Sai lầm nghiêm trọng khi bị sốt xuất huyết khiến bạn có thể mất mạng

06/12/2022 15:09 | Bệnh thường gặp
- Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi nào, gây ra giai đoạn nguy hiểm. Do đó, không được chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh sốt xuất huyết.
Cạo gió, giảm sốt là hết bệnh, dùng Aspirin hạ sốt…là những nhận thức sai lệch trong điều trị sốt xuất huyết có thể khiến bạn rơi vào những hậu quả khôn lường.

1.     Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà

Một sai lầm phổ biến là khi mọi người điều trị sốt xuất huyết tại nhà là dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, thậm chí là tự ý truyền dịch. Điều này cũng hay gặp khi các cha mẹ điều trị sốt xuất huyết cho con.

-        Thứ nhất, dùng liên tục thuốc hạ sốt >4 lần mỗi ngày, nếu không đúng loại có thể khiến trẻ bị tổn thương gan, xuất huyết, thậm chí tử vong.
-        Thứ hai, sốt xuất huyết là do virus (Dengue) chứ không phải vi khuẩn nên dùng kháng sinh (hay gặp là aspirin và ibuprofen) sẽ không tác dụng. Dùng quá liều còn kích thích đến dạ dày, giảm tiểu cầu, khi xuất huyết sẽ khó cầm máu hơn.
-        Thứ ba, nhiều người lớn mỗi lần cảm cúm, mệt mỏi thường tìm đến truyền dịch (dịch muối, đạm…) nên nghĩ con mình cũng tương tự. Tuy nhiên, cách điều trị sốt xuất huyết này ở trẻ lại là một sai lầm nữa mà không ít cha mẹ từng “vấp phải”, nguy cơ thừa dịch có thể nguy hiểm đến tính mạng.
 
Sai lầm nghiêm trọng khi bị sốt xuất huyết khiến bạn có thể mất mạng 1

2.     Cạo gió khi bị sốt

Thói quen truyền miệng này là một trong những việc tai hại nhất đối với người bị sốt xuất huyết. Biện pháp này không được khuyến cáo kể cả người lớn và đặc biệt là trẻ em. Làn da mỏng manh, yếu ớt khi mắc bệnh nếu “cạo gió” hoặc tác động ngoại lực mạnh sẽ bị bầm tím, chảy máu trong… Việc khắc phục hậu quả sẽ khiến thời gian khỏi bệnh lâu hơn bình thường.

3.     Hết sốt có phải đã khỏi bệnh?

Nếu quan niệm hết sốt là người bệnh đã có thể nói lời “tạm biệt” với người bị sốt xuất huyết thì đó là một SAI LẦM rất lớn khiến tình trạng càng trở nên trầm kha hơn, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ em.

Hết sốt, giảm sốt có thể nói là giai đoạn nguy hiểm. Tiểu cầu trong cơ thể lúc này đang đi xuống, gây ra tình trạng xuất huyết thường thấy trong các dấu hiệu của sốt xuất huyết. Vì thế, trong quá trình này bệnh nhân và người nhà cần chú ý những biểu hiện nhỏ nhất để chăm sóc chu đáo, nếu không thể xử lý thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

4.     Bị sốt xuất huyết: Những ai được tắm?

Đến tận bây giờ vẫn còn 2 luồng ý kiến khi nhắc đến vấn đề này.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, người mắc sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường nhưng cần tuân thủ nguyên tắc đơn giản sau đây:
- Tắm nước ấm,
- TUYỆT ĐỐI không tắm nước lạnh, không để đầu tóc ẩm ướt sau khi tắm.
- KHÔNG kỳ cọ, chà xát quá mạnh, tránh bị chảy máu dưới da
 Những trường hợp có biểu hiện của sốt xuất huyết như sau thì KHÔNG TẮM:
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Có những nốt xuất huyết hay vết bầm tím trên da…

Cần tùy theo tình trạng bệnh để có phương án phù hợp, nếu không, cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia và bác sĩ.
Sai lầm nghiêm trọng khi bị sốt xuất huyết khiến bạn có thể mất mạng 2
Cần kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết ở mọi nơi

5.     Chủ quan khi cho rằng đã mắc sốt xuất huyết thì không bị lại

Ai trong chúng ta cũng biết rằng virus Dengue là nguyên nhân gây ra dịch sốt xuất huyết. Nếu ai cho rằng đã bị sốt xuất huyết rồi thì “không còn phải sợ” nữa thì đó là một sai lầm. Virus Dengue có tới 4 chủng khác nhau được đánh số từ 1-4. Vì thế, nếu bạn đã từng bị nhiễm bệnh 1 lần thì vẫn có thể mắc lại bình thường. Nếu bạn từng bị 4 lần thì mới có thể “tạm” yên tâm nhé.

Cùng với 4 chủng đã được quy định thì tình trạng sốt xuất huyết cũng được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Đa số người bị sốt xuất huyết được các bác sĩ chỉ định điều trị và theo dõi tại nhà. Chính vì thế, nhiều người mang tâm lý chủ quan, hoặc sợ tới bệnh viện đông đúc bị lây chéo mà không đi khám. Việc tự điều trị hay lên mạng tìm kiếm thông tin chỉ là việc làm bổ trợ. Cần tới bệnh viện xét nghiệm và nhận được sự trợ giúp của bác sĩ, nhân viên y tế để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

6.     Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ lây bệnh

Tâm lý lây bệnh khi tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết tuy không nhiều nhưng cũng không phải là không có. Cần phải làm rõ lại rằng: Sốt xuất huyết là bệnh không lây qua đường ăn uống, hô hấp, dịch tiết…của người bệnh. Con đường lây truyền thông dụng nhất là lây qua muỗi vằn khi chúng đốt người bị sốt xuất huyết sau đó truyền qua người lành mà thôi.

Những “ lời khuyên” khi nghi ngờ một người bị sốt xuất huyết:
a.      Đến ngay cơ sở y tế gần nhất làm các xét nghiệm. Sau khi có các thông số rõ ràng, được các bác sĩ kết luận cụ thể tình trạng, mức độ cũng như tư vấn phác đồ điều trị.
b.     Nếu được chỉ định chăm sóc tại nhà, trong những ngày đầu, người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ cũng như tái khám đúng hẹn.
c.      Liên tục theo dõi bệnh trạng để thông báo ngay cho bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường hoặc diễn tiến trở nặng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về điều trị sốt xuất huyết mà bất kỳ ai cũng có thể bị mắc vào một hay những điều trên. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp phần nào đã giúp ích được các bạn trong việc phòng ngừa, vượt qua giai đoạn nguy hiểm và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị sốt xuất huyết.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây