Những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa
2022-12-21T20:10:27+07:00 2022-12-21T20:10:27+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/nhung-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-311.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/nhung-benh-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa-3.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/12/2022 18:00 | Bệnh thường gặp
-
Hệ tiêu hóa liên quan đến rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, cũng được biết đến là hệ phức tạp vì từ khi thức ăn được đưa vào miệng thì hệ tiêu hoá làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ rồi phân loại thức ăn…cho đến khi các chất thải độc hại được loại bỏ ra ngoài cơ thể. Do đó, các bệnh về đường tiêu hóa thường khá phổ biến và đa số mỗi chúng ta đều đã từng mắc phải ít nhất một lần.
Sau đây là 9 căn bệnh liên quan đến tiêu hóa phổ biến nhất.
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược axit hay trào ngược dạ dày là tình trạng axit bị trào ngược lên thực quản do đó, gây ra tình trạng đau rát ở giữa ngực. Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh không có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thỉnh thoảng chỉ có dấu hiệu ợ nóng. Tuy nhiên, nếu bị ợ nóng dai dẳng, hôi miệng, mòn răng, buồn nôn, đau ở ngực hoặc phần trên của bụng, khó nuốt hoặc khó thở là những triệu chứng khi bệnh trở nặng và cần phải đi khám bác sĩ.
2. Sỏi mật
Sỏi mật là những cặn cứng kết tinh thành các viên sỏi trong túi mật với nhiều kích thước khác như từ hạt cát hay lớn hơn là quả bóng bàn. Túi mật là túi nhỏ hình quả lê trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa bởi chúng lưu trữ và tiết ra mật để tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi có quá nhiều cholesterol hoặc chất thải trong mật, hoặc nếu túi mật không rỗng hoàn toàn thì đều là những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật.
Khi bị bệnh sỏi mật, do sỏi mật chặn các ống dẫn từ túi mật đến ruột do đó sẽ có thể gây đau nhói ở vùng bụng trên bên phải và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
3. Bệnh celiac (không dung nạp Gluten)
Bệnh celiac là tình trạng cơ thể nhạy cảm nghiêm trọng với gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen hay lúa mạch từ đó làm rối loạn hệ thống tự miễn dịch của cơ thể: làm hỏng nhung mao trong ruột non làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Ở trẻ em, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng và đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa và sụt cân. Các triệu chứng ở người lớn cũng tương tự, ngoài ra còn bao gồm thiếu máu, mệt mỏi, loãng xương, trầm cảm và co giật. Tuy nhiên, một số người được ghi nhận là có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
Cách điều trị duy nhất cho bệnh celiac là tránh hoàn toàn việc ăn gluten và thay thế bằng các thực phẩm khác như gạo lứt, hạt diêm mạch, đậu lăng, bột đậu nành, bột ngô và rau dền.
4. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một phần của một nhóm các bệnh về tiêu hóa được gọi là viêm ruột (IBD). Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đoạn cuối hồi tràng - kết nối phần cuối của ruột non và phần đầu của ruột già. Các triệu chứng phổ biến nhất của Crohn là đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân và sốt.
Người bệnh nên tránh các thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, đồ uống có ga, rượu, cà phê, rau sống, thịt đỏ và thực phẩm béo, chiên, cay hoặc sinh khí,…
5. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột có các triệu chứng tương tự với triệu chứng của bệnh Crohn, nhưng phần đường tiêu hóa bị ảnh hưởng chỉ là ruột già hay còn được gọi là đại tràng.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp, đau khi bị tiêu chảy, có máu trong phân hoặc đau quặn bụng, … thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
6. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tuy nhiên khi đi khám, làm xét nghiệm thì đều không tìm thấy các tổn thương ở ruột.
Các dấu hiệu của IBS có thể rất khác nhau, từ việc đi ngoài phân cứng, khô vào một ngày này đến phân lỏng, có nước vào một ngày khác. Đầy hơi cũng là một triệu chứng của IBS.
7. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng viêm các mạch máu ở cuối đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như chảy máu trong quá trình đi nặng, đau và ngứa, sưng vùng hậu môn, một khối nhô lên gần hậu môn.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bao gồm táo bón mãn tính, tiêu chảy, căng thẳng khi đi tiêu và thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
8. Viêm túi thừa
Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ phát triển ở trong thành đại tràng. Viêm túi thừa được định nghĩa là một hoặc nhiều túi thừa bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, bởi túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt, lâu dần đóng chắc lại thành cục làm nghẹt lòng túi thừa và khiến vi trùng phát triển mạnh.
Các triệu chứng thường gặp là sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau bụng.
9. Nứt hậu môn
Vết nứt hậu môn là tình trạng những vết rách nhỏ hình bầu dục xuất hiện ở lớp lót của phần cuối của đường tiêu hóa hay được gọi là hậu môn. Các triệu chứng của nứt hậu môn cũng tương tự như bệnh trĩ như chảy máu và đau sau khi đi tiêu, ...
Trên đây là 9 loại bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới theo cơ thể. Các triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất đa dạng, do đó bạn cần để ý những thay đổi tiêu cực trong cơ thể để nhanh chóng phát hiện và có biện pháp khám chữa bệnh kịp thời.
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược axit hay trào ngược dạ dày là tình trạng axit bị trào ngược lên thực quản do đó, gây ra tình trạng đau rát ở giữa ngực. Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh không có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thỉnh thoảng chỉ có dấu hiệu ợ nóng. Tuy nhiên, nếu bị ợ nóng dai dẳng, hôi miệng, mòn răng, buồn nôn, đau ở ngực hoặc phần trên của bụng, khó nuốt hoặc khó thở là những triệu chứng khi bệnh trở nặng và cần phải đi khám bác sĩ.
2. Sỏi mật
Sỏi mật là những cặn cứng kết tinh thành các viên sỏi trong túi mật với nhiều kích thước khác như từ hạt cát hay lớn hơn là quả bóng bàn. Túi mật là túi nhỏ hình quả lê trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa bởi chúng lưu trữ và tiết ra mật để tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi có quá nhiều cholesterol hoặc chất thải trong mật, hoặc nếu túi mật không rỗng hoàn toàn thì đều là những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật.
Khi bị bệnh sỏi mật, do sỏi mật chặn các ống dẫn từ túi mật đến ruột do đó sẽ có thể gây đau nhói ở vùng bụng trên bên phải và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
3. Bệnh celiac (không dung nạp Gluten)
Bệnh celiac là tình trạng cơ thể nhạy cảm nghiêm trọng với gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen hay lúa mạch từ đó làm rối loạn hệ thống tự miễn dịch của cơ thể: làm hỏng nhung mao trong ruột non làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Ở trẻ em, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng và đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa và sụt cân. Các triệu chứng ở người lớn cũng tương tự, ngoài ra còn bao gồm thiếu máu, mệt mỏi, loãng xương, trầm cảm và co giật. Tuy nhiên, một số người được ghi nhận là có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
Cách điều trị duy nhất cho bệnh celiac là tránh hoàn toàn việc ăn gluten và thay thế bằng các thực phẩm khác như gạo lứt, hạt diêm mạch, đậu lăng, bột đậu nành, bột ngô và rau dền.
4. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một phần của một nhóm các bệnh về tiêu hóa được gọi là viêm ruột (IBD). Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đoạn cuối hồi tràng - kết nối phần cuối của ruột non và phần đầu của ruột già. Các triệu chứng phổ biến nhất của Crohn là đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân và sốt.
Người bệnh nên tránh các thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, đồ uống có ga, rượu, cà phê, rau sống, thịt đỏ và thực phẩm béo, chiên, cay hoặc sinh khí,…
5. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột có các triệu chứng tương tự với triệu chứng của bệnh Crohn, nhưng phần đường tiêu hóa bị ảnh hưởng chỉ là ruột già hay còn được gọi là đại tràng.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp, đau khi bị tiêu chảy, có máu trong phân hoặc đau quặn bụng, … thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
6. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tuy nhiên khi đi khám, làm xét nghiệm thì đều không tìm thấy các tổn thương ở ruột.
Các dấu hiệu của IBS có thể rất khác nhau, từ việc đi ngoài phân cứng, khô vào một ngày này đến phân lỏng, có nước vào một ngày khác. Đầy hơi cũng là một triệu chứng của IBS.
7. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng viêm các mạch máu ở cuối đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như chảy máu trong quá trình đi nặng, đau và ngứa, sưng vùng hậu môn, một khối nhô lên gần hậu môn.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bao gồm táo bón mãn tính, tiêu chảy, căng thẳng khi đi tiêu và thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
8. Viêm túi thừa
Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ phát triển ở trong thành đại tràng. Viêm túi thừa được định nghĩa là một hoặc nhiều túi thừa bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, bởi túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt, lâu dần đóng chắc lại thành cục làm nghẹt lòng túi thừa và khiến vi trùng phát triển mạnh.
Các triệu chứng thường gặp là sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau bụng.
9. Nứt hậu môn
Vết nứt hậu môn là tình trạng những vết rách nhỏ hình bầu dục xuất hiện ở lớp lót của phần cuối của đường tiêu hóa hay được gọi là hậu môn. Các triệu chứng của nứt hậu môn cũng tương tự như bệnh trĩ như chảy máu và đau sau khi đi tiêu, ...
Trên đây là 9 loại bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới theo cơ thể. Các triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất đa dạng, do đó bạn cần để ý những thay đổi tiêu cực trong cơ thể để nhanh chóng phát hiện và có biện pháp khám chữa bệnh kịp thời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng