Cảnh Báo Sớm: Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em Mà Bố Mẹ Cần Biết Để Đảm Bảo An Toàn

- Những ngày gần đây, dịch sốt xuất huyết đang là “tâm điểm” và cũng là mối quan tâm hàng đầu bởi số lượng trẻ mắc bệnh đang gia tăng từng ngày. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em nhận biết ra sao là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng phải đặc biệt chú ý.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn “phát sợ” với đợt dịch lớn năm 2019 với 300.000 ca mắc sốt xuất huyết, riêng TPHCM chiếm tới 1/5 con số này. Sau 1 chu kỳ từ 4 – 5 năm, các chuyên gia cảnh báo, mùa mưa năm nay rất có thể đang là bước “khởi động” cho một mùa dịch sốt xuất huyết mới.
Đối tượng đầu bảng của mỗi đợt dịch sốt xuất huyết là trẻ em, kéo theo đó là nỗi lo “sốt vó” của bố mẹ bởi dấu hiệu của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác như cúm, sốt rét, thậm chí là covid 19. Sau đây là cách nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ:
1.     Dấu hiệu sốt xuất huyết mức độ nhẹ
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue, sốt xuất huyết lây lan qua muỗi vằn. Chúng đốt người bệnh bị nhiễm virus Dengue sau đó truyền qua người lành. Cơ chế đơn giản này đã khiến cho sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch. Yếu tố thân nhiệt, nhịp thở ở trẻ được các nhà khoa học nghiên cứu và cho rằng dễ hấp dẫn muỗi đốt hơn người lớn.
Nếu con bạn bị sốt và kéo dài khoảng 4 – 7 ngày thì rất có thể trẻ đã bị nhiễm virus Dengue. Một số dấu hiệu sốt xuất huyết khác ở giai đoạn đầu mà phụ huynh cần lưu ý như sau:
Trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục (có thể lên đến 400C);
- Đau mắt;
- Nhức mỏi các khớp, cơ;
- Đau đầu dữ dội;
- Phát ban khắp cơ thể, thường xuất hiện sau khi trẻ đã phát sốt;
- Xuất huyết vùng nướu, mũi;
- Cha mẹ để ý trên da trẻ có thể xuất hiện các vết bầm;
- Chán ăn, buồn nôn, nôn;
- Trẻ luôn mệt mỏi, quấy khóc
- Thân nhiệt trẻ có thể bị hạ thấp 360C;
- Tiểu cầu giảm nhanh;
- Trẻ hay bị ho khan;
- Có trẻ bị chảy nước mũi (tuy nhiên, dấu hiệu này rất hạn chế).
Cảnh Báo Sớm 2
Nhìn qua có thể thấy các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ có nhiều điểm chung với các bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, nếu tinh ý, cha mẹ có thể thấy và cảm nhận được tình trạng và các cơn đau của con trẻ dữ dội hơn nhiều. Ngay lúc này các bậc cha mẹ cũng cần đưa con đến bệnh viện để khám và xét nghiệm. Kể cả sau khi con đã giảm sốt cũng không được lơ là, mặc định đây là dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết.
2.     Dấu hiệu sốt xuất huyết mức độ nặng
Nếu trẻ có đầy đủ các biểu hiện sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ, cộng thêm các triệu chứng như: trẻ bị chảy máu cam, xuất huyết ở nướu, đi ngoài ra máu, xuất hiện các chấm đỏ dưới da …thì phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, một số triệu chứng sốt xuất huyết nặng ở trẻ mà cha mẹ cần biết:
- Trẻ đặc biệt khó chịu dù đã giảm sốt
- Bỏ ăn uống
- Nôn ói và đau bụng nhiều lần
- Tay chân trẻ bị lạnh
- Chảy máu ở mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo
Cảnh Báo Sớm 1
Ở mức độ bệnh nặng có thể dẫn đến hậu quả và biến chứng nguy hiểm, cha mẹ không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, chúng tôi cũng khuyến cáo, cha mẹ không làm theo các “bác sĩ mạng”, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của con.
Một trong những điều đáng chú ý, dấu hiệu “xuất huyết” không nhất thiết phải xuất hiện trong các triệu chứng sốt xuất huyết. Vậy nên cha mẹ cũng không cần quá ngạc nhiên nếu con mắc bệnh mà không có biểu hiện trên. Vì thế, con có xuất huyết hay không thì vẫn có thể rơi vào mức độ nặng và dẫn tới tử vong nếu cha mẹ chủ quan.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần để ý (nhất là đối với trẻ sơ sinh)  cần cung cấp đầy đủ các triệu chứng, biểu hiện sốt xuất huyết của con để các bác sĩ xác định mức độ của bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.
3.     Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em tại nhà
Cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị sốt xuất huyết cho trẻ ngay tại gia đình nếu được các bác sĩ/chuyên gia y tế cho phép và nắm vững được những nguyên tắc cơ bản như sau:
-        Cho con mặc quần áo thoáng khí, rộng rãi.
-      Nếu con sốt từ 39oC trở lên, cha mẹ có thể cho sử dụng paracetamol theo đúng chỉ dẫn y tế.
-       KHÔNG dùng aspirin hay ibuprofen vì đã có những trường hợp phải chịu hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết hay toàn máu do sử dụng không đúng cách, đúng liều lượng và quan trọng hơn là 2 loại thuốc này không dùng để điều trị sốt xuất huyết.
-        Cố gắng cho con uống nhiều nước (ưu tiên nước đun sôi để nguội), oresol, nước trái cây tươi, cháo loãng…giúp bổ sung chất điện giải. Các bữa ăn nên chia sẻ, dùng thực phẩm dễ tiêu hóa.
-        Cho con nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động mạnh.
-        Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh trở nặng cần đưa con ngay đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và chăm sóc cần thiết.
Cảnh Báo Sớm 3
Cách phòng tránh cho trẻ tránh xa sốt xuất huyết:
Nên cho con mặc quần áo dài tay, che chắn tốt
Luôn ngủ màn (kể cả ban ngày)
Hạn chế không nên cho con đến khu vực nhiều muỗi và đã có nhiều ca mắc bệnh
Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,...
Không để nước tù động trong các chậu cây, bình hoa, chai lọ…
Sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như người lớn hiện nay chưa có vaccine cũng như thuốc đặc trị. Vậy nên, để giảm thiểu tối đa rủi ro và mức độ nguy hiểm, việc trang bị kiến thức và chủ động phòng ngừa cho con vẫn là biện pháp mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây