Mẹ có thể tiếp tục sử dụng thuốc lo lắng và trầm cảm khi mang thai
2023-06-27T15:46:58+07:00 2023-06-27T15:46:58+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/me-co-the-tiep-tuc-su-dung-thuoc-lo-lang-va-tram-cam-khi-mang-thai-1535.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/me-co-the-tiep-tuc-su-dung-thuoc-lo-lang-va-tram-cam-khi-mang-thai-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/06/2023 08:06 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Khi mang thai, những người mẹ tương lai thường rất lo lắng về các loại thuốc hay bất kỳ sản phẩm nào bạn sử dụng vào cơ thể. Đặc biệt, với những người mắc các bệnh về tâm thần và phải sử dụng thuốc chống lo lắng, trầm cảm, thì liệu việc này có an toàn cho thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Các tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm hiện nay đang là những vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến. Đặc biệt, khi nói đến phụ nữ mang thai, có đến 8% phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm trong quá trình mang thai của mình.
1. Biểu hiện của chứng trầm cảm và lo lắng khi mang thai?
Các triệu chứng lo lắng và trầm cảm ở mỗi người là khác nhau, nhưng đối với phụ nữ mang thai, chúng có thể trở nên trầm trọng hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu ngủ, tiền sử sảy thai trước đó, chấn thương trong quá khứ hoặc biến chứng khi mang thai.
Các vấn đề lo lắng sẽ thường xảy ra phổ biến hơn trong ba tháng đầu tiên, mặc dù nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu bỏ qua hoặc điều trị không đầy đủ với tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, dẫn đến các biến chứng khi mang thai như sinh non. Cụ thể, sau đây là các triệu chứng lo âu mà mẹ cần lưu ý:
• Thường xuyên cảm thấy lo lắng
• Ý nghĩ hoang tưởng
• Cảm thấy rằng một cái gì đó xấu sẽ xảy ra
• Khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc; có những giấc mơ lo lắng
• Không thể ngồi yên hoặc cảm thấy quá khích
• Xuất hiện những cơn hoảng loạn
• Các triệu chứng thực thể: nhức đầu, buồn nôn và đau toàn thân 2. Những dấu hiệu sớm của trầm cảm mà mẹ cần lưu ý
Học cách phát hiện một trường hợp trầm cảm có thể xảy ra trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Các dấu hiệu sớm này bao gồm:
• Thường xuyên cảm thấy buồn
• Cáu kỉnh hoặc tức giận
• Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày (công việc, gặp gỡ bạn bè, sở thích); giảm động lực
• Cảm thấy tội lỗi hoặc vô vọng
• Xuất hiện các vấn đề về giấc ngủ
• Kiệt sức
• Thay đổi khẩu vị
• Khó chú ý hoặc tập trung
• Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
• Suy nghĩ làm hại em bé của bạn 3. Mẹ có nên ngừng sử dùng thuốc lo âu khi mang thai?
Có nhiều loại thuốc trị lo âu an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Do đó, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc bởi bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp về loại thuốc và liều lượng an toàn bạn có thể sử dụng tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và độ phù hợp của bạn với loại thuốc đó.
Đa phần, các nghiên cứu và các chuyên gia y tế đều nói rằng phụ nữ mang thai mắc các bệnh về tâm thần không nên ngừng dùng thuốc vì nếu các chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn khác trong thai kỳ mà không điều trị cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé như hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, tiền sản giật, sinh non và ảnh hưởng đến hành vi của bé sau này. 4. Các biện pháp tự nhiên điều trị chứng lo âu và trầm cảm có an toàn khi mang thai không?
Các biện pháp tự nhiên là những biện pháp chữa bệnh an toàn nhất, tuy nhiên, mẹ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc. Các loại thảo mộc hoặc chất bổ sung hầu hết không được nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó khó có thể biết liều lượng chính xác an toàn cho cơ thể mẹ.
Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phi dược lý để giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng, sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
• Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp nói chuyện này tập trung vào việc đưa ra những cách mới để xử lý những suy nghĩ tiêu cực thông qua việc đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề. Các bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn xử lý các phản ứng của mình trước những tình huống căng thẳng nhất định.
• Bài tập thở sâu
Bài tập này khuyến khích hít vào và thở ra đúng cách, từ đó giúp làm dịu lo lắng và kiểm soát những khoảnh khắc căng thẳng. Có nhiều ứng dụng miễn phí như Calm và Insight Timer có thể hướng dẫn bạn thực hiện các loại kỹ thuật thở này.
• Tập thể dục thường xuyên
Đi bộ, yoga và bơi lội là những cách tuyệt vời để điều trị các bệnh về tâm thần khi mang thai và chúng có thể giúp giảm mức độ lo lắng của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ trước khi theo đuổi bất kỳ một thói quen tập thể dục khi mang thai nào.
• Bắt đầu viết nhật ký
Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để ghi lại những lo lắng và sợ hãi. Việc viết lên giấy có thể giúp bạn trút những gánh nặng trong lòng mình, làm giảm mức độ căng thẳng và hiểu được các yếu tố kích hoạt căng thẳng để cách xử lý chúng hiệu quả hơn.
• Ưu tiên sự thư giãn
Hãy hòa mình vào sở thích của bản thân như đọc tiểu thuyết, mát-xa, làm móng hoặc đơn giản là ngồi yên lặng và thiền định. Thực hiện một chuyến đi trong ngày ra khỏi thành phố cũng có thể là một cách tuyệt vời xả stress và giúp tinh thần thoải mái hơn. Như vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý về tâm thần vẫn có thể được sử dụng nếu đó là một loại thuốc an toàn và phù hợp với cơ thể mẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, mẹ cũng nên thử tập trung vào các biện pháp phi dược lý để có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe tâm thần một cách tốt nhất mà vẫn hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp đến bé.
1. Biểu hiện của chứng trầm cảm và lo lắng khi mang thai?
Các triệu chứng lo lắng và trầm cảm ở mỗi người là khác nhau, nhưng đối với phụ nữ mang thai, chúng có thể trở nên trầm trọng hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu ngủ, tiền sử sảy thai trước đó, chấn thương trong quá khứ hoặc biến chứng khi mang thai.
Các vấn đề lo lắng sẽ thường xảy ra phổ biến hơn trong ba tháng đầu tiên, mặc dù nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu bỏ qua hoặc điều trị không đầy đủ với tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, dẫn đến các biến chứng khi mang thai như sinh non. Cụ thể, sau đây là các triệu chứng lo âu mà mẹ cần lưu ý:
• Thường xuyên cảm thấy lo lắng
• Ý nghĩ hoang tưởng
• Cảm thấy rằng một cái gì đó xấu sẽ xảy ra
• Khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc; có những giấc mơ lo lắng
• Không thể ngồi yên hoặc cảm thấy quá khích
• Xuất hiện những cơn hoảng loạn
• Các triệu chứng thực thể: nhức đầu, buồn nôn và đau toàn thân 2. Những dấu hiệu sớm của trầm cảm mà mẹ cần lưu ý
Học cách phát hiện một trường hợp trầm cảm có thể xảy ra trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Các dấu hiệu sớm này bao gồm:
• Thường xuyên cảm thấy buồn
• Cáu kỉnh hoặc tức giận
• Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày (công việc, gặp gỡ bạn bè, sở thích); giảm động lực
• Cảm thấy tội lỗi hoặc vô vọng
• Xuất hiện các vấn đề về giấc ngủ
• Kiệt sức
• Thay đổi khẩu vị
• Khó chú ý hoặc tập trung
• Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
• Suy nghĩ làm hại em bé của bạn 3. Mẹ có nên ngừng sử dùng thuốc lo âu khi mang thai?
Có nhiều loại thuốc trị lo âu an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Do đó, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc bởi bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp về loại thuốc và liều lượng an toàn bạn có thể sử dụng tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và độ phù hợp của bạn với loại thuốc đó.
Đa phần, các nghiên cứu và các chuyên gia y tế đều nói rằng phụ nữ mang thai mắc các bệnh về tâm thần không nên ngừng dùng thuốc vì nếu các chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn khác trong thai kỳ mà không điều trị cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé như hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, tiền sản giật, sinh non và ảnh hưởng đến hành vi của bé sau này. 4. Các biện pháp tự nhiên điều trị chứng lo âu và trầm cảm có an toàn khi mang thai không?
Các biện pháp tự nhiên là những biện pháp chữa bệnh an toàn nhất, tuy nhiên, mẹ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc. Các loại thảo mộc hoặc chất bổ sung hầu hết không được nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó khó có thể biết liều lượng chính xác an toàn cho cơ thể mẹ.
Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phi dược lý để giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng, sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
• Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp nói chuyện này tập trung vào việc đưa ra những cách mới để xử lý những suy nghĩ tiêu cực thông qua việc đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề. Các bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn xử lý các phản ứng của mình trước những tình huống căng thẳng nhất định.
• Bài tập thở sâu
Bài tập này khuyến khích hít vào và thở ra đúng cách, từ đó giúp làm dịu lo lắng và kiểm soát những khoảnh khắc căng thẳng. Có nhiều ứng dụng miễn phí như Calm và Insight Timer có thể hướng dẫn bạn thực hiện các loại kỹ thuật thở này.
• Tập thể dục thường xuyên
Đi bộ, yoga và bơi lội là những cách tuyệt vời để điều trị các bệnh về tâm thần khi mang thai và chúng có thể giúp giảm mức độ lo lắng của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ trước khi theo đuổi bất kỳ một thói quen tập thể dục khi mang thai nào.
• Bắt đầu viết nhật ký
Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để ghi lại những lo lắng và sợ hãi. Việc viết lên giấy có thể giúp bạn trút những gánh nặng trong lòng mình, làm giảm mức độ căng thẳng và hiểu được các yếu tố kích hoạt căng thẳng để cách xử lý chúng hiệu quả hơn.
• Ưu tiên sự thư giãn
Hãy hòa mình vào sở thích của bản thân như đọc tiểu thuyết, mát-xa, làm móng hoặc đơn giản là ngồi yên lặng và thiền định. Thực hiện một chuyến đi trong ngày ra khỏi thành phố cũng có thể là một cách tuyệt vời xả stress và giúp tinh thần thoải mái hơn. Như vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý về tâm thần vẫn có thể được sử dụng nếu đó là một loại thuốc an toàn và phù hợp với cơ thể mẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, mẹ cũng nên thử tập trung vào các biện pháp phi dược lý để có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe tâm thần một cách tốt nhất mà vẫn hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp đến bé.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng