Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào?

22/03/2023 17:31 | Sức khỏe dinh dưỡng
- Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng khác nhau, người bệnh đái tháo đường ăn gì để tránh biến chứng nặng nề là câu hỏi của nhiều người. Có nhiều loại thực phẩm khác nhau rất an toàn mà người bệnh có thể cân nhắc để thêm vào chế độ ăn của mình.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh liên quan đến sự rối loạn khi chuyển hóa chất bột đường. Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, nó sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai yếu tố.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào 1
Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng nguy hiểm
Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường hiện nay chia làm 3 type và mỗi type có nguyên nhân và biểu hiện khác nhau.
Đái tháo đường type 1: do phá hủy tế bào beta tụy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối trong cơ thể. Đây còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, loại bệnh tiểu đường này xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất insulin. Nó thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu và được coi là một bệnh tự miễn dịch.
Đái tháo đường type 2: (hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin) do giảm chức năng của tế bào tụy tiến triển nên kháng insulin. Đây là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất và được đặc trưng bởi cơ thể không có khả năng sử dụng insulin đúng cách. Nó thường liên quan đến các yếu tố lối sống như lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém.
Đái tháo thai kỳ: là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong thời điểm 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ mà trước đó không có chẩn đoán ĐTĐ type 1, type 2. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn sau này trong đời. Cho nên đối với phụ nữ có thai bị tiểu đường gọi là tiểu đường thai kỳ cần cẩn thận sau sinh nên đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào 2
Đái tháo đường được chia làm 3 type
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường
Một chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn chung cho những người mắc bệnh tiểu đường:
• Ăn nhiều loại thực phẩm: Tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, nguồn protein nạc và chất béo lành mạnh.
• Kiểm soát khẩu phần ăn: Ăn khẩu phần nhỏ hơn có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu.
• Chọn carbohydrate một cách khôn ngoan: Chọn carbohydrate có nhiều chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
• Hạn chế đường bổ sung: Thực phẩm và đồ uống có nhiều đường bổ sung, chẳng hạn như kẹo và đồ uống có đường, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
• Kết hợp chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong quả hạch, hạt và quả bơ, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
• Theo dõi lượng natri của bạn: Lượng natri cao có thể dẫn đến huyết áp cao, đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào 3
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là rất quan trọng
Các thực phẩm khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường
Dưới đây là 1 số thực phẩm mà người bệnh tiểu đường có thể ăn:
• Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn... Nên chọn: gạo lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc...
• Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành...)
• Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá nạc, tôm...
• Dầu thực vật (dầu nành, dầu vừng...).
• Ăn đa dạng các loại rau.
• Các loại hoa quả có hàm lượng đường ít, trung bình: roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín...
• Chọn các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp: Glucerna, Gluvita, Nutrien diabetes....
Những thực phẩm hạn chế dùng
• Miến dong, bánh mì trắng.
• Phủ tạng động vật như: tim, gan, bầu dục...và mỡ động vật.
• Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm...
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào 4
Người bị đái tháo đường cần hạn chế ăn bánh mì trắng
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Người mắc đái tháo đường không nên ăn các loại thực phẩm sau:
• Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
• Các loại quả sấy khô.
• Rượu, bia, nước ngọt có đường...
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường như thế nào 5
Người bị đái tháo đường không nên ăn các loại bánh kẹo và đồ uống nhiều đường
Cách chế biến thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường
• Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da.
• Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
• Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
Chú ý: không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là hãy đi khám bác sĩ thường xuyên để nhận được một kế hoạch điều trị toàn diện bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc và theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu của họ. Xây dựng chế độ lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây