Cảnh báo nguy cơ mù mắt khi đeo kính áp tròng
2023-07-30T23:27:45+07:00 2023-07-30T23:27:45+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/canh-bao-nguy-co-mu-mat-khi-deo-kinh-ap-trong-1761.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/canh-bao-nguy-co-mu-mat-khi-deo-kinh-ap-trong-3.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/07/2023 14:22 | Cảnh báo
-
Đeo kính áp tròng có thể mang tính thẩm mỹ cao khi không phải trưng cặp kính dày cộp trước mặt, nhất là đối với các bạn nữ. Nhưng nguy cơ mù mắt vì kính áp tròng thì không phải ai cũng biết.
Đeo kính áp tròng có thể vô cùng tiện lợi và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, khi đeo nhiều kính áp tròng, mọi người rất dễ bị lười, và có thể thường xuyên tháo kính áp tròng sau khi sử dụng. Giống như gần đây xuất hiện vụ việc 1 người phụ nữ không biết mình bị mắc kẹt đến 23 chiếc kính áp tròng trong mắt nếu như chúng không cộm lên gây đau mắt và phải đi khám.
Kính áp tròng mang lại nhiều tiện lợi nhưng nếu người dùng không tuân thủ chỉ định, như đeo kính khi bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm, đeo qua đêm hoặc không rửa kính bằng nước chuyên dụng, có thể gây nguy cơ nhiễm trùng. Đeo kính áp tròng nhiều gây ra nhiều tác hại cho mắt, trong đó bao gồm cả việc gây mù lòa. Nhiễm trùng khi đeo kính áp tròng
Viêm giác mạc do Acanthamoeba (AK) là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp từ 1 - 21 ca/1 triệu ca mỗi năm. AK là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở giác mạc, là lớp phía trước của mắt.
Nhiễm trùng ở người đeo kính áp tròng thường xảy ra khi đeo kính áp tròng trong phòng tắm hoặc bể bơi hoặc khi mọi người cố gắng làm sạch kính áp tròng của họ bằng nước máy – đây là điều bạn không bao giờ nên làm. Kính áp tròng là môi trường hoàn hảo để chứa, truyền và đưa vi sinh vật đến mắt, và ký sinh trùng thường có thể bị mắc kẹt giữa kính áp tròng và giác mạc, tạo ra môi trường sinh sản lý tưởng. Đeo kính áp tròng gây mù lòa
Đã có một số trường hợp bị mù do nhiễm AK. Hầu như tất cả những điều này xảy ra do kính áp tròng tiếp xúc với nước. Trong một số trường hợp, tình trạng mù này xảy ra đột ngột khi acanthamoeba tấn công giác mạc. Các triệu chứng dẫn đến mất thị lực đột ngột này có thể bao gồm đau, nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
Bạn cũng có thể thấy một đốm trắng hoặc vàng xuất hiện trên mống mắt (phần có màu của mắt). Ký sinh trùng cũng có thể gây sẹo giác mạc và gây đục thủy tinh thể, cả hai đều làm suy giảm thị lực – một phần hoặc hoàn toàn. Hiện nay, nhiều người tự mua kính áp tròng không rõ nguồn gốc, không tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, đặc biệt là các loại kính áp tròng đổi màu giúp đồng tử giãn to và có tác dụng làm đẹp, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt.
Người dùng không nên lạm dụng kính áp tròng mềm. Nên giới hạn thời gian sử dụng không quá 12 tiếng mỗi ngày, không nên đeo kính khi đi ngủ hoặc đi tắm.
Nên sử dụng nước chuyên dụng để làm sạch kính. Không nên chia sẻ kính áp tròng với người khác và không nên tái sử dụng nhiều lần để tránh nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương cho mắt.
Kính áp tròng mang lại nhiều tiện lợi nhưng nếu người dùng không tuân thủ chỉ định, như đeo kính khi bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm, đeo qua đêm hoặc không rửa kính bằng nước chuyên dụng, có thể gây nguy cơ nhiễm trùng. Đeo kính áp tròng nhiều gây ra nhiều tác hại cho mắt, trong đó bao gồm cả việc gây mù lòa. Nhiễm trùng khi đeo kính áp tròng
Viêm giác mạc do Acanthamoeba (AK) là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp từ 1 - 21 ca/1 triệu ca mỗi năm. AK là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở giác mạc, là lớp phía trước của mắt.
Nhiễm trùng ở người đeo kính áp tròng thường xảy ra khi đeo kính áp tròng trong phòng tắm hoặc bể bơi hoặc khi mọi người cố gắng làm sạch kính áp tròng của họ bằng nước máy – đây là điều bạn không bao giờ nên làm. Kính áp tròng là môi trường hoàn hảo để chứa, truyền và đưa vi sinh vật đến mắt, và ký sinh trùng thường có thể bị mắc kẹt giữa kính áp tròng và giác mạc, tạo ra môi trường sinh sản lý tưởng. Đeo kính áp tròng gây mù lòa
Đã có một số trường hợp bị mù do nhiễm AK. Hầu như tất cả những điều này xảy ra do kính áp tròng tiếp xúc với nước. Trong một số trường hợp, tình trạng mù này xảy ra đột ngột khi acanthamoeba tấn công giác mạc. Các triệu chứng dẫn đến mất thị lực đột ngột này có thể bao gồm đau, nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
Bạn cũng có thể thấy một đốm trắng hoặc vàng xuất hiện trên mống mắt (phần có màu của mắt). Ký sinh trùng cũng có thể gây sẹo giác mạc và gây đục thủy tinh thể, cả hai đều làm suy giảm thị lực – một phần hoặc hoàn toàn. Hiện nay, nhiều người tự mua kính áp tròng không rõ nguồn gốc, không tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, đặc biệt là các loại kính áp tròng đổi màu giúp đồng tử giãn to và có tác dụng làm đẹp, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt.
Người dùng không nên lạm dụng kính áp tròng mềm. Nên giới hạn thời gian sử dụng không quá 12 tiếng mỗi ngày, không nên đeo kính khi đi ngủ hoặc đi tắm.
Nên sử dụng nước chuyên dụng để làm sạch kính. Không nên chia sẻ kính áp tròng với người khác và không nên tái sử dụng nhiều lần để tránh nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương cho mắt.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng