Làm sao để đối phó với chứng chuột rút khi mang thai ?
2023-09-22T15:49:56+07:00 2023-09-22T15:49:56+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-trong-thoi-ky-mang-thai/lam-sao-de-doi-pho-voi-chung-chuot-rut-khi-mang-thai-838.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_03/chuot-rut-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
24/03/2023 08:54 | Sức khoẻ trong thời kỳ mang thai
-
Gần một nửa số phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng bị chuột rút ở chân – những cơn co thắt cơ không chủ ý gây đau ở phần bắp chân, bàn chân hoặc cả hai. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi mang thai ở giai đoạn 2 và 3.
Phần lớn chuột rút cơ khi mang thai xảy ra ở chân, nhưng ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện ở lưng, bụng, bàn chân hoặc bàn tay. Mặc dù không rõ chính xác nguyên nhân gây ra những cơn co thắt cơ này, nhưng chứng chuột rút ở chân có thể do tăng cân khi mang thai và những thay đổi trong hệ tuần hoàn của mẹ. Áp lực từ em bé đang lớn cũng có thể chèn ép các dây thần kinh và mạch máu đi đến chân.
Vậy làm cách nào để đối phó với chứng chuột rút ở chân khi mang thai?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với những người bị chuột rút, cần tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống của mình bằng cách bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, quả hạch,… 2. Giãn cơ
Việc giãn cơ nhẹ nhàng khi bị chuột rút sẽ làm giảm cơn đau dần dần và giúp cơ bắp sớm trở lại tình trạng ban đầu. 3. Xoa bóp
Đây thường là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xoa dịu chứng chuột rút và giảm cơn đau liên quan đến nó. Xoa bóp cơ bị chuột rút và các cơ lân cận sẽ giúp loại bỏ cơn chuột rút một cách nhanh chóng. 4. Chườm nóng
Có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm, túi vải làm nóng hoặc một số miếng đệm sưởi ấm để có thể giảm giãn cơ và giúp xoa dịu cơn chuột rút.
5. Chườm đá
Dùng túi nước đá và chườm lên cơ bị chuột rút cũng là một biện pháp hiệu quả giúp loại bỏ cơn đau liên quan đến chuột rút cơ bắp.
6. Tập thể dục thường xuyên
Đây là một biện pháp lâu dài giúp loại bỏ nguy cơ chuột rút chân ở mẹ. Hãy thực hiện những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng cơ thể để điều chỉnh nhịp thở và giúp cơ bắp được hoạt động, tranh gây ra hiện tượng chèn ép mạch máu. Trên đây là một số biện pháp giúp đối phó với cơn chuột rút nhanh chóng tại nhà. Nếu tình trạng chuột rút cơ vẫn diễn ra thường xuyên và không thể thực hiện những biện pháp trên, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và phát hiện chứng bệnh tồn tại trong cơ thể, tránh làm bệnh phát triển.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với những người bị chuột rút, cần tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống của mình bằng cách bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, quả hạch,… 2. Giãn cơ
Việc giãn cơ nhẹ nhàng khi bị chuột rút sẽ làm giảm cơn đau dần dần và giúp cơ bắp sớm trở lại tình trạng ban đầu. 3. Xoa bóp
Đây thường là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xoa dịu chứng chuột rút và giảm cơn đau liên quan đến nó. Xoa bóp cơ bị chuột rút và các cơ lân cận sẽ giúp loại bỏ cơn chuột rút một cách nhanh chóng. 4. Chườm nóng
Có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm, túi vải làm nóng hoặc một số miếng đệm sưởi ấm để có thể giảm giãn cơ và giúp xoa dịu cơn chuột rút.
5. Chườm đá
Dùng túi nước đá và chườm lên cơ bị chuột rút cũng là một biện pháp hiệu quả giúp loại bỏ cơn đau liên quan đến chuột rút cơ bắp.
6. Tập thể dục thường xuyên
Đây là một biện pháp lâu dài giúp loại bỏ nguy cơ chuột rút chân ở mẹ. Hãy thực hiện những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng cơ thể để điều chỉnh nhịp thở và giúp cơ bắp được hoạt động, tranh gây ra hiện tượng chèn ép mạch máu. Trên đây là một số biện pháp giúp đối phó với cơn chuột rút nhanh chóng tại nhà. Nếu tình trạng chuột rút cơ vẫn diễn ra thường xuyên và không thể thực hiện những biện pháp trên, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và phát hiện chứng bệnh tồn tại trong cơ thể, tránh làm bệnh phát triển.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng