4 loại chấn thương mắt thường gặp và cách xử lý cơ bản
2023-06-28T15:19:01+07:00 2023-06-28T15:19:01+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/4-loai-chan-thuong-mat-thuong-gap-va-cach-xu-ly-co-ban-1542.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/4-loai-chan-thuong-mat-thuong-gap-va-cach-xu-ly-co-ban-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/06/2023 10:56 | Bệnh thường gặp
-
Chấn thương mắt dù nặng hay nhẹ đều gây ra nhiều sự đau đớn, khó chịu và nếu không được xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Do đó, bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những tình trạng chấn thương mắt phổ biến và biện pháp khắc phục.
Những hướng dẫn về các chấn thương mắt thông thường này có thể giúp bạn xác định được mình nên làm gì đối với từng loại chấn thương, tránh mất bình tĩnh sau khi gặp tai nạn với mắt hoặc trong tình huống khẩn cấp.
Sau đây là 4 loại chấn thương mắt thường gặp nhất.
1. Trầy xước mắt
Các nguyên nhân phổ biến gây trầy xước bề mặt mắt (trầy xước giác mạc) là bị chọc vào mắt hoặc dụi mắt khi có dị vật. Trầy xước giác mạc thường rất khó chịu và gây đỏ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Các vết trầy xước cũng có thể khiến mắt dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Do đó, nếu bạn bị xước mắt, đừng dụi mắt cũng đừng bịt mắt vì vi khuẩn thích những nơi tối, ấm để phát triển. Chỉ cần nhắm mắt lại hoặc dán lỏng một tấm che mắt lên mắt rồi đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra và điều trị ngay lập tức. 2. Chất lạ ăn da trong mắt (bỏng hóa chất)
Việc bị các chất không phải nước sạch bắn vào mắt là khá thường xuyên như xà phòng, nước rửa tay, … Một số loại có thể gây khó chịu và châm chích một chút rồi dịu ngay lập tức với nước sách hoặc nước rửa mắt, tuy nhiên có một số chất có thể gây thương tích nghiêm trọng.
• Axit: axit có thể gây mẩn đỏ và bỏng rát đáng kể nhưng có thể rửa sạch khá dễ dàng.
• Kiềm: các chất hoặc hóa chất có tính bazơ (kiềm) nghiêm trọng hơn nhiều nhưng chúng không gây đau hoặc đỏ mắt ngay lập tức như axit. Một số ví dụ về chất kiềm là chất tẩy rửa lò nướng, chất tẩy rửa bồn cầu, bụi phấn.
Ngoài ra, đôi khi những hóa chất này có thể bị đưa vào mắt khi dụi mắt hoặc sử dụng các sản phẩm là bình xịt. Nếu bị vô tình bị những hóa chất này bắn vào mắt, hãy đặt đầu của bạn dưới vòi nước máy vừa đủ ấm trong khoảng 15 phút rồi để nước chảy vào mắt. Sau đó, hãy gọi cho bác sĩ nhãn khoa nếu cảm thấy khó chịu mắt kéo dài. Bạn có thể đặt một miếng gạc ẩm, mát hoặc một túi nước đá lên mắt nhưng đừng chà mạnh. 3. Sưng mắt
Sưng mắt và mí mắt có thể do bị một vật nào đó đập vào mắt. Cách điều trị tức tốt nhất cho loại chấn thương mắt này là chườm đá. Nó có thể chỉ đơn giản gây bầm tím mắt nhưng để an toàn, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không có tổn thương bên trong. 4. Xuất huyết dưới kết mạc (chảy máu mắt)
Xuất huyết dưới kết mạc liên quan đến việc rò rỉ máu từ một hoặc nhiều vết vỡ trong mạch máu nằm giữa lòng trắng của mắt (màng cứng) và lớp phủ trong suốt của nó (kết mạc). Xuất huyết dưới kết mạc khá phổ biến và có thể xảy ra ngay cả khi bị thương nhẹ ở mắt. Chúng có thể giới hạn ở một khu vực nhỏ của mắt hoặc có thể lan ra toàn bộ mắt.
Xuất huyết dưới kết mạc không đau và không gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn nhưng hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục để tránh tình trạng này bị tái phát. Tóm lại, hãy coi tất cả các chấn thương mắt là trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn và đừng bao giờ ngần ngại liên hệ hoặc gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Sử dụng một vài biện pháp bảo vệ mắt tạm thời trước khi đến gặp bác sĩ có thể hữu ích giúp đảm bảo an toàn cho đôi mắt. Hãy nhớ rằng đôi mắt vô cùng quan trọng, do đó, đừng mạo hiểm với thị lực của bạn.
Sau đây là 4 loại chấn thương mắt thường gặp nhất.
1. Trầy xước mắt
Các nguyên nhân phổ biến gây trầy xước bề mặt mắt (trầy xước giác mạc) là bị chọc vào mắt hoặc dụi mắt khi có dị vật. Trầy xước giác mạc thường rất khó chịu và gây đỏ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Các vết trầy xước cũng có thể khiến mắt dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Do đó, nếu bạn bị xước mắt, đừng dụi mắt cũng đừng bịt mắt vì vi khuẩn thích những nơi tối, ấm để phát triển. Chỉ cần nhắm mắt lại hoặc dán lỏng một tấm che mắt lên mắt rồi đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra và điều trị ngay lập tức. 2. Chất lạ ăn da trong mắt (bỏng hóa chất)
Việc bị các chất không phải nước sạch bắn vào mắt là khá thường xuyên như xà phòng, nước rửa tay, … Một số loại có thể gây khó chịu và châm chích một chút rồi dịu ngay lập tức với nước sách hoặc nước rửa mắt, tuy nhiên có một số chất có thể gây thương tích nghiêm trọng.
• Axit: axit có thể gây mẩn đỏ và bỏng rát đáng kể nhưng có thể rửa sạch khá dễ dàng.
• Kiềm: các chất hoặc hóa chất có tính bazơ (kiềm) nghiêm trọng hơn nhiều nhưng chúng không gây đau hoặc đỏ mắt ngay lập tức như axit. Một số ví dụ về chất kiềm là chất tẩy rửa lò nướng, chất tẩy rửa bồn cầu, bụi phấn.
Ngoài ra, đôi khi những hóa chất này có thể bị đưa vào mắt khi dụi mắt hoặc sử dụng các sản phẩm là bình xịt. Nếu bị vô tình bị những hóa chất này bắn vào mắt, hãy đặt đầu của bạn dưới vòi nước máy vừa đủ ấm trong khoảng 15 phút rồi để nước chảy vào mắt. Sau đó, hãy gọi cho bác sĩ nhãn khoa nếu cảm thấy khó chịu mắt kéo dài. Bạn có thể đặt một miếng gạc ẩm, mát hoặc một túi nước đá lên mắt nhưng đừng chà mạnh. 3. Sưng mắt
Sưng mắt và mí mắt có thể do bị một vật nào đó đập vào mắt. Cách điều trị tức tốt nhất cho loại chấn thương mắt này là chườm đá. Nó có thể chỉ đơn giản gây bầm tím mắt nhưng để an toàn, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không có tổn thương bên trong. 4. Xuất huyết dưới kết mạc (chảy máu mắt)
Xuất huyết dưới kết mạc liên quan đến việc rò rỉ máu từ một hoặc nhiều vết vỡ trong mạch máu nằm giữa lòng trắng của mắt (màng cứng) và lớp phủ trong suốt của nó (kết mạc). Xuất huyết dưới kết mạc khá phổ biến và có thể xảy ra ngay cả khi bị thương nhẹ ở mắt. Chúng có thể giới hạn ở một khu vực nhỏ của mắt hoặc có thể lan ra toàn bộ mắt.
Xuất huyết dưới kết mạc không đau và không gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn nhưng hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục để tránh tình trạng này bị tái phát. Tóm lại, hãy coi tất cả các chấn thương mắt là trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn và đừng bao giờ ngần ngại liên hệ hoặc gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Sử dụng một vài biện pháp bảo vệ mắt tạm thời trước khi đến gặp bác sĩ có thể hữu ích giúp đảm bảo an toàn cho đôi mắt. Hãy nhớ rằng đôi mắt vô cùng quan trọng, do đó, đừng mạo hiểm với thị lực của bạn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng