Một bệnh tình dục tăng đột biến, Pfizer không kịp sản xuất thuốc
2023-07-12T18:21:00+07:00 2023-07-12T18:21:00+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao-59/mot-benh-tinh-duc-tang-dot-bien-pfizer-khong-kip-san-xuat-thuoc-1644.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/1200x803-1689047891539326888441.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/07/2023 18:21 | Cảnh báo
-
Hãng dược Pfizer vừa cảnh báo tình trạng thiếu Bicillin LA - được nhiều nước trên thế giới dùng để điều trị giang mai - sẽ kéo dài sang năm tới vì bệnh này đang tăng nhanh.
Theo The New York Times, Bicillin LA còn có thể sử dụng thay cho amoxicillin trong một số bệnh nhiễm trùng khác.
Thuốc kháng sinh này được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, dùng trong điều trị bệnh giang mai, nhờ hiệu quả và tác dụng kéo dài.
Thông báo của Pfizer làm tăng thêm mối lo ngại mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo từ năm ngoái, đó là tình trạng thiếu penicillin và amoxicillin trên toàn cầu do sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn. Ngay tại Mỹ - Bicillin LA cũng thiếu hụt nghiêm trọng do sự gia tăng đột biến của bệnh giang mai.
Theo CDC Mỹ, bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm này đã có xu hướng gia tăng trong 20 năm qua, nhưng gần đây mức tăng ngày càng đáng lo ngại: Chỉ trong giai đoạn 2017 đến 2021 đã tăng thêm 75% và tiếp tục diễn biến phức tạp trong và sau đại dịch.
Cũng theo Pfizer, lý do khan hiếm thuốc kháng sinh này chủ yếu vẫn do số ca bệnh tăng quá nhanh, dẫn đến cuộc khủng hoảng thiếu thuốc lan rộng và có khả năng họ phải tăng thêm 50% sản lượng.
(Theo NLĐ)
Thuốc kháng sinh này được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, dùng trong điều trị bệnh giang mai, nhờ hiệu quả và tác dụng kéo dài.
Thông báo của Pfizer làm tăng thêm mối lo ngại mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo từ năm ngoái, đó là tình trạng thiếu penicillin và amoxicillin trên toàn cầu do sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn. Ngay tại Mỹ - Bicillin LA cũng thiếu hụt nghiêm trọng do sự gia tăng đột biến của bệnh giang mai.
Theo CDC Mỹ, bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm này đã có xu hướng gia tăng trong 20 năm qua, nhưng gần đây mức tăng ngày càng đáng lo ngại: Chỉ trong giai đoạn 2017 đến 2021 đã tăng thêm 75% và tiếp tục diễn biến phức tạp trong và sau đại dịch.
Cũng theo Pfizer, lý do khan hiếm thuốc kháng sinh này chủ yếu vẫn do số ca bệnh tăng quá nhanh, dẫn đến cuộc khủng hoảng thiếu thuốc lan rộng và có khả năng họ phải tăng thêm 50% sản lượng.
(Theo NLĐ)
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng