Thiếu máu có thể do những nguyên nhân nào ?
2022-12-18T14:00:00+07:00 2022-12-18T14:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/thieu-mau-co-the-do-nhung-nguyen-nhan-nao-291.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/thieu-mau-tu-mien.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
18/12/2022 14:00 | Bệnh thường gặp
-
Thiếu máu là một tình trạng khá phổ biến xảy ra ở hầu hết mọi người, thiếu máu có thể đơn thuần do nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng không đầy đủ sắt, ăn nhưng việc hấp thụ sản sinh ra máu không được tốt, do mất máu… hoặc là triệu chứng của các bệnh khác. Vậy những nguyên nhân phổ biến của thiếu máu là gì?
Thiếu máu là gì?
Một tế bào máu quan trọng được gọi là hồng cầu. Hồng cầu chứa huyết sắc tố, huyết sắc tố có khả năng kết hợp với oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố ở trong máu so với người cùng tuổi cùng giới cùng trạng thái và cùng điều kiện sống.
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu:
1. Thiếu sắt:
Thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Hay gặp ở người chảy máu kéo dài như phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, người có loét dạ dày chảy máu,giun móc.... hoặc những người bị viêm dạ dày, cắt dạ dày làm giảm hấp thu sắt. Có thể do nguồn thực phẩm cung cấp không đủ sắt. Thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ có thai do nhu cầu của thai nhi, và do mất máu trong quá trình sinh. Điều trị bệnh căn nguyên nhân hoặc chỉ bổ sung sắt đơn thuần tùy vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.
2. Thiếu máu do bệnh thận:
Thận tiết ra một hormon có tên là erythropoietin, có vai trò kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Khi thận bị tổn thương, chức năng này bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều trị trong trường hợp này phải điều trị nguyên nhân ở thận.
3. Thiếu vitamin B12, folat:
Vitamin B12, folat là 2 thành phần quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nguyên nhân này có thể do cung cấp thiếu trong thực phẩm. Cũng có thể đến từ giảm hấp thu. Vitamin B12 được hấp thu nhờ một yếu tố ở dạ dày, gọi là yếu tố nội. Các vấn đề ở dạ dày như viêm dạ dày, cắt 1 phần dạ dày, nơi yếu tố nội được sản sinh, gây nên giảm hấp thu. Cần bổ sung thêm bằng các thực phẩm giàu B12, điều trị bệnh dạ dày để cải thiện tình trạng này.
4. Thiếu máu tự miễn:
Trong bệnh này, cơ thể tự sản sinh ra tự kháng thể kháng lại hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy sớm hơn đời sống của chúng, do đó làm giảm nồng độ huyết sắc tố. Bệnh này có thể được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy, thiếu máu gây thiếu oxy tổ chức, dẫn đến ảnh hưởng chức năng của toàn cơ thể, có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng.
Nguồn tham khảo: Bệnh học nội khoa Tập 2 – NXB Y học
Một tế bào máu quan trọng được gọi là hồng cầu. Hồng cầu chứa huyết sắc tố, huyết sắc tố có khả năng kết hợp với oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố ở trong máu so với người cùng tuổi cùng giới cùng trạng thái và cùng điều kiện sống.
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu:
1. Thiếu sắt:
Thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Hay gặp ở người chảy máu kéo dài như phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, người có loét dạ dày chảy máu,giun móc.... hoặc những người bị viêm dạ dày, cắt dạ dày làm giảm hấp thu sắt. Có thể do nguồn thực phẩm cung cấp không đủ sắt. Thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ có thai do nhu cầu của thai nhi, và do mất máu trong quá trình sinh. Điều trị bệnh căn nguyên nhân hoặc chỉ bổ sung sắt đơn thuần tùy vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.
2. Thiếu máu do bệnh thận:
Thận tiết ra một hormon có tên là erythropoietin, có vai trò kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Khi thận bị tổn thương, chức năng này bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều trị trong trường hợp này phải điều trị nguyên nhân ở thận.
3. Thiếu vitamin B12, folat:
Vitamin B12, folat là 2 thành phần quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nguyên nhân này có thể do cung cấp thiếu trong thực phẩm. Cũng có thể đến từ giảm hấp thu. Vitamin B12 được hấp thu nhờ một yếu tố ở dạ dày, gọi là yếu tố nội. Các vấn đề ở dạ dày như viêm dạ dày, cắt 1 phần dạ dày, nơi yếu tố nội được sản sinh, gây nên giảm hấp thu. Cần bổ sung thêm bằng các thực phẩm giàu B12, điều trị bệnh dạ dày để cải thiện tình trạng này.
4. Thiếu máu tự miễn:
Trong bệnh này, cơ thể tự sản sinh ra tự kháng thể kháng lại hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy sớm hơn đời sống của chúng, do đó làm giảm nồng độ huyết sắc tố. Bệnh này có thể được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy, thiếu máu gây thiếu oxy tổ chức, dẫn đến ảnh hưởng chức năng của toàn cơ thể, có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng.
Nguồn tham khảo: Bệnh học nội khoa Tập 2 – NXB Y học
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng