Bạch cầu cấp có phải bệnh ác tính ?
2022-12-14T17:46:09+07:00 2022-12-14T17:46:09+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/bach-cau-cap-co-phai-benh-ac-tinh-265.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/bach-cau-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/12/2022 17:33 | Bệnh thường gặp
-
Bạch cầu cấp là một bệnh ung thư máu và thường gặp ở trẻ em. Vậy bệnh này là gì, có triệu chứng và điều trị thế nào?
Bạch cầu cấp là bệnh gì?
Bình thường, tế bào sinh máu ở tủy xương sẽ sinh sản, biệt hóa và trưởng thành thành các dòng tế bào máu riêng. Khi quá trình này bị rối loạn, các tế bào máu không biệt hóa và trưởng thành được nên số lượng tế bào non tăng cao, khi đó gọi là bệnh bạch cầu cấp.
Bệnh có triệu chứng gì?
Bệnh ban đầu thường có các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, có thể có sốt thất thường.
Giai đoạn toàn phát có hai nhóm triệu chứng:
• Nhóm triệu chứng do tủy bị lấn át: thiếu máu do giảm dòng hồng cầu, thiếu máu sẽ tăng dần và không đáp ứng với truyền máu, do không có thêm tế bào hồng cầu trưởng thành được sinh ra. Giảm tiểu cầu gây nên xuất huyết. Và thường nhiễm khuẩn do giảm bạch cầu, trẻ thường có sốt, viêm loét tái diễn.
• Nhóm triệu chứng do tăng sinh và thâm nhiễm tế bào ác tính ngoài tủy: trẻ xuất hiện hạch thường ở cổ, bẹn, nách,… Thâm nhiễm gan lách, tinh hoàn, gây to và đau. Đau xương, khớp do tổn thương xương. Có thể thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, nôn, thậm chí liệt. Da có các mảng nổi gồ, thâm tím , loét amidan do thâm nhiễm da, niêm mạc.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh là gì?
Xét nghiệm huyết đồ được chỉ định để xem số lượng các tế bào máu của trẻ, hồng cầu và tiểu cầu thường giảm, nhưng bạch cầu thì tăng, tuy nhiên tăng số lượng bạch cầu non chứ không phải bạch cầu trưởng thành có đầy đủ chức năng.
Để đánh giá chính xác tình trạng sinh máu trong tủy thì phải làm xét nghiệm tủy đồ. Sẽ quan sát được hình thái bất thường của các tế bào máu, tỷ lệ bạch cầu non >25% có ý nghĩa chẩn đoán.
Hóa mô miễn dịch được làm để phân loại bệnh.
Các chẩn đoán hình ảnh khác có ý nghĩa trong việc phát hiện hạch to, gan, lách to khi bị thâm nhiễm.
Một số xét nghiệm miễn dịch, di truyền cũng có vai trò trong phân loại.
Bạch cầu cấp điều trị như thế nào?
Tuy là một bệnh ác tính nhưng đối với 1 số thể bệnh nguy cơ không cao có tỷ lệ sống trên 70%.
Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với Bạch cầu cấp là Hóa trị, và ghép tủy,…
Hóa trị thường phối hợp nhiều thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều trị phân thành nhiều giai đoạn. Mỗi thể bệnh lại có 1 phác đồ riêng.
Ghép tủy được tiến hành khi điều trị hóa chất thất bại.
Các điều trị hỗ trợ khác gồm có truyền máu, sử dụng kháng sinh, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ tùy tình trạng trẻ.
Có thể làm gì để phòng bệnh không?
Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nhưng có một số yếu tố được cho là có liên quan. Đó là một số virus gây bệnh như EBV, các tác nhân phóng xạ, một số hóa chất có nhân benzen, hóa chất trong điều trị ung thư. Đây là những yếu tố chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc.
Có một số yếu tố biến đổi nhiễm sắc thể như những trẻ có Langdon Down, Fanconi, trẻ suy giảm miễn dịch có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân về bệnh bạch cầu chưa rõ ràng và có cả yếu tố di truyền nên chúng ta chỉ có thể hạn chế tiếp xúc với các tác nhân ngoại sinh như phóng xạ, hóa chất,.., để phòng bệnh.
Bình thường, tế bào sinh máu ở tủy xương sẽ sinh sản, biệt hóa và trưởng thành thành các dòng tế bào máu riêng. Khi quá trình này bị rối loạn, các tế bào máu không biệt hóa và trưởng thành được nên số lượng tế bào non tăng cao, khi đó gọi là bệnh bạch cầu cấp.
Bệnh có triệu chứng gì?
Bệnh ban đầu thường có các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, có thể có sốt thất thường.
Giai đoạn toàn phát có hai nhóm triệu chứng:
• Nhóm triệu chứng do tủy bị lấn át: thiếu máu do giảm dòng hồng cầu, thiếu máu sẽ tăng dần và không đáp ứng với truyền máu, do không có thêm tế bào hồng cầu trưởng thành được sinh ra. Giảm tiểu cầu gây nên xuất huyết. Và thường nhiễm khuẩn do giảm bạch cầu, trẻ thường có sốt, viêm loét tái diễn.
• Nhóm triệu chứng do tăng sinh và thâm nhiễm tế bào ác tính ngoài tủy: trẻ xuất hiện hạch thường ở cổ, bẹn, nách,… Thâm nhiễm gan lách, tinh hoàn, gây to và đau. Đau xương, khớp do tổn thương xương. Có thể thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, nôn, thậm chí liệt. Da có các mảng nổi gồ, thâm tím , loét amidan do thâm nhiễm da, niêm mạc.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh là gì?
Xét nghiệm huyết đồ được chỉ định để xem số lượng các tế bào máu của trẻ, hồng cầu và tiểu cầu thường giảm, nhưng bạch cầu thì tăng, tuy nhiên tăng số lượng bạch cầu non chứ không phải bạch cầu trưởng thành có đầy đủ chức năng.
Để đánh giá chính xác tình trạng sinh máu trong tủy thì phải làm xét nghiệm tủy đồ. Sẽ quan sát được hình thái bất thường của các tế bào máu, tỷ lệ bạch cầu non >25% có ý nghĩa chẩn đoán.
Hóa mô miễn dịch được làm để phân loại bệnh.
Các chẩn đoán hình ảnh khác có ý nghĩa trong việc phát hiện hạch to, gan, lách to khi bị thâm nhiễm.
Một số xét nghiệm miễn dịch, di truyền cũng có vai trò trong phân loại.
Bạch cầu cấp điều trị như thế nào?
Tuy là một bệnh ác tính nhưng đối với 1 số thể bệnh nguy cơ không cao có tỷ lệ sống trên 70%.
Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với Bạch cầu cấp là Hóa trị, và ghép tủy,…
Hóa trị thường phối hợp nhiều thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều trị phân thành nhiều giai đoạn. Mỗi thể bệnh lại có 1 phác đồ riêng.
Ghép tủy được tiến hành khi điều trị hóa chất thất bại.
Các điều trị hỗ trợ khác gồm có truyền máu, sử dụng kháng sinh, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ tùy tình trạng trẻ.
Có thể làm gì để phòng bệnh không?
Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nhưng có một số yếu tố được cho là có liên quan. Đó là một số virus gây bệnh như EBV, các tác nhân phóng xạ, một số hóa chất có nhân benzen, hóa chất trong điều trị ung thư. Đây là những yếu tố chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc.
Có một số yếu tố biến đổi nhiễm sắc thể như những trẻ có Langdon Down, Fanconi, trẻ suy giảm miễn dịch có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân về bệnh bạch cầu chưa rõ ràng và có cả yếu tố di truyền nên chúng ta chỉ có thể hạn chế tiếp xúc với các tác nhân ngoại sinh như phóng xạ, hóa chất,.., để phòng bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng