Mất ngủ khi mang thai và một số mẹo giúp khắc phục tình trạng này

- Không thể ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu và làm thế nào để khắc phục nó? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Tại sao mất ngủ lại thường xảy ra khi mang thai?
Nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy khó ngủ khi mang thai và đây là nguyên nhân của vấn đề này: 
Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang bầu có thể gây ra mất ngủ. Hormone progesterone cao hơn trong thai kỳ có thể làm mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, nhưng đồng thời cũng có thể gây khó khăn khi ngủ vào ban đêm.
Tăng kích thước tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung của người mẹ cũng lớn dần lên và tạo áp lực lên các cơ và cơ quan xung quanh. Điều này có thể gây khó khăn khi tìm vị trí thoải mái để ngủ. 
Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nghẹt mũi, hoặc đi tiểu đêm có thể làm mẹ khó ngủ trong đêm. 
Cảm xúc và căng thẳng: Việc chuẩn bị cho sự ra đời của đứa bé và các thay đổi tâm lý liên quan đến việc trở thành một người cha mẹ mới có thể gây ra căng thẳng và lo lắng, dẫn đến mất ngủ. 
Mất ngủ khi mang thai và một số mẹo giúp khắc phục tình trạng này 1
2. Mất ngủ khi mang thai có gây hại cho con không?
Có thể hiểu được rằng nếu mẹ ngủ không ngon thì em bé cũng sẽ vậy. Nhưng mẹ đừng lo lắng bởi em bé vẫn sẽ ngủ ngay cả khi người mẹ đang thức.
Tuy nhiên, sức khỏe của em bé có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu chứng mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mẹ hàng ngày và tăng nguy cơ bị thương do ngã, ngủ gật, ... Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ kinh niên khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, trầm cảm, chuyển dạ lâu hơn và thường phải mổ lấy thai. 
Mất ngủ khi mang thai và một số mẹo giúp khắc phục tình trạng này 2
3. Phải làm gì để khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai?
• Thư giãn trước khi đi ngủ với một số hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm, uống một tách trà thảo dược an toàn cho bà bầu, nghe nhạc êm dịu, xoa bóp chân, tập yoga, thiền  hoặc bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn.
• Tạo ra một môi trường ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoáng đãng: đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp để ngủ, sử dụng rèm cửa dày hoặc tối màu để ngăn cản ánh sáng, … 
• Mặc đồ ngủ thoải mái: Mẹ có thể thích mặc quần áo ngủ rộng rãi và được làm bằng sợi tự nhiên, hoặc quần áo ngủ mềm mượt hoặc các sản phẩm làm từ vải lanh mát mẻ, tùy thuộc vào sở thích của bạn.
• Tránh ăn bữa lớn gần giờ đi ngủ và nếu đi tiểu thường xuyên là một vấn đề, hãy cắt giảm đồ uống vào ban đêm.
• Ôm thập gối để giúp bạn thoải mái: Mẹ có thể muốn thử nhiều loại gối khác nhau, có thể là gối thông thường hoặc gối được sản xuất riêng cho phụ nữ mang thai, gối có hình chữ C hoặc chữ U hay đơn giản là một chiếc gối ôm dài. 
• Tìm một tư thế nằm yêu thích mới: Có thể mẹ đã quen với một số tư thế ngủ nhưng chiếc bụng to lại cản đường bạn đến với tư thế yêu thích. Hãy cố gắng không tập trung vào vị trí ngủ và sắp xếp giường ngủ phù hợp cho những tư thế ngủ mới. 
• Nếu mẹ vẫn chưa ngủ được sau 20 đến 30 phút lên giường, hãy đứng dậy và đi sang phòng khác. Đọc tạp chí hoặc nghe nhạc cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ, có thể ăn nhẹ hoặc uống một cốc sữa ấm rồi quay lại giường.
Mất ngủ khi mang thai và một số mẹo giúp khắc phục tình trạng này 3
Khi đang mang thai điều đặc biệt quan trọng là tìm được sự hỗ trợ phù hợp để mẹ có thể thư giãn khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu mẹ thường xuyên khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc những biện pháp khác hiệu quả hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây