Bệnh trĩ và thói quen để phòng chống bệnh
2022-12-17T16:21:01+07:00 2022-12-17T16:21:01+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/benh-tri-va-thoi-quen-de-phong-chong-benh-284.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/benh-tri-va-thoi-quen-de-phong-chong-benh-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/12/2022 15:00 | Bệnh thường gặp
-
Trĩ là một bệnh lý rất phổ biến, hiện nay, tỷ lệ được thống kê ở Việt Nam vẫn lên tới 50% dân số mắc bệnh trĩ. Và theo các nghiên cứu, chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến căn bệnh này, vậy làm thế nào để tránh được bị trĩ và nếu bị rồi thì sẽ không bị nặng lên?
Trĩ thực chất là cấu trúc bình thường ở người nhưng khi cấu trúc này chuyển sang trạng thái bệnh lý với các triệu chứng bất thường thì gọi là bệnh trĩ. Cấu trúc này là vị trí lớp niêm mạc hậu môn dày hơn những phần khác, dưới là những búi tĩnh mạch. Khi các búi tĩnh mạch này bị giãn ra, sa xuống hậu môn thì gây nên bệnh.
Cơ chế sinh bệnh chưa được sáng tỏ nhưng có hai thuyết sau được các bác sĩ quan tâm nhiều nhất.
Thuyết thứ nhất là thuyết động học, trong đó do sự rối loạn thần kinh vận mạch, làm tăng luồng thông máu từ động mạch sáng tĩnh mạch ở vùng trực tràng hậu môn. Nên khi có một cản trở tới dòng máu như rặn đi ngoài hay tăng trương lực cơ thắt,... khiến các mạch máu giãn, gây xung huyết và chảy máu. Đó là nguyên nhân khiến người bệnh có hiện tượng chảy máu khi đi ngoài.
Thuyết thứ hai là thuyết cơ học, trong quá trình rặn đi ngoài có sự tăng áp lực ở vùng hậu môn- trực tràng, áp lực này khiến các bộ phận nâng đỡ trĩ bị giãn ra, lỏng lẻo và dần sa xuống dưới ống hậu môn. Do bị sa xuống nên máu trong tĩnh mạch ở búi trĩ bị cản trở, nhưng máu trong động mạch vẫn tới khiến áp lực tăng và búi trĩ càng ngày càng sa, mức độ bệnh ngày càng nặng.
Yếu tố nào là yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ?
• Bệnh hay gặp ở những người có công việc phải đứng lâu, ngồi lâu, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
• Táo bón nhiều khiến bệnh nhân phải rặn thường xuyên làm thuận lợi cho bệnh.
• Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như cà phê, chè, các loại gia vị như ớt, tiêu,...
• Phụ nữ có thai do tăng áp lực ổ bụng và liên quan đến nội tiết cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
• Ngoài ra bệnh có yếu tố về nòi giống và có tính chất gia đình.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Triệu chứng chính của bệnh là đại tiện ra máu tươi, máu thường ra với số lượng ít, xuất hiện sau khi đi ngoài, có thể chảy thành tia, nhỏ giọt hoặc dính ngoài phân, có thể chỉ dính vào giấy vệ sinh. Chảy máu nếu kéo dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu mạn cho người bệnh.
Triệu chứng chính thứ hai là có khối bất thường ở hậu môn, đó là búi trĩ sa xuống. Búi trĩ có thể xuất hiện sau khi rặn, phải dùng tay đẩy mới lên được, nhưng cũng có thể sa thường xuyên, khi đó thường kèm triệu chứng ngứa do viêm.
Nặng hơn là khi búi trĩ bị tắc mạch, khi đó có triệu chứng đau đột ngột vùng hậu môn. Quan sát búi trĩ có thể thấy búi trĩ màu xanh tím, và khó đẩy lại trong hậu môn. Sau đó theo diễn biến tự nhiên búi trĩ sẽ tiêu lại thành một miếng da thừa hoặc u nhú phì đại.
Khi bác sĩ soi hậu môn - trực tràng có thể thấy các búi trĩ phồng lên che lấp ống soi.
Việc chẩn đoán bệnh Trĩ chủ yếu dựa vào triệu chứng ở trên và thăm khám hậu môn - trực tràng. Ngoài ra thăm khám này còn giúp chẩn đoán phân biệt trĩ với các bệnh lý như ung thư đại trực tràng, polyp,...Có thể làm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu.
Về điều trị, gồm có điều trị nội khoa, thủ thuật và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa thường trong các giai đoạn đầu và cho các bệnh nhân chuẩn bị mổ, gồm:
• Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống.
• Thuốc tại chỗ như thuốc mỡ, viên đạn,...
• Thuốc toàn thân: thuốc giảm đau, chống viêm, tăng cường trương lực tĩnh mạch.
Các thủ thuật hiện nay hay được sử dụng là:
• Tiêm xơ: là tiêm thuốc làm xơ tĩnh mạch để giảm chảy máu và cố định niêm mạc hậu môn, các thuốc thường sử dụng là Kinurea, Polydocanol,...
• Thắt bằng vòng cao su: Vòng cao su được thắt vào gốc búi trĩ, búi trĩ bị mất nguồn cấp máu sẽ hoại tử.
• Làm đông niêm mạc bằng hồng ngoại.
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa và thủ thuật thất bại, hoặc trĩ độ 3, 4. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được phát triển như phương pháp Milligan - Morgan, phương pháp Ferguson, phẫu thuật Longo, phương pháp Whitehead Touppet,.... tùy vào loại trĩ và người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Các thói quen cần thiết để phòng bệnh
Để tránh được bệnh Trĩ chúng ta nên thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là một phương pháp điều trị bệnh tốt nhất như:
• Ăn với chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, giữ cho phân mềm.
• Uống nhiều nước, đặc biệt uống cốc nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn để đánh thức toàn bộ hệ thống tiêu hoá, nội tiết trong cơ thể.
• Tránh nhịn khi buồn đại tiện, nên đi khi có giảm giác muốn đi.
• Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê,...
• Vận động sau một thời gian ngồi hoặc đứng lâu.
• Hạn chế các gia vị như ớt, tiêu,..
Ngoài các điều nêu trên thì chúng ta nên kết hợp và xây dựng cho mình thời gian luyện tập thể dục thường xuyên, hợp lý để khí huyết cơ thể được lưu thông, bổ xung thêm chất xơ, đa dạng thức ăn, điều này giảm đáng kể bị bệnh trĩ.
Thuyết thứ nhất là thuyết động học, trong đó do sự rối loạn thần kinh vận mạch, làm tăng luồng thông máu từ động mạch sáng tĩnh mạch ở vùng trực tràng hậu môn. Nên khi có một cản trở tới dòng máu như rặn đi ngoài hay tăng trương lực cơ thắt,... khiến các mạch máu giãn, gây xung huyết và chảy máu. Đó là nguyên nhân khiến người bệnh có hiện tượng chảy máu khi đi ngoài.
Thuyết thứ hai là thuyết cơ học, trong quá trình rặn đi ngoài có sự tăng áp lực ở vùng hậu môn- trực tràng, áp lực này khiến các bộ phận nâng đỡ trĩ bị giãn ra, lỏng lẻo và dần sa xuống dưới ống hậu môn. Do bị sa xuống nên máu trong tĩnh mạch ở búi trĩ bị cản trở, nhưng máu trong động mạch vẫn tới khiến áp lực tăng và búi trĩ càng ngày càng sa, mức độ bệnh ngày càng nặng.
Yếu tố nào là yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ?
• Bệnh hay gặp ở những người có công việc phải đứng lâu, ngồi lâu, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
• Táo bón nhiều khiến bệnh nhân phải rặn thường xuyên làm thuận lợi cho bệnh.
• Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như cà phê, chè, các loại gia vị như ớt, tiêu,...
• Phụ nữ có thai do tăng áp lực ổ bụng và liên quan đến nội tiết cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
• Ngoài ra bệnh có yếu tố về nòi giống và có tính chất gia đình.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Triệu chứng chính của bệnh là đại tiện ra máu tươi, máu thường ra với số lượng ít, xuất hiện sau khi đi ngoài, có thể chảy thành tia, nhỏ giọt hoặc dính ngoài phân, có thể chỉ dính vào giấy vệ sinh. Chảy máu nếu kéo dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu mạn cho người bệnh.
Triệu chứng chính thứ hai là có khối bất thường ở hậu môn, đó là búi trĩ sa xuống. Búi trĩ có thể xuất hiện sau khi rặn, phải dùng tay đẩy mới lên được, nhưng cũng có thể sa thường xuyên, khi đó thường kèm triệu chứng ngứa do viêm.
Nặng hơn là khi búi trĩ bị tắc mạch, khi đó có triệu chứng đau đột ngột vùng hậu môn. Quan sát búi trĩ có thể thấy búi trĩ màu xanh tím, và khó đẩy lại trong hậu môn. Sau đó theo diễn biến tự nhiên búi trĩ sẽ tiêu lại thành một miếng da thừa hoặc u nhú phì đại.
Khi bác sĩ soi hậu môn - trực tràng có thể thấy các búi trĩ phồng lên che lấp ống soi.
Việc chẩn đoán bệnh Trĩ chủ yếu dựa vào triệu chứng ở trên và thăm khám hậu môn - trực tràng. Ngoài ra thăm khám này còn giúp chẩn đoán phân biệt trĩ với các bệnh lý như ung thư đại trực tràng, polyp,...Có thể làm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu.
Về điều trị, gồm có điều trị nội khoa, thủ thuật và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa thường trong các giai đoạn đầu và cho các bệnh nhân chuẩn bị mổ, gồm:
• Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống.
• Thuốc tại chỗ như thuốc mỡ, viên đạn,...
• Thuốc toàn thân: thuốc giảm đau, chống viêm, tăng cường trương lực tĩnh mạch.
Các thủ thuật hiện nay hay được sử dụng là:
• Tiêm xơ: là tiêm thuốc làm xơ tĩnh mạch để giảm chảy máu và cố định niêm mạc hậu môn, các thuốc thường sử dụng là Kinurea, Polydocanol,...
• Thắt bằng vòng cao su: Vòng cao su được thắt vào gốc búi trĩ, búi trĩ bị mất nguồn cấp máu sẽ hoại tử.
• Làm đông niêm mạc bằng hồng ngoại.
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa và thủ thuật thất bại, hoặc trĩ độ 3, 4. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được phát triển như phương pháp Milligan - Morgan, phương pháp Ferguson, phẫu thuật Longo, phương pháp Whitehead Touppet,.... tùy vào loại trĩ và người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Các thói quen cần thiết để phòng bệnh
Để tránh được bệnh Trĩ chúng ta nên thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là một phương pháp điều trị bệnh tốt nhất như:
• Ăn với chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, giữ cho phân mềm.
• Uống nhiều nước, đặc biệt uống cốc nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn để đánh thức toàn bộ hệ thống tiêu hoá, nội tiết trong cơ thể.
• Tránh nhịn khi buồn đại tiện, nên đi khi có giảm giác muốn đi.
• Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê,...
• Vận động sau một thời gian ngồi hoặc đứng lâu.
• Hạn chế các gia vị như ớt, tiêu,..
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng