Báo động từ WHO về nguy cơ của bệnh Viêm gan siêu vi

16/04/2024 17:17 | Cảnh báo
- Vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố báo cáo về tình hình bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024, và dường như số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang tăng lên.
WHO đã khởi động một mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona, nhấn mạnh rằng việc đầu tư vào cuộc chiến chống bệnh lao sẽ mang lại lợi ích lớn, với mỗi USD đầu tư có thể tạo ra lợi ích tương đương 39 USD. 
Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, con số này ngang bằng với tổng số ca tử vong do bệnh lao.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù có sự tiến bộ về công cụ chẩn đoán và điều trị, nhưng tỷ lệ bao phủ xét nghiệm và điều trị viêm gan siêu vi vẫn đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu có hành động quyết liệt ngay từ bây giờ, mục tiêu loại trừ căn bệnh này của WHO vào năm 2030 vẫn có thể đạt được.
Dữ liệu mới nhất từ 187 quốc gia cho thấy rằng số lượng ước tính các ca tử vong do viêm gan siêu vi đã tăng lên từ 1,1 triệu ca vào năm 2019 lên 1,3 triệu ca vào năm 2022. Trong đó, 83% là do viêm gan B và 17% là do viêm gan C. Mỗi ngày có khoảng 3.500 ca tử vong trên toàn cầu do nhiễm viêm gan B và C.
Báo động từ WHO về nguy cơ của bệnh Viêm gan siêu vi 1
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng: “Báo cáo này vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại: mặc dù có tiến bộ toàn cầu trong việc ngăn ngừa viêm gan, nhưng số ca tử vong vẫn tăng lên do quá ít người mắc bệnh viêm gan được chẩn đoán và điều trị”.
Theo các ước tính mới nhất, có khoảng 254 triệu người mắc bệnh viêm gan B và 50 triệu người mắc bệnh viêm gan C vào năm 2022. Một nửa số người mắc bệnh viêm gan B và C là những người từ 30 - 54 tuổi, trong đó có 12% là trẻ em dưới 18 tuổi. Nam giới chiếm tỷ lệ ca nhiễm là 58% trong tổng số.
>>> 6 loại thảo mộc có lợi cho viêm gan C
Ước tính cho thấy tỷ lệ nhiễm mới đã giảm nhẹ so với năm 2019, nhưng tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi vẫn ở mức cao. Năm 2022, số lượng ca nhiễm mới giảm xuống còn 2,2 triệu, so với 2,5 triệu ca vào năm 2019.
Trong số này, có khoảng 1,2 triệu ca nhiễm mới của viêm gan B và gần 1 triệu ca của viêm gan C. Mỗi ngày, hơn 6.000 người mới mắc phải viêm gan siêu vi.
Tuy nhiên, tình hình chẩn đoán và điều trị vẫn còn thấp. Chỉ có 13% số người nhiễm viêm gan B mãn tính được chẩn đoán trên toàn cầu, và chỉ có khoảng 3% (tương đương 7 triệu người) được điều trị bằng liệu pháp kháng virus vào cuối năm 2022. 
>>> Viêm gan B có thể hiến máu được không?
>>> Cảnh báo viêm gan B mạn - nguy cơ ung thư gan
>>> Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh ung thư gan   
Đối với viêm gan C, tỷ lệ chẩn đoán là 36%, trong khi chỉ có 20% (khoảng 12,5 triệu người) được điều trị. Những con số này còn rất xa so với mục tiêu toàn cầu là điều trị 80% số người mắc bệnh viêm gan B và C vào năm 2030.
Báo động từ WHO về nguy cơ của bệnh Viêm gan siêu vi 2
Gánh nặng của bệnh viêm gan siêu vi cũng thể hiện sự chênh lệch qua các khu vực. Khu vực châu Phi của WHO ghi nhận 63% số ca nhiễm mới của viêm gan B; mặc dù vậy, chỉ có 18% trẻ sơ sinh trong khu vực này được tiêm vaccine ngừa viêm gan B khi sinh. 
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm 47% số ca tử vong do viêm gan B, tỷ lệ điều trị chỉ ở mức 23% trong số những người được chẩn đoán, mức độ này quá thấp để giảm tỷ lệ tử vong.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây