3 Biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng ho có đờm ở trẻ sơ sinh
2023-04-12T15:05:00+07:00 2023-04-12T15:05:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/3-bien-phap-khac-phuc-tai-nha-cho-chung-ho-co-dom-o-tre-so-sinh-1023.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_04/3-bien-phap-khac-phuc-tai-nha-cho-chung-ho-co-dom-o-tre-so-sinh-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/04/2023 15:05 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Ho, ho có đờm là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do một loại vi-rút gây ra viêm phế quản (viêm đường thở do quá nhiều chất nhầy). Trong hầu hết các trường hợp, con sẽ cần thời gian nghỉ ngơi và chữa trị nếu bị ho có đờm.
Nếu các triệu chứng tương đối nhẹ, tốt nhất là để cho nhiễm trùng tự khỏi và chữa trị bằng các biện pháp không dùng thuốc. Có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi bị ho nhẹ kèm theo đờm hoặc tức ngực.
Sau đây là 3 cách vô cùng hiệu quả mà ba mẹ nên cân nhắc.
1. Nguyên nhân khiến bé bị ho
Ho có đờm do viêm phế quản ở trẻ em hầu như luôn được gây ra bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus di chuyển vào phổi. Những loại nhiễm trùng này là cấp tính, chúng phát triển nhanh chóng và tự khỏi trong vòng hai hoặc ba tuần. Các nguyên nhân do virus phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
• Cảm lạnh thông thường
• Virus hợp bào hô hấp (RSV)
• Virus á cúm (thường liên quan đến bệnh bạch hầu)
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dị ứng, hen suyễn, viêm xoang (nhiễm trùng xoang), trào ngược axit và hít phải dị vật. 2. Các biện pháp giúp khắc phục chứng ho có đờm tại nhà
• Đảm bảo em bé được giữ ẩm
Nếu em bé bị ho có đờm, việc hít thở không khí ẩm mát hoặc ấm có thể giúp ích cho việc chữa trị bởi nó giúp hydrat hóa các xoang và ngăn ngừa tình trạng khô có thể khiến cơ thể tăng sản xuất chất nhầy và gây ra nhiều đờm. Hơn nữa, việc giữ ấm và giữ ẩm cũng giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, khiến em bé dễ ho ra ngoài hơn. • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để làm tăng độ ẩm tương đối trong phòng đồng thời duy trì nhiệt độ phòng dễ chịu cho bé.
• Xông hơi cũng là một cách tốt khác để loại bỏ chất nhầy và giảm ho. Hơi ấm gây ra sự giãn nở (mở rộng) đường thở, cho phép hơi ẩm tiếp cận sâu hơn vào các đoạn nhỏ hơn của phổi.
Tuy nhiên, lưu ý không nên sử dụng máy tạo độ ẩm suốt ngày đêm vì dư thừa độ ẩm có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc. Và hãy làm trống và làm sạch máy tạo độ ẩm mỗi ngày để ngăn vi khuẩn tích tụ.
• Cho bé uống đủ nước
Mất nước có thể khiến tình trạng ho có đờm trở nên tồi tệ hơn do nó làm tăng độ đặc của chất nhầy trong phổi do thiếu nước. Nó cũng có thể khiến đường thở bị thu hẹp (khiến em bé khó thở hơn) và làm tăng tình trạng viêm phổi.
Lượng chất lỏng mà con cần có thể khác nhau tùy mỗi trẻ. Một cách để nhận biết là chú ý đến nước tiểu của bé. Việc bé đi vệ sinh thường xuyên và nước tiểu có màu sáng là những dấu hiệu tốt cho thấy con đang uống nhiều nước.
Lựa chọn chất lỏng tốt nhất cho trẻ mới biết đi là nước thường, nên tránh nước cam vì tính axit có thể gây kích ứng cổ họng của trẻ, sữa cũng có thể không tốt vì nó có thể làm tăng sản xuất chất nhầy.
• Sử dụng máy hút dịch mũi
Một chiếc máy hút dịch mũi có thể giúp loại bỏ chất nhầy từ mũi của con giúp ngăn ngừa nghẹt mũi và xoang, giảm khả năng con cảm thấy khó thở và ho nặng hơn.
Hãy đặt đầu của con bạn một cách thoải mái trong khuỷu tay, nhỏ nước muối vào mũi để giúp làm tan chất nhầy trong lỗ mũi. Sử dụng máy hút đến khi hết chất nhầy. Nên hút dịch mũi cho bé trước bữa ăn có thể giúp con ăn ngon miệng hơn. Nên tránh hút nhiều hơn bốn lần một ngày vì có thể gây kích ứng đường mũi của bé. Ho kèm theo tức ngực ở trẻ dưới 2 tuổi không nên được điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, việc điều trị nên bao gồm hít hơi nước ấm, sử dụng nhiều chất lỏng và làm sạch chất nhầy trong mũi của bé. Ho ở trẻ em hầu như luôn do vi-rút gây ra, tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn kéo dài hoặc con bạn có các triệu chứng đáng lo ngại như sốt, khó thở và có đờm màu xanh lục thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Sau đây là 3 cách vô cùng hiệu quả mà ba mẹ nên cân nhắc.
1. Nguyên nhân khiến bé bị ho
Ho có đờm do viêm phế quản ở trẻ em hầu như luôn được gây ra bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus di chuyển vào phổi. Những loại nhiễm trùng này là cấp tính, chúng phát triển nhanh chóng và tự khỏi trong vòng hai hoặc ba tuần. Các nguyên nhân do virus phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
• Cảm lạnh thông thường
• Virus hợp bào hô hấp (RSV)
• Virus á cúm (thường liên quan đến bệnh bạch hầu)
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dị ứng, hen suyễn, viêm xoang (nhiễm trùng xoang), trào ngược axit và hít phải dị vật. 2. Các biện pháp giúp khắc phục chứng ho có đờm tại nhà
• Đảm bảo em bé được giữ ẩm
Nếu em bé bị ho có đờm, việc hít thở không khí ẩm mát hoặc ấm có thể giúp ích cho việc chữa trị bởi nó giúp hydrat hóa các xoang và ngăn ngừa tình trạng khô có thể khiến cơ thể tăng sản xuất chất nhầy và gây ra nhiều đờm. Hơn nữa, việc giữ ấm và giữ ẩm cũng giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, khiến em bé dễ ho ra ngoài hơn. • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để làm tăng độ ẩm tương đối trong phòng đồng thời duy trì nhiệt độ phòng dễ chịu cho bé.
• Xông hơi cũng là một cách tốt khác để loại bỏ chất nhầy và giảm ho. Hơi ấm gây ra sự giãn nở (mở rộng) đường thở, cho phép hơi ẩm tiếp cận sâu hơn vào các đoạn nhỏ hơn của phổi.
Tuy nhiên, lưu ý không nên sử dụng máy tạo độ ẩm suốt ngày đêm vì dư thừa độ ẩm có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc. Và hãy làm trống và làm sạch máy tạo độ ẩm mỗi ngày để ngăn vi khuẩn tích tụ.
• Cho bé uống đủ nước
Mất nước có thể khiến tình trạng ho có đờm trở nên tồi tệ hơn do nó làm tăng độ đặc của chất nhầy trong phổi do thiếu nước. Nó cũng có thể khiến đường thở bị thu hẹp (khiến em bé khó thở hơn) và làm tăng tình trạng viêm phổi.
Lượng chất lỏng mà con cần có thể khác nhau tùy mỗi trẻ. Một cách để nhận biết là chú ý đến nước tiểu của bé. Việc bé đi vệ sinh thường xuyên và nước tiểu có màu sáng là những dấu hiệu tốt cho thấy con đang uống nhiều nước.
Lựa chọn chất lỏng tốt nhất cho trẻ mới biết đi là nước thường, nên tránh nước cam vì tính axit có thể gây kích ứng cổ họng của trẻ, sữa cũng có thể không tốt vì nó có thể làm tăng sản xuất chất nhầy.
• Sử dụng máy hút dịch mũi
Một chiếc máy hút dịch mũi có thể giúp loại bỏ chất nhầy từ mũi của con giúp ngăn ngừa nghẹt mũi và xoang, giảm khả năng con cảm thấy khó thở và ho nặng hơn.
Hãy đặt đầu của con bạn một cách thoải mái trong khuỷu tay, nhỏ nước muối vào mũi để giúp làm tan chất nhầy trong lỗ mũi. Sử dụng máy hút đến khi hết chất nhầy. Nên hút dịch mũi cho bé trước bữa ăn có thể giúp con ăn ngon miệng hơn. Nên tránh hút nhiều hơn bốn lần một ngày vì có thể gây kích ứng đường mũi của bé. Ho kèm theo tức ngực ở trẻ dưới 2 tuổi không nên được điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, việc điều trị nên bao gồm hít hơi nước ấm, sử dụng nhiều chất lỏng và làm sạch chất nhầy trong mũi của bé. Ho ở trẻ em hầu như luôn do vi-rút gây ra, tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn kéo dài hoặc con bạn có các triệu chứng đáng lo ngại như sốt, khó thở và có đờm màu xanh lục thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng