không thân thiện với trẻ nhỏ. Ngoài ra, những loài sống ở sông và hồ bị ô nhiễm có thể chứa biphenyl polyclorin hóa (PCB), hóa chất mà thai nhi tuyệt đối nên tránh.
Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ nên tránh sử dụng: cá ngói, cá mập, cá kiếm, cam nhám, cá ngừ mắt to, cá cờ, cá thu vua
Những loại cá có thể an toàn ăn một khẩu phần mỗi tuần bao gồm: cá xanh, cá trâu, cá chép, cá vược, cá mú, cá chim lớn, cá tu hài, cá đá, cá hồng, cá ngừ vây vàng, cá đù trắng
4. Những loại cá nào an toàn để ăn khi mang thai?
Mặc dù có một danh sách dài các loại cá cần hạn chế khi mang thai, nhưng phần lớn các loại cá hay hải sản có thể tìm thấy trong cửa hàng và tại các nhà hàng đa phần đều an toàn để ăn: cá hồi, tôm, cá da trơn, cá rô phi, cá bơn, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cua, sò, cá cơm, cá vược đen, …
5. Cách chế biến cá đúng cách khi mang thai
Nên tránh ăn sushi và bất kỳ món ăn sống nào khác (hàu, ceviche, cá hồi hun khói) hoặc cá chưa nấu chín khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé.
Dưới đây là một số mẹo về cách chế biến cá để làm giảm sự tiếp xúc với bất kỳ chất gây ô nhiễm tiềm ẩn nào:
• Đối với hải sản tươi sống, hãy làm lạnh và bảo quản trong hộp kín nếu chưa sử dụng ngay
• Sử dụng thớt riêng cho thịt cá và trái cây/rau.
• Nấu sôi các loại hải sản (bao gồm nghêu, sò, tôm, cá) cho đến khi đạt đến nhiệt độ tiêu chuẩn và thịt chuyển màu đục (màu trắng sữa) và dễ dàng gỡ ra bằng nĩa.
• Nấu trai, hến và hàu khi chúng còn trong vỏ cho đến khi mở ra. Cá là một loại thực phẩm không thể thiếu giúp cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng an toàn, chất lượng cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy chọn những loại cá phù hợp khi mang thai và có những cách chế biến tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng