Vì sao không nên ăn hàu sống?
2023-06-20T18:21:31+07:00 2023-06-20T18:21:31+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/vi-sao-khong-nen-an-hau-song-1490.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_06/vi-sao-khong-nen-an-hau-song-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
20/06/2023 08:54 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Nhiều người có thói quen ăn hàu sống vắt chanh để cảm nhận độ tươi của hải sản. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến khích người dân không nên ăn hàu sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn vibrio - loại vi khuẩn có thể làm tổn thương da nghiêm trọng, khiến hoại tử và phải cắt chi.
Ăn hàu sống không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Không chỉ ở vùng biển, tại các thành phố như Hà Nội, hàu nướng, hàu sống vắt chanh được bán với giá rất rẻ, chỉ khoảng 5-7 nghìn/ con và được bày bán la liệt dọc các chợ và tuyến phố ăn uống.
Hàu là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt dành cho cánh đàn ông cần bổ sung sinh lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của việc ăn hàu, nhất là ăn hàu sống.
Hàu sống chứa vi khuẩn gì?
Hàu sống chứa vi khuẩn Vibrio. Trong tự nhiên, vi khuẩn Vibrio tồn tại tự nhiên trong vùng nước ven biển, nơi hàu và nhiều loài động vật có vỏ khác sinh sống. Chúng tập trung chủ yếu trong cơ thể của những loài động vật này. Vì vậy, khi ăn hàu hoặc một số loài động vật có vỏ chưa được nấu chín, người tiêu thụ có thể có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 80.000 trường hợp bệnh do Vibrio xảy ra trên toàn quốc. Trong số đó, có 100 người tử vong.
Bệnh thường gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, khi nhiệt độ nước tăng lên. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể mắc bệnh trong các tháng còn lại của năm.
Vi khuẩn Vibrio có trong hàu không có dấu hiệu nào (như hình dạng, mùi vị) để dễ phân biệt. Ăn hàu sống có thể gây tử vong không?
Ăn hàu sống hoàn toàn có thể gây tử vong. Vi khuẩn Vibrio có trong hầu sẽ khiến chúng ta bị nhiễm trùng. Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn Vibrio vì ăn hàu thường bị tiêu chảy và nôn mửa. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, tổn thương da nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử và thậm chí tử vong. Tỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn Vibrio có thể lên tới 20%.
Hầu hết những người nhiễm khuẩn Vibrio là do ăn uống trực tiếp các loại hải sản chưa qua nấu chín, đặc biệt là hàu. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm khuẩn khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương trong quá trình hoạt động trong môi trường nước lợ, nước mặn hoặc tiếp xúc với nước ngâm hải sản sống; bị thương do tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn như đá hoặc bề mặt tàu thuyền.
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ như bệnh gan, ung thư, đái tháo đường, HIV hoặc thiếu máu. Ngoài ra, những người đang sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch, thuốc giảm nồng độ axit trong dạ dày hoặc đã trải qua phẫu thuật dạ dày trong thời gian gần đây, cũng như những người trên 65 tuổi, cũng có nguy cơ cao hơn.
Ăn hàu cùng nước sốt nóng có sao không?
Nước sốt nóng cũng không thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio có trong hàu. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh Vibriosis, các chuyên gia y tế tại Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) đưa ra những khuyến nghị sau:
• Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống.
• Tránh tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn nếu bạn có vết thương.
• Che kín vết thương nếu tiếp xúc với hải sản sống. Nếu tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn, hãy rửa kỹ các vết thương hở bằng xà phòng và nước.
• Chỉ ăn động vật có vỏ khi chúng đã được nấu chín. Việc tưới nước sốt nóng, cốt chanh và rượu không đảm bảo tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio và các vi khuẩn có hại khác.
• Khi nấu động vật có vỏ, hãy đun sôi cho đến khi vỏ mở ra và tiếp tục đun thêm 3-5 phút. Chỉ ăn động vật có vỏ đã mở khi nấu. Đối với hàu cắt nhỏ, đun sôi ít nhất 3 phút, chiên trong dầu ít nhất 3 phút hoặc nướng trong 10 phút.
• Những người dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio nên tránh ăn hàu chưa được nấu chín.
• Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, hãy tách riêng hải sản đã nấu chín khỏi hải sản sống. Để tránh nhiễm bệnh Vibriosis qua đường thực phẩm, tránh ăn hải sản sống hoặc chưa được nấu chín. Nếu bạn đã tiếp xúc với động vật có vỏ sống hoặc nước mặn, nước lợ trong thời gian gần và xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Hàu là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt dành cho cánh đàn ông cần bổ sung sinh lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của việc ăn hàu, nhất là ăn hàu sống.
Hàu sống chứa vi khuẩn Vibrio. Trong tự nhiên, vi khuẩn Vibrio tồn tại tự nhiên trong vùng nước ven biển, nơi hàu và nhiều loài động vật có vỏ khác sinh sống. Chúng tập trung chủ yếu trong cơ thể của những loài động vật này. Vì vậy, khi ăn hàu hoặc một số loài động vật có vỏ chưa được nấu chín, người tiêu thụ có thể có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính mỗi năm có khoảng 80.000 trường hợp bệnh do Vibrio xảy ra trên toàn quốc. Trong số đó, có 100 người tử vong.
Bệnh thường gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, khi nhiệt độ nước tăng lên. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể mắc bệnh trong các tháng còn lại của năm.
Vi khuẩn Vibrio có trong hàu không có dấu hiệu nào (như hình dạng, mùi vị) để dễ phân biệt. Ăn hàu sống có thể gây tử vong không?
Ăn hàu sống hoàn toàn có thể gây tử vong. Vi khuẩn Vibrio có trong hầu sẽ khiến chúng ta bị nhiễm trùng. Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn Vibrio vì ăn hàu thường bị tiêu chảy và nôn mửa. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, tổn thương da nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử và thậm chí tử vong. Tỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn Vibrio có thể lên tới 20%.
Hầu hết những người nhiễm khuẩn Vibrio là do ăn uống trực tiếp các loại hải sản chưa qua nấu chín, đặc biệt là hàu. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm khuẩn khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương trong quá trình hoạt động trong môi trường nước lợ, nước mặn hoặc tiếp xúc với nước ngâm hải sản sống; bị thương do tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn như đá hoặc bề mặt tàu thuyền.
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ như bệnh gan, ung thư, đái tháo đường, HIV hoặc thiếu máu. Ngoài ra, những người đang sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch, thuốc giảm nồng độ axit trong dạ dày hoặc đã trải qua phẫu thuật dạ dày trong thời gian gần đây, cũng như những người trên 65 tuổi, cũng có nguy cơ cao hơn.
Nước sốt nóng cũng không thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio có trong hàu. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh Vibriosis, các chuyên gia y tế tại Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) đưa ra những khuyến nghị sau:
• Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống.
• Tránh tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn nếu bạn có vết thương.
• Che kín vết thương nếu tiếp xúc với hải sản sống. Nếu tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn, hãy rửa kỹ các vết thương hở bằng xà phòng và nước.
• Chỉ ăn động vật có vỏ khi chúng đã được nấu chín. Việc tưới nước sốt nóng, cốt chanh và rượu không đảm bảo tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio và các vi khuẩn có hại khác.
• Khi nấu động vật có vỏ, hãy đun sôi cho đến khi vỏ mở ra và tiếp tục đun thêm 3-5 phút. Chỉ ăn động vật có vỏ đã mở khi nấu. Đối với hàu cắt nhỏ, đun sôi ít nhất 3 phút, chiên trong dầu ít nhất 3 phút hoặc nướng trong 10 phút.
• Những người dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio nên tránh ăn hàu chưa được nấu chín.
• Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, hãy tách riêng hải sản đã nấu chín khỏi hải sản sống. Để tránh nhiễm bệnh Vibriosis qua đường thực phẩm, tránh ăn hải sản sống hoặc chưa được nấu chín. Nếu bạn đã tiếp xúc với động vật có vỏ sống hoặc nước mặn, nước lợ trong thời gian gần và xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng