Rủi ro sức khỏe khi mang thai ở độ tuổi ngoài 40
2023-11-14T10:25:11+07:00 2023-11-14T10:25:11+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/rui-ro-suc-khoe-khi-mang-thai-o-do-tuoi-ngoai-40-2753.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/rui-ro-suc-khoe-khi-mang-thai-o-do-tuoi-ngoai-40-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
14/11/2023 09:11 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Ngày nay nhiều ông bố bà mẹ vì mải lo cho sự nghiệp mà không tính đến chuyện sinh con đẻ cái. Đợi đến khi đã gần 40, họ mới bắt đầu nghĩ đến chuyện có con. Thế nhưng mang thai ở độ tuổi ngoài 40 có thế sẽ gặp những rủi ro gì?
Những rủi ro khi mang thai sau tuổi 40
40 tuổi có thai được không? Câu trả lời là có, nhưng bạn cần lưu ý tuổi càng cao thì thì tỷ lệ thụ thai càng giảm. Với phụ nữ 40 tuổi, cơ hội thụ thai là khoảng 20% và sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 5% ở tuổi 45 trở đi.
Song song với sự suy giảm số lượng, thì chất lượng trứng cũng giảm theo. Do vậy, khi trứng được thụ thai, cũng mang theo những nguy cơ tiềm ẩn. Dẫn đến cả mẹ và thai nhi đều phải đồng thời đối mặt với rất nhiều rủi ro sức khỏe.
Đối với người mẹ
Sảy thai: Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ với tỷ lệ hơn 90% ở người trên 45 tuổi, so với 25% ở phụ nữ trên 35 và 12% ở phụ nữ dưới 30 tuổi.
Mang thai ngoài tử cung: Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 4 đến 8 lần so với phụ nữ trẻ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng vùng chậu và các vấn đề với ống dẫn trứng…Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau bụng hoặc chảy máu bất thường nhưng cũng có thể không có triệu chứng.
Dễ mang đa thai: Càng nhiều tuổi thì phụ nữ càng dễ mang thai sinh đôi hoặc đa thai. Nhưng trong những trường hợp này, cả mẹ và con lại dễ gặp vấn đề về sức khỏe và cần được theo dõi sát sao.
Đái tháo đường thai kỳ: Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 - 6 lần so với phụ nữ tuổi từ 20 - 29. Điều này làm tăng nguy cơ về các biến chứng tiềm ẩn cho người mẹ và đứa bé trong thời gian mang thai cũng như trong quá trình sinh nở. Huyết áp cao khi mang thai: Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ sẽ bị cao huyết áp. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển tình trạng tiền sản giật, một biến chứng mang thai do huyết áp cao làm tổn thương hệ thống các cơ quan khác, thường là thận. Nếu không được điều trị thì nó có khả năng đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé.
Các biến chứng từ những vấn đề sức khỏe có trước khi mang thai: Với sự gia tăng tuổi tác, khả năng bị béo phì hoặc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề về tim sẽ cao hơn. Do vậy cần theo dõi tình trạng bệnh trong thời kỳ mang thai vì rất có thể nó sẽ làm tăng tỷ lệ nhập viện, mổ đẻ và sinh non.
Đối với bé
Bất thường nhiễm sắc thể: Nguy cơ này đặc biệt cao sau 35 tuổi và phổ biến nhất là hội chứng Down được phát hiện ở thai nhi.
Các khiếm khuyết: Nguy cơ trẻ khuyết tật tim ở phụ nữ trên 40 tuổi gấp 4 lần so với tuổi 20 - 24. Nguy cơ chân bị tật (bàn chân vẹo về phía mắt cá chân) và thoát vị cơ hoành (lỗ hổng trong cơ hoành khiến các cơ quan trong bụng di chuyển vào khoang ngực) cũng tăng cao.
Thai lưu: Ở độ tuổi từ 40 - 44, nguy cơ thai lưu cao gấp 3 lần so với tuổi từ 25-29. Do đó thai nhi nên được giám sát chặt chẽ hơn vào cuối kỳ mang thai.
Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: Trẻ sinh non có thể gặp vấn đề về hô hấp do phổi chưa có đủ thời gian phát triển. Chúng cũng dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết não và gặp vấn đề về điều hòa nhiệt độ cơ thể và nồng độ glucose trong máu.
Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về thính giác, thị lực và bại não, nhất là khi trẻ sinh trước 32 tuần thai nghén. Có lợi gì khi mang thai sau tuổi 40?
Tuy mang thai ở độ tuổi ngoài 40 mang nhiều rủi ro về sức khỏe, những bên cạnh đó cũng có những lợi ích nhất định không thể phủ nhận như:
• Người mẹ đã có kinh nghiệm sống: Đây là lợi ích lớn nhất khi mang thai ở tuổi 40. Người mẹ đã ở độ tuổi nhất định, đã có đủ kinh nghiệm sống, có kỹ năng quản lý tài chính và sự nghiệp cũng tương đối vững chắc.
• Xét trên cương vị cha mẹ, hai người dường như đã có sự thấu hiểu và hòa hợp để cùng chung tay xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Do vậy, sức khoẻ và sự phát triển của đứa trẻ càng cao
• Không chỉ vậy, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những phụ nữ trên 40 tuổi sinh con mà không có sự can thiệp của các loại thuốc trợ sinh hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản sẽ sống lâu hơn những người bình thường. Một giả thuyết giải thích rằng, estrogen vẫn còn sản xuất trong nhiều phụ nữ khỏe mạnh sẽ có tác dụng kích thích trái tim, xương và các cơ quan khác khỏe mạnh hơn. Làm sao để chuẩn bị tốt cho việc mang thai độ tuổi 40?
Để có được cơ hội mang thai tốt nhất và sinh con khỏe mạnh, hãy lưu ý:
• Tập lối sống lành mạnh để có sức khỏe thật tốt trước khi mang thai, cụ thể như: Tập thể dục và ăn uống đúng cách để có cân nặng bình thường trước khi mang thai, hạn chế tối đa hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu, nạp thêm axit folic khi muốn có em bé để giảm nguy cơ phát triển bất thường của tủy sống hoặc não bộ. • Nếu đã bước qua tuổi 40 và không đậu thai sau khoảng thời gian 6 tháng (quan hệ thường xuyên mỗi tuần và không dùng biện pháp tránh thai) hãy tới thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để rà soát sức khỏe tiền sinh sản.
Trong trường hợp bạn khó có thai, hãy thảo luận với bác sĩ phụ khoa các kỹ thuật sinh sản được hỗ trợ như thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Một khi có thai, cần đặt lịch với bác sĩ sản khoa để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trẻ và phát hiện bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.
40 tuổi có thai được không? Câu trả lời là có, nhưng bạn cần lưu ý tuổi càng cao thì thì tỷ lệ thụ thai càng giảm. Với phụ nữ 40 tuổi, cơ hội thụ thai là khoảng 20% và sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 5% ở tuổi 45 trở đi.
Song song với sự suy giảm số lượng, thì chất lượng trứng cũng giảm theo. Do vậy, khi trứng được thụ thai, cũng mang theo những nguy cơ tiềm ẩn. Dẫn đến cả mẹ và thai nhi đều phải đồng thời đối mặt với rất nhiều rủi ro sức khỏe.
Đối với người mẹ
Sảy thai: Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ với tỷ lệ hơn 90% ở người trên 45 tuổi, so với 25% ở phụ nữ trên 35 và 12% ở phụ nữ dưới 30 tuổi.
Mang thai ngoài tử cung: Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 4 đến 8 lần so với phụ nữ trẻ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng vùng chậu và các vấn đề với ống dẫn trứng…Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau bụng hoặc chảy máu bất thường nhưng cũng có thể không có triệu chứng.
Dễ mang đa thai: Càng nhiều tuổi thì phụ nữ càng dễ mang thai sinh đôi hoặc đa thai. Nhưng trong những trường hợp này, cả mẹ và con lại dễ gặp vấn đề về sức khỏe và cần được theo dõi sát sao.
Đái tháo đường thai kỳ: Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 - 6 lần so với phụ nữ tuổi từ 20 - 29. Điều này làm tăng nguy cơ về các biến chứng tiềm ẩn cho người mẹ và đứa bé trong thời gian mang thai cũng như trong quá trình sinh nở. Huyết áp cao khi mang thai: Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ sẽ bị cao huyết áp. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển tình trạng tiền sản giật, một biến chứng mang thai do huyết áp cao làm tổn thương hệ thống các cơ quan khác, thường là thận. Nếu không được điều trị thì nó có khả năng đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé.
Các biến chứng từ những vấn đề sức khỏe có trước khi mang thai: Với sự gia tăng tuổi tác, khả năng bị béo phì hoặc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề về tim sẽ cao hơn. Do vậy cần theo dõi tình trạng bệnh trong thời kỳ mang thai vì rất có thể nó sẽ làm tăng tỷ lệ nhập viện, mổ đẻ và sinh non.
Đối với bé
Bất thường nhiễm sắc thể: Nguy cơ này đặc biệt cao sau 35 tuổi và phổ biến nhất là hội chứng Down được phát hiện ở thai nhi.
Các khiếm khuyết: Nguy cơ trẻ khuyết tật tim ở phụ nữ trên 40 tuổi gấp 4 lần so với tuổi 20 - 24. Nguy cơ chân bị tật (bàn chân vẹo về phía mắt cá chân) và thoát vị cơ hoành (lỗ hổng trong cơ hoành khiến các cơ quan trong bụng di chuyển vào khoang ngực) cũng tăng cao.
Thai lưu: Ở độ tuổi từ 40 - 44, nguy cơ thai lưu cao gấp 3 lần so với tuổi từ 25-29. Do đó thai nhi nên được giám sát chặt chẽ hơn vào cuối kỳ mang thai.
Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: Trẻ sinh non có thể gặp vấn đề về hô hấp do phổi chưa có đủ thời gian phát triển. Chúng cũng dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết não và gặp vấn đề về điều hòa nhiệt độ cơ thể và nồng độ glucose trong máu.
Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về thính giác, thị lực và bại não, nhất là khi trẻ sinh trước 32 tuần thai nghén. Có lợi gì khi mang thai sau tuổi 40?
Tuy mang thai ở độ tuổi ngoài 40 mang nhiều rủi ro về sức khỏe, những bên cạnh đó cũng có những lợi ích nhất định không thể phủ nhận như:
• Người mẹ đã có kinh nghiệm sống: Đây là lợi ích lớn nhất khi mang thai ở tuổi 40. Người mẹ đã ở độ tuổi nhất định, đã có đủ kinh nghiệm sống, có kỹ năng quản lý tài chính và sự nghiệp cũng tương đối vững chắc.
• Xét trên cương vị cha mẹ, hai người dường như đã có sự thấu hiểu và hòa hợp để cùng chung tay xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Do vậy, sức khoẻ và sự phát triển của đứa trẻ càng cao
• Không chỉ vậy, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những phụ nữ trên 40 tuổi sinh con mà không có sự can thiệp của các loại thuốc trợ sinh hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản sẽ sống lâu hơn những người bình thường. Một giả thuyết giải thích rằng, estrogen vẫn còn sản xuất trong nhiều phụ nữ khỏe mạnh sẽ có tác dụng kích thích trái tim, xương và các cơ quan khác khỏe mạnh hơn. Làm sao để chuẩn bị tốt cho việc mang thai độ tuổi 40?
Để có được cơ hội mang thai tốt nhất và sinh con khỏe mạnh, hãy lưu ý:
• Tập lối sống lành mạnh để có sức khỏe thật tốt trước khi mang thai, cụ thể như: Tập thể dục và ăn uống đúng cách để có cân nặng bình thường trước khi mang thai, hạn chế tối đa hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu, nạp thêm axit folic khi muốn có em bé để giảm nguy cơ phát triển bất thường của tủy sống hoặc não bộ. • Nếu đã bước qua tuổi 40 và không đậu thai sau khoảng thời gian 6 tháng (quan hệ thường xuyên mỗi tuần và không dùng biện pháp tránh thai) hãy tới thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để rà soát sức khỏe tiền sinh sản.
Trong trường hợp bạn khó có thai, hãy thảo luận với bác sĩ phụ khoa các kỹ thuật sinh sản được hỗ trợ như thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Một khi có thai, cần đặt lịch với bác sĩ sản khoa để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trẻ và phát hiện bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng