Nhận biết và xử lý viêm tiểu phế quản ở trẻ
2024-02-13T14:16:00+07:00 2024-02-13T14:16:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/nhan-biet-va-xu-ly-viem-tieu-phe-quan-o-tre-3363.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_02/nhan-biet-va-xu-ly-viem-tieu-phe-quan-o-tre-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
13/02/2024 14:16 | Bệnh thường gặp
-
Viêm tiểu phế quản thường gặp nhất ở những trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời. Do vậy, việc nhận biết và xử lý là rất quan trọng.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp, nguyên nhân là do các đường tiểu phế quản, chủ yếu là các cuống phổi kích thước nhỏ có đường kính dưới 2mm, bị viêm nhiễm một cách đột ngột.
Khi bị viêm, chúng dễ bị co lại, làm hẹp đường hơi thở, gây khó khăn trong việc thở, thường đi kèm với âm thanh thở khò khè, ran nổ, hai đặc trưng của bệnh.
Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra, trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp mắc bệnh.
Virus này có thể trở thành dịch vì dễ lây lan. Ở người lớn và trẻ lớn hơn, virus này chỉ gây biểu hiện nhẹ như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi, nó sẽ gây ra bệnh viêm tiểu phế quản. Triệu chứng của trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản
Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng sau:
• Khò khè, thở ra nhiều, cánh mũi phập phồng khi thở, lõm ngực và bụng khi hít vào, da tím tái, thở rên.
• Phổi có ran ngáy, ran rít hoặc không nghe được ran phổi khi trẻ hít thở.
• Ho khan hoặc ho có đờm.
• Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
• Tuổi của trẻ: Trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc biến chứng càng cao. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do viêm tiểu phế quản.
• Sức khỏe của trẻ: Trẻ có sức khỏe yếu, mắc các bệnh lý nền như hen suyễn, tim mạch, phổi,... có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn.
• Tiền sử mắc bệnh: Trẻ từng mắc viêm tiểu phế quản trước đó có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Thêm vào đó, trẻ bị viêm tiểu phế quản cũng có thể dẫn đến viêm phổi, tắc nghẽn đường thở, thậm chí là nhiễm trùng huyết - nhiễm trùng máu do do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.
Nếu cha mẹ hay người nhà đang chăm sóc trẻ nhận thấy những dấu hiệu này, hãy đưa ngay đến các bệnh viện/cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Cách xử lý khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị viêm tiểu phế quản. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ để trẻ mau khỏi bệnh.
Các biện pháp điều trị bao gồm:
• Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên để tránh mất nước.
• Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu có sốt và cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol hoặc ibuprofen.
• Cho trẻ dùng thuốc long đờm để giúp trẻ dễ thở hơn.
• Cho trẻ dùng thuốc kháng virus nếu có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ mới phát hiện các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, và ho ít, có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như sau:
• Bổ sung đủ lượng nước cho trẻ để giúp làm loãng đờm và làm dịu cổ họng khi ho. Hoặc sử dụng thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho ra đờm hơn. Thuốc long đờm thường được sử dụng là acetylcystein hoặc bromhexin.
• Sử dụng nước muối 0.9% để rửa mũi và họng cho trẻ, giúp kháng khuẩn và giảm khó chịu.
• Đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị hoặc long đờm, cũng như thuốc hạ sốt nếu trẻ có triệu chứng sốt.
Những biện pháp này giúp hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng ban đầu của bệnh, đồng thời đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.
Tuy vậy, khi bệnh trở nặng, xuất hiện của các triệu chứng như sốt cao không hạ khi uống thuốc, không bú mẹ, nôn mửa, thở nhanh với tiếng thở khò khè, da tái, và lồng ngực lõm, hãy đưa trẻ đến viện càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được thực hiện các biện pháp như:
1. Hút đờm dãi nhằm giúp thông thoáng đường thở, giảm áp lực trên hệ hô hấp của trẻ.
2. Trong trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc thở, sẽ được truyền oxy để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
3. Cung cấp đủ nước và hỗ trợ việc bú sữa mẹ, nhằm duy trì độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
4. Truyền dịch để duy trì tình trạng nước và điện giữa cơ thể.
5. Giảm các triệu chứng khò khè và co thắt nhiều bằng cách sử dụng dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản. Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản
Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả cho trẻ là tiêm vaccine. Ngoài ra, quan trọng nhất là khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai để theo dõi sức khỏe của thai nhi, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thời gian đi làm và nghỉ ngơi hợp lý, và đảm bảo trẻ phát triển đủ tháng cũng như đủ cân nặng.
Mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng trong chế độ ăn uống cho trẻ.
Để giữ ấm cơ thể cho bé, quần áo nên mềm, dễ thấm hút mồ hôi, tránh mặc quá lạnh hoặc quá nóng gây ra việc vã mồ hôi, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa khi thời tiết biến đổi. Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối 0,9% để sát khuẩn mũi và họng cho bé tại nhà, giúp bảo vệ sức khỏe của bé.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh nguy hiểm, do đó các mẹ bầu nên hết sức cẩn thận và phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh.
Khi bị viêm, chúng dễ bị co lại, làm hẹp đường hơi thở, gây khó khăn trong việc thở, thường đi kèm với âm thanh thở khò khè, ran nổ, hai đặc trưng của bệnh.
Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra, trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp mắc bệnh.
Virus này có thể trở thành dịch vì dễ lây lan. Ở người lớn và trẻ lớn hơn, virus này chỉ gây biểu hiện nhẹ như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi, nó sẽ gây ra bệnh viêm tiểu phế quản. Triệu chứng của trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản
Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng sau:
• Khò khè, thở ra nhiều, cánh mũi phập phồng khi thở, lõm ngực và bụng khi hít vào, da tím tái, thở rên.
• Phổi có ran ngáy, ran rít hoặc không nghe được ran phổi khi trẻ hít thở.
• Ho khan hoặc ho có đờm.
• Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
• Tuổi của trẻ: Trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc biến chứng càng cao. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do viêm tiểu phế quản.
• Sức khỏe của trẻ: Trẻ có sức khỏe yếu, mắc các bệnh lý nền như hen suyễn, tim mạch, phổi,... có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn.
• Tiền sử mắc bệnh: Trẻ từng mắc viêm tiểu phế quản trước đó có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Thêm vào đó, trẻ bị viêm tiểu phế quản cũng có thể dẫn đến viêm phổi, tắc nghẽn đường thở, thậm chí là nhiễm trùng huyết - nhiễm trùng máu do do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.
Nếu cha mẹ hay người nhà đang chăm sóc trẻ nhận thấy những dấu hiệu này, hãy đưa ngay đến các bệnh viện/cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Cách xử lý khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị viêm tiểu phế quản. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ để trẻ mau khỏi bệnh.
Các biện pháp điều trị bao gồm:
• Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên để tránh mất nước.
• Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu có sốt và cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol hoặc ibuprofen.
• Cho trẻ dùng thuốc long đờm để giúp trẻ dễ thở hơn.
• Cho trẻ dùng thuốc kháng virus nếu có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ mới phát hiện các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, và ho ít, có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như sau:
• Bổ sung đủ lượng nước cho trẻ để giúp làm loãng đờm và làm dịu cổ họng khi ho. Hoặc sử dụng thuốc long đờm giúp làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho ra đờm hơn. Thuốc long đờm thường được sử dụng là acetylcystein hoặc bromhexin.
• Sử dụng nước muối 0.9% để rửa mũi và họng cho trẻ, giúp kháng khuẩn và giảm khó chịu.
• Đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị hoặc long đờm, cũng như thuốc hạ sốt nếu trẻ có triệu chứng sốt.
Những biện pháp này giúp hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng ban đầu của bệnh, đồng thời đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.
Tuy vậy, khi bệnh trở nặng, xuất hiện của các triệu chứng như sốt cao không hạ khi uống thuốc, không bú mẹ, nôn mửa, thở nhanh với tiếng thở khò khè, da tái, và lồng ngực lõm, hãy đưa trẻ đến viện càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được thực hiện các biện pháp như:
1. Hút đờm dãi nhằm giúp thông thoáng đường thở, giảm áp lực trên hệ hô hấp của trẻ.
2. Trong trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc thở, sẽ được truyền oxy để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
3. Cung cấp đủ nước và hỗ trợ việc bú sữa mẹ, nhằm duy trì độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
4. Truyền dịch để duy trì tình trạng nước và điện giữa cơ thể.
5. Giảm các triệu chứng khò khè và co thắt nhiều bằng cách sử dụng dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản. Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản
Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả cho trẻ là tiêm vaccine. Ngoài ra, quan trọng nhất là khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai để theo dõi sức khỏe của thai nhi, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thời gian đi làm và nghỉ ngơi hợp lý, và đảm bảo trẻ phát triển đủ tháng cũng như đủ cân nặng.
Mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng trong chế độ ăn uống cho trẻ.
Để giữ ấm cơ thể cho bé, quần áo nên mềm, dễ thấm hút mồ hôi, tránh mặc quá lạnh hoặc quá nóng gây ra việc vã mồ hôi, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa khi thời tiết biến đổi. Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch nước muối 0,9% để sát khuẩn mũi và họng cho bé tại nhà, giúp bảo vệ sức khỏe của bé.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh nguy hiểm, do đó các mẹ bầu nên hết sức cẩn thận và phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng