Sai lầm khi uống rượu có thể gây chết người
2024-02-15T08:37:00+07:00 2024-02-15T08:37:00+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/sai-lam-khi-uong-ruou-co-the-gay-chet-nguoi-3369.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/sai-lam-khi-uong-ruou-co-the-gay-chet-nguoi-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/02/2024 08:37 | Cảnh báo
-
Những sai lầm khi uống rượu đây thường bị mọi người nhầm tưởng rằng có thể giúp cơ thể thải độc nhanh hơn, nhưng thực chất không phải như vậy.
Trong dịp cuối năm, nhiều người thường có thói quen tụ tập lại với nhau để nhậu nhẹt, ăn uống tổng kết năm cũ và chúc mừng năm mới. Điều này khiến tình trạng lạm dụng rượu bia tăng, khiến nhiều người mệt mỏi, xuống sức và say, không thể tiếp tục công việc đang làm.
Dưới đây là ba sai lầm khi uống rượu được các bác sĩ cảnh báo trong suốt thời gian qua.
1. Rượu pha cùng nước ngọt
Việc pha trộn rượu với nước ngọt hoặc cafe có thể tạo ra những hương vị rất mới lạ, gây hứng thú cho người tham gia bữa nhậu. Tuy nhiên, nếu pha chế mà không tuân theo công thức hay bất cứ hướng dẫn có uy tín nào, hay pha không đúng tỷ lệ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nước ngọt và cà phê đều có chứa carbon dioxide (CO2), khi kết hợp với cồn trong rượu sẽ tạo ra một phản ứng hóa học khiến cồn dễ dàng hòa tan trong nước hơn. Điều này dẫn đến việc cồn được hấp thụ vào máu nhanh hơn, khiến bạn say nhanh hơn và dễ bị ngộ độc cồn hơn.
Cồn có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là khi uống quá nhiều. Việc pha rượu với nước ngọt hoặc cà phê có thể làm tăng độ axit trong dạ dày, khiến tình trạng khó chịu này trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, việc uống rượu pha không rõ nguồn gốc, dựa vào cảm tính và thiếu công thức chính xác có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Biểu hiện của việc này có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, và trong những trường hợp nặng hơn, có thể gây rối loạn tri giác, mất ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong Mặc dù việc uống rượu pha có thể tạo cảm giác hưng phấn và dễ say, nhưng đồng thời cũng gây mệt mỏi và uể oải khi tỉnh dậy. Lạm dụng rượu pha có thể gây suy yếu sức khỏe, trầm cảm, thậm chí nghiện rượu. Không những vậy, uống rượu pha nước ngọt hoặc cà phê thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,...
Người có miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh mạn tính như gan, thận, dạ dày, đại tràng, hay ung thư nên tránh tự do pha chế hoặc lạm dụng rượu. Một lựa chọn tốt hơn có thể là pha rượu với các loại hoa quả như mận, táo, nho để thêm hương vị và giảm độ mạnh của rượu. Tránh pha rượu với các loại nước ngọt, bia, cafe, hoặc hoa quả công nghiệp chứa nhiều phẩm màu.
2. “Lấy độc trị độc”
Nhiều người thường quan niệm rằng uống càng nhiều rượu vào sẽ giúp tỉnh rượu, hay còn gọi là mã hồi. Thay vì nghỉ ngơi, việc tiếp tục uống rượu vừa không giúp "mã hồi" (tỉnh sau khi say) mà còn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và đuối sức. Hành động này không chứng minh tửu lượng của một người có cao hay không, mà còn mang theo những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí hôn mê.
Sau khi uống, chúng ta có thể bổ sung năng lượng bằng cách ăn một chút bánh mì nướng, bánh quy giòn. Việc bổ sung các loại hoa quả như lê, xoài, cam, nho và chuối cũng giúp cung cấp dưỡng chất. Uống nước gừng, nước dừa, hoặc nước dưa hấu có thể giúp bù nước cho cơ thể sau khi tiêu thụ nhiều rượu.
Một lựa chọn khác là ăn một ít cháo loãng để nạp thêm năng lượng. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đi ngủ để cơ thể có thể phục hồi và hồi phục sức khỏe.
Đồng thời, quan trọng nhất là bạn cần nhận biết khả năng của bản thân và tự giới hạn việc uống để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 3. Bia an toàn hơn rượu
Thực tế, rượu thường có nồng độ cồn cao hơn so với bia. Điều này có nghĩa là trong cùng một lượng thể tích, ví dụ như 100 ml, rượu sẽ có tác động hại lớn hơn so với bia. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của rượu và bia không chỉ phụ thuộc vào loại đồ uống mà còn vào lượng cồn, cách thức uống, tần suất và cơ địa của từng người.
Lạm dụng bia cũng có thể gây hại sức khỏe không kém gì so với rượu. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng:
• Đối với nam giới nên hạn chế uống không quá 720 ml bia, tương đương 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky mỗi ngày.
• Đối với phụ nữ, mức uống khuyến nghị là không quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu whisky mỗi ngày. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên uống rượu bia. Nên kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần. Bác sĩ khuyến cáo điều độ khi uống rượu, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết. Nếu có nhu cầu uống rượu, nên uống sau giờ làm việc và không nên lái xe sau khi uống. Quan trọng nhất là không sử dụng rượu có chứa cồn công nghiệp hoặc rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, hay tăng huyết áp sau khi uống rượu, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hãy tránh xa ba sai lầm kể trên nhé.
Dưới đây là ba sai lầm khi uống rượu được các bác sĩ cảnh báo trong suốt thời gian qua.
1. Rượu pha cùng nước ngọt
Việc pha trộn rượu với nước ngọt hoặc cafe có thể tạo ra những hương vị rất mới lạ, gây hứng thú cho người tham gia bữa nhậu. Tuy nhiên, nếu pha chế mà không tuân theo công thức hay bất cứ hướng dẫn có uy tín nào, hay pha không đúng tỷ lệ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nước ngọt và cà phê đều có chứa carbon dioxide (CO2), khi kết hợp với cồn trong rượu sẽ tạo ra một phản ứng hóa học khiến cồn dễ dàng hòa tan trong nước hơn. Điều này dẫn đến việc cồn được hấp thụ vào máu nhanh hơn, khiến bạn say nhanh hơn và dễ bị ngộ độc cồn hơn.
Cồn có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là khi uống quá nhiều. Việc pha rượu với nước ngọt hoặc cà phê có thể làm tăng độ axit trong dạ dày, khiến tình trạng khó chịu này trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, việc uống rượu pha không rõ nguồn gốc, dựa vào cảm tính và thiếu công thức chính xác có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Biểu hiện của việc này có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, và trong những trường hợp nặng hơn, có thể gây rối loạn tri giác, mất ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong Mặc dù việc uống rượu pha có thể tạo cảm giác hưng phấn và dễ say, nhưng đồng thời cũng gây mệt mỏi và uể oải khi tỉnh dậy. Lạm dụng rượu pha có thể gây suy yếu sức khỏe, trầm cảm, thậm chí nghiện rượu. Không những vậy, uống rượu pha nước ngọt hoặc cà phê thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,...
Người có miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh mạn tính như gan, thận, dạ dày, đại tràng, hay ung thư nên tránh tự do pha chế hoặc lạm dụng rượu. Một lựa chọn tốt hơn có thể là pha rượu với các loại hoa quả như mận, táo, nho để thêm hương vị và giảm độ mạnh của rượu. Tránh pha rượu với các loại nước ngọt, bia, cafe, hoặc hoa quả công nghiệp chứa nhiều phẩm màu.
2. “Lấy độc trị độc”
Nhiều người thường quan niệm rằng uống càng nhiều rượu vào sẽ giúp tỉnh rượu, hay còn gọi là mã hồi. Thay vì nghỉ ngơi, việc tiếp tục uống rượu vừa không giúp "mã hồi" (tỉnh sau khi say) mà còn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và đuối sức. Hành động này không chứng minh tửu lượng của một người có cao hay không, mà còn mang theo những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí hôn mê.
Sau khi uống, chúng ta có thể bổ sung năng lượng bằng cách ăn một chút bánh mì nướng, bánh quy giòn. Việc bổ sung các loại hoa quả như lê, xoài, cam, nho và chuối cũng giúp cung cấp dưỡng chất. Uống nước gừng, nước dừa, hoặc nước dưa hấu có thể giúp bù nước cho cơ thể sau khi tiêu thụ nhiều rượu.
Một lựa chọn khác là ăn một ít cháo loãng để nạp thêm năng lượng. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đi ngủ để cơ thể có thể phục hồi và hồi phục sức khỏe.
Đồng thời, quan trọng nhất là bạn cần nhận biết khả năng của bản thân và tự giới hạn việc uống để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 3. Bia an toàn hơn rượu
Thực tế, rượu thường có nồng độ cồn cao hơn so với bia. Điều này có nghĩa là trong cùng một lượng thể tích, ví dụ như 100 ml, rượu sẽ có tác động hại lớn hơn so với bia. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của rượu và bia không chỉ phụ thuộc vào loại đồ uống mà còn vào lượng cồn, cách thức uống, tần suất và cơ địa của từng người.
Lạm dụng bia cũng có thể gây hại sức khỏe không kém gì so với rượu. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng:
• Đối với nam giới nên hạn chế uống không quá 720 ml bia, tương đương 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky mỗi ngày.
• Đối với phụ nữ, mức uống khuyến nghị là không quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu whisky mỗi ngày. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên uống rượu bia. Nên kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần. Bác sĩ khuyến cáo điều độ khi uống rượu, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết. Nếu có nhu cầu uống rượu, nên uống sau giờ làm việc và không nên lái xe sau khi uống. Quan trọng nhất là không sử dụng rượu có chứa cồn công nghiệp hoặc rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, hay tăng huyết áp sau khi uống rượu, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hãy tránh xa ba sai lầm kể trên nhé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng