Ung thư gan nguyên phát, những ai sẽ hay gặp phải căn bệnh này?
2022-12-22T17:10:01+07:00 2022-12-22T17:10:01+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/ung-thu-gan-nguyen-phat-nhung-ai-se-hay-gap-phai-can-benh-nay-317.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/ung-thu-gan-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
22/12/2022 16:00 | Bệnh thường gặp
-
Ung thư gan nguyên phát là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, đứng hàng thứ 4 trên thế giới với tỷ lệ mắc khoảng 23,2 trên 100000 dân, và hàng đầu ở nam giới.
Ung thư gan nguyên phát là gì? và ai là người hay gặp căn bệnh này?
Ung thư gan nguyên phát là ung thư phát triển từ tổ chức gan như tế bào gan, tế bào đường mật trong gan, tế bào xoang mạch. Trong đó thì ung thư tế bào gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong số này.
Đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, tuổi càng cao (trên 40-50 tuổi) thì càng dễ mắc, và có bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý: bệnh phổ biến hơn ở châu Phi và Đông Á so với các vùng khác trên thế giới, điều này được cho là do tỷ lệ mắc viêm gan B-C ở đây cao hơn so với các nơi khác.
Phần lớn các bệnh nhân ung thư tế bào gan có nền bệnh xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do mắc viêm gan B-C (tăng nguy cơ mắc lên hàng trăm lần), xơ gan do nhiễm sắt, hoặc các tình trạng viêm gan khác. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với các hóa chất như Aflatoxin (của nấm Aspergillus flavus) có trong thực phẩm, tình trạng kháng Insulin, béo phì, dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng liên quan đến sự phát triển của ung thư gan.
Triệu chứng của ung thư gan gồm những gì?
Dấu hiệu thường gặp nhất là đau hạ sườn phải, gầy sút nhiều và mệt mỏi. Gan to, đau khi sờ, ít khi thấy khối gồ trên mặt gan. Bệnh nhân có thể sốt về đêm, chán ăn, vàng da. Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng cho thấy tình trạng tổn thương gan như trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: tuần hoàn bàng hệ, lách to, giãn mạch hình sao.
Trong giai đoạn muộn, có thể xuất hiện cổ trướng, chảy máu trong ổ bụng do khối u bị hoại tử và vỡ ra.
Chẩn đoán ung thư tế bào gan như thế nào?
Lựa chọn đầu tiên là siêu âm gan để thấy kích thước và vị trí u, đánh giá sự xâm lấn, huyết khối tĩnh mạch cửa.
Chụp CT có cản quang hoặc MRI có cản từ để cho hình ảnh giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Sinh thiết gan vì dễ gây chảy máu nhiều nên ít khi được sử dụng, trừ khi bác sĩ cần làm để chẩn đoán bệnh.
Cuối cùng là các xét nghiệm khác như: Chất chỉ điểm u, trong đó alpha-fetoprotein thường được sử dụng nhất; Trong hội chứng cận u của bệnh có thể thấy được đa hồng cầu, hạ đường máu, tăng Ca máu; Các xét nghiệm đánh giá tổn thương tế bào gan như protein máu giảm, men gan tăng, tăng bilirubin máu; Và các xét nghiệm tìm căn nguyên bệnh như HBsAg, Anti HCV…
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ung thư tế bào gan của Bộ Y tế Việt Nam thì sẽ chẩn đoán bệnh khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Giải phẫu bệnh là Ung thư tế bào gan nguyên phát.
- Hình ảnh điển hình trên phim CT có cản quang hoặc MRI có cản từ, cộng thêm xét nghiệm AFP trên 400mg/ml.
- Hình ảnh điển hình trên phim CT có cản quang hoặc MRI có cản từ, cộng thêm xét nghiệm AFP trên mức bình thường nhưng nhỏ hơn 400mg/ml, cộng thêm có nhiễm virus viêm gan B-C. Có thể sinh thiết gan nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Cuối cùng là phân chia giai đoạn bệnh, hiện nay thì hệ thống phân loại bệnh ung thư gan Barcelona được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có các phân loại khác như TNM, Okuda, JIS, CLIP… cũng đều có ưu, nhược điểm riêng.
Điều trị và tiên lượng ung thư tế bào gan như thế nào để tránh được rủi ro thấp nhất.
Tùy theo giai đoạn bệnh mà có các cách điều trị khác nhau. Trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất, bao gồm cắt và ghép gan. Ngoài ra có các phương pháp khác như tiêm cồn gây hoại tử u, đốt sóng cao tần để kiểm soát u với bệnh nhân chờ ghép gan, áp lạnh để xử lý những u nhỏ kèm theo ngoài dự kiến trong khi phẫu thuật, tắc mạch bằng Doxorubicin, sử dụng hormone và điều trị đích.
Tiên lượng bệnh cũng phụ thuộc vào giai đoạn hiện tại của bệnh. Theo phân loại BCLC thì ở giai đoạn rất sớm sau điều trị sống trên 5 năm khoảng 50-75%, giai đoạn B thì nếu không điều trị thì 49.6% sống 1 năm, còn với giai đoạn C thì hầu hết bệnh nhân chỉ sống 4 đến 8 tháng.
Ung thư gan nguyên phát là ung thư phát triển từ tổ chức gan như tế bào gan, tế bào đường mật trong gan, tế bào xoang mạch. Trong đó thì ung thư tế bào gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong số này.
Đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, tuổi càng cao (trên 40-50 tuổi) thì càng dễ mắc, và có bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý: bệnh phổ biến hơn ở châu Phi và Đông Á so với các vùng khác trên thế giới, điều này được cho là do tỷ lệ mắc viêm gan B-C ở đây cao hơn so với các nơi khác.
Phần lớn các bệnh nhân ung thư tế bào gan có nền bệnh xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do mắc viêm gan B-C (tăng nguy cơ mắc lên hàng trăm lần), xơ gan do nhiễm sắt, hoặc các tình trạng viêm gan khác. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với các hóa chất như Aflatoxin (của nấm Aspergillus flavus) có trong thực phẩm, tình trạng kháng Insulin, béo phì, dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng liên quan đến sự phát triển của ung thư gan.
Dấu hiệu thường gặp nhất là đau hạ sườn phải, gầy sút nhiều và mệt mỏi. Gan to, đau khi sờ, ít khi thấy khối gồ trên mặt gan. Bệnh nhân có thể sốt về đêm, chán ăn, vàng da. Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng cho thấy tình trạng tổn thương gan như trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: tuần hoàn bàng hệ, lách to, giãn mạch hình sao.
Trong giai đoạn muộn, có thể xuất hiện cổ trướng, chảy máu trong ổ bụng do khối u bị hoại tử và vỡ ra.
Chẩn đoán ung thư tế bào gan như thế nào?
Lựa chọn đầu tiên là siêu âm gan để thấy kích thước và vị trí u, đánh giá sự xâm lấn, huyết khối tĩnh mạch cửa.
Chụp CT có cản quang hoặc MRI có cản từ để cho hình ảnh giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Sinh thiết gan vì dễ gây chảy máu nhiều nên ít khi được sử dụng, trừ khi bác sĩ cần làm để chẩn đoán bệnh.
Cuối cùng là các xét nghiệm khác như: Chất chỉ điểm u, trong đó alpha-fetoprotein thường được sử dụng nhất; Trong hội chứng cận u của bệnh có thể thấy được đa hồng cầu, hạ đường máu, tăng Ca máu; Các xét nghiệm đánh giá tổn thương tế bào gan như protein máu giảm, men gan tăng, tăng bilirubin máu; Và các xét nghiệm tìm căn nguyên bệnh như HBsAg, Anti HCV…
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ung thư tế bào gan của Bộ Y tế Việt Nam thì sẽ chẩn đoán bệnh khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Giải phẫu bệnh là Ung thư tế bào gan nguyên phát.
- Hình ảnh điển hình trên phim CT có cản quang hoặc MRI có cản từ, cộng thêm xét nghiệm AFP trên 400mg/ml.
- Hình ảnh điển hình trên phim CT có cản quang hoặc MRI có cản từ, cộng thêm xét nghiệm AFP trên mức bình thường nhưng nhỏ hơn 400mg/ml, cộng thêm có nhiễm virus viêm gan B-C. Có thể sinh thiết gan nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Cuối cùng là phân chia giai đoạn bệnh, hiện nay thì hệ thống phân loại bệnh ung thư gan Barcelona được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có các phân loại khác như TNM, Okuda, JIS, CLIP… cũng đều có ưu, nhược điểm riêng.
Điều trị và tiên lượng ung thư tế bào gan như thế nào để tránh được rủi ro thấp nhất.
Tùy theo giai đoạn bệnh mà có các cách điều trị khác nhau. Trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất, bao gồm cắt và ghép gan. Ngoài ra có các phương pháp khác như tiêm cồn gây hoại tử u, đốt sóng cao tần để kiểm soát u với bệnh nhân chờ ghép gan, áp lạnh để xử lý những u nhỏ kèm theo ngoài dự kiến trong khi phẫu thuật, tắc mạch bằng Doxorubicin, sử dụng hormone và điều trị đích.
Tiên lượng bệnh cũng phụ thuộc vào giai đoạn hiện tại của bệnh. Theo phân loại BCLC thì ở giai đoạn rất sớm sau điều trị sống trên 5 năm khoảng 50-75%, giai đoạn B thì nếu không điều trị thì 49.6% sống 1 năm, còn với giai đoạn C thì hầu hết bệnh nhân chỉ sống 4 đến 8 tháng.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng