Cách kiểm soát cơn thèm ăn vặt cho dân văn phòng
2022-12-29T20:14:54+07:00 2022-12-29T20:14:54+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/cach-kiem-soat-con-them-an-vat-cho-dan-van-phong-352.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/thuc-an1_apkn.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
29/12/2022 19:00 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Những đồ ăn vặt thường được các chị em nạp cho mình vào những buổi chiều tà, đó là thú vui và cũng là sở thích của hầu hết các chị em phụ nữ đặc biệt là dân văn phòng.
Nếu cảm giác thèm ăn của bạn bắt đầu trở nên điên cuồng và đòi hỏi sự thỏa mãn mỗi ngày, hãy can đảm lên : Bạn không phó mặc cân nặng cho ham muốn ăn uống của mình. Bạn có thể học kiểm soát “cơn buồn miệng” này tốt hơn những gì bạn nghĩ.
Hiểu rõ cơn thèm ăn bắt nguồn từ đâu
Hiểu rõ về cảm giác thèm ăn là rất quan trọng vì môi trường xung quanh chúng ta luôn có sẵn nhiều lựa chọn ăn vặt hấp dẫn có thể khiến chúng ta ăn quá nhiều. Các yếu tố kích thích ăn uống từ môi trường bên ngoài - chẳng hạn như nhìn thấy hoặc ngửi thấy một món ăn hấp dẫn trên mạng xã hội hay từ bàn làm việc của đồng nghiệp kế bên - là nguyên nhân gây ra cảm giác thèm ăn của chúng ta. Nhất là với đồ ngọt, bạn càng ăn nhiều đồ ngọt, bạn càng tăng cảm giác thèm đồ ngọt. Nguồn cơn của việc ăn quà chiều cũng đến từ những khuyến mãi của các app đặt đồ ăn. Hiểu được tâm lý của dân công sở, các app gọi đồ ăn nhảy pop-up thông báo khuyến mại liên tục khiến chúng ta khó lòng kìm lại. Khi không thể cưỡng lại được những hình ảnh bắt mắt, những trạng thái thông báo của các loại hình quảng cáo thì chúng ta dễ bị đưa vào trạng thái thèm ăn, mong muốn thử món mới, và rồi tình trạng gọi đồ tới tấp sẽ xuất hiện.
Đừng đổ lỗi cho dinh dưỡng
Một lý do phổ biến là mọi người thèm ăn một số loại thực phẩm để lấp đầy sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhưng nó không phải như vậy. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng mọi người có cảm giác thèm ăn ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ calo và chất dinh dưỡng.
Theo lý thuyết, chúng ta cảm thấy thèm ăn là do nhu cầu dinh dưỡng. Nhưng thật không may, con người ít dựa vào bản năng mà dựa nhiều môi trường xung quanh, xu thế xã hội, sở thích cá nhân để xác định những gì họ ăn.
Tâm trạng tốt, tâm trạng xấu
Một số cảm xúc nhất định, bao gồm căng thẳng, buồn bã và chán nản, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn của dân văn phòng. Stress trong công việc có thể trở thành tín hiệu có điều kiện để ăn.
Nhưng tâm trạng vui vẻ thậm chí có thể là thủ phạm nhiều hơn. Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Mỹ với khoảng 1.000 người Mỹ, 86% thèm đồ ăn thoải mái khi họ vui và 74% thèm ăn khi họ muốn ăn mừng hoặc tự thưởng cho mình. Chỉ 52% thèm ăn khi buồn chán và 39% khi buồn hoặc cô đơn.
Họ giải thích: "Tôi muốn làm điều gì đó để kéo dài cảm giác vui vẻ hoặc trải nghiệm hạnh phúc của mình. Họ có xu hướng thích" những món ăn giống bữa ăn hơn, tốt cho sức khỏe hơn ", trong khi những người khác tâm trạng buồn có nhiều khả năng tìm kiếm kem, bánh quy hoặc khoai tây chiên.
Vậy chúng ta cần kiểm soát cơn thèm ăn vặt của mình như thế nào?
Sử dụng biện pháp Kiểm soát Khẩu phần ăn. Hãy cho phép bản thân ăn nhưng phải kiểm soát khẩu phần ăn chứ không được ăn thoả thích. Ví dụ, với những miếng khoai chiên hay nem chua rán bạn chỉ nên ăn 1-2 miếng cho mỗi chiều hoặc uống nửa cốc trà sữa, ăn nửa cốc chè thôi.
Lừa cảm giác của bản thân cũng là một cách hay. Kiểm soát khẩu phần ăn không hiệu quả với tất cả mọi người, đặc biệt nếu có sẵn những món ăn hấp dẫn. Giấu đồ ăn vặt ở phía sau tủ; đừng để nó trên bàn làm việc hoặc nơi dễ thấy hoặc trì hoãn giãn thời gian ăn vặt thì số lượng ăn vặt sẽ giảm bớt.
Thay thế một thực phẩm lành mạnh hơn. Bạn có thể thèm vật vã vì món bánh su kem sô cô la đó, nhưng ăn thứ gì đó tốt cho sức khỏe hơn sẽ loại bỏ cảm giác thèm ăn đó gần như hiệu quả. Hay hãy nghĩ về những hậu quả của việc ăn những thứ đó như tăng cân, làm cho da xấu, làm nổi mụn… bạn sẽ kiềm chế được việc thèm ăn vặt đó. Ví dụ, ăn những lát táo với bơ đậu phộng có thể khiến bạn hài lòng như thể bạn vung tiền ăn kem vậy, ông nói.
Thực ra, cảm giác hài lòng có thể không xảy ra ngay lập tức hoặc thậm chí trong 5 phút, nhưng nó sẽ bắt đầu sau 15 đến 20 phút sau đó. Chỉ cần đảm bảo ăn một lượng bằng với lượng thức ăn mong muốn. Nếu không, bạn sẽ vẫn đói , và cơn thèm của bạn vẫn còn đó -- chờ bạn đầu hàng.
Làm việc gì khác. Đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động không liên quan đến đồ ăn cho đến khi cơn thèm ăn qua đi. Đó có thể là đi dạo, chống đẩy hoặc gọi điện cho bạn bè. Cảm giác thèm ăn chỉ thoáng qua, vì vậy chúng sẽ giảm bớt hoặc biến mất trong vòng một giờ, nếu không muốn nói là sớm hơn. Nhưng đừng chờ đợi nó qua đi một cách thụ động.
Lên kế hoạch. Những cảm giác thèm ăn nguy hiểm nhất là những cảm giác mãn tính. Đó sẽ là những cảm giác khó đối phó nhất. Giả sử rằng vào hầu hết các ngày, khoảng 3 giờ chiều, bạn thèm một uống một cốc trà sữa hay một cốc chè full topping. Tốt hơn là ta nên có một kế hoạch kiên định. Đảm bảo có sẵn kẹo cao su không đường, sẵn sàng cho vào miệng khi cơn thèm ập đến. Hoặc tạo thói quen đi dạo vào thời điểm đó. Cuối cùng bạn sẽ học được cách thay thế sự thèm muốn đó.
Ăn vặt là một trong nhiều niềm vui mỗi ngày của dân văn phòng. Thế nhưng đừng để niềm vui này lấn át kế hoạch giảm cân của bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những mẹo hay để bạn mạnh mẽ vượt qua bữa xế chiều.
Hiểu rõ cơn thèm ăn bắt nguồn từ đâu
Hiểu rõ về cảm giác thèm ăn là rất quan trọng vì môi trường xung quanh chúng ta luôn có sẵn nhiều lựa chọn ăn vặt hấp dẫn có thể khiến chúng ta ăn quá nhiều. Các yếu tố kích thích ăn uống từ môi trường bên ngoài - chẳng hạn như nhìn thấy hoặc ngửi thấy một món ăn hấp dẫn trên mạng xã hội hay từ bàn làm việc của đồng nghiệp kế bên - là nguyên nhân gây ra cảm giác thèm ăn của chúng ta. Nhất là với đồ ngọt, bạn càng ăn nhiều đồ ngọt, bạn càng tăng cảm giác thèm đồ ngọt. Nguồn cơn của việc ăn quà chiều cũng đến từ những khuyến mãi của các app đặt đồ ăn. Hiểu được tâm lý của dân công sở, các app gọi đồ ăn nhảy pop-up thông báo khuyến mại liên tục khiến chúng ta khó lòng kìm lại. Khi không thể cưỡng lại được những hình ảnh bắt mắt, những trạng thái thông báo của các loại hình quảng cáo thì chúng ta dễ bị đưa vào trạng thái thèm ăn, mong muốn thử món mới, và rồi tình trạng gọi đồ tới tấp sẽ xuất hiện.
Đừng đổ lỗi cho dinh dưỡng
Một lý do phổ biến là mọi người thèm ăn một số loại thực phẩm để lấp đầy sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhưng nó không phải như vậy. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng mọi người có cảm giác thèm ăn ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ calo và chất dinh dưỡng.
Theo lý thuyết, chúng ta cảm thấy thèm ăn là do nhu cầu dinh dưỡng. Nhưng thật không may, con người ít dựa vào bản năng mà dựa nhiều môi trường xung quanh, xu thế xã hội, sở thích cá nhân để xác định những gì họ ăn.
Tâm trạng tốt, tâm trạng xấu
Một số cảm xúc nhất định, bao gồm căng thẳng, buồn bã và chán nản, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn của dân văn phòng. Stress trong công việc có thể trở thành tín hiệu có điều kiện để ăn.
Nhưng tâm trạng vui vẻ thậm chí có thể là thủ phạm nhiều hơn. Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Mỹ với khoảng 1.000 người Mỹ, 86% thèm đồ ăn thoải mái khi họ vui và 74% thèm ăn khi họ muốn ăn mừng hoặc tự thưởng cho mình. Chỉ 52% thèm ăn khi buồn chán và 39% khi buồn hoặc cô đơn.
Họ giải thích: "Tôi muốn làm điều gì đó để kéo dài cảm giác vui vẻ hoặc trải nghiệm hạnh phúc của mình. Họ có xu hướng thích" những món ăn giống bữa ăn hơn, tốt cho sức khỏe hơn ", trong khi những người khác tâm trạng buồn có nhiều khả năng tìm kiếm kem, bánh quy hoặc khoai tây chiên.
Vậy chúng ta cần kiểm soát cơn thèm ăn vặt của mình như thế nào?
Sử dụng biện pháp Kiểm soát Khẩu phần ăn. Hãy cho phép bản thân ăn nhưng phải kiểm soát khẩu phần ăn chứ không được ăn thoả thích. Ví dụ, với những miếng khoai chiên hay nem chua rán bạn chỉ nên ăn 1-2 miếng cho mỗi chiều hoặc uống nửa cốc trà sữa, ăn nửa cốc chè thôi.
Lừa cảm giác của bản thân cũng là một cách hay. Kiểm soát khẩu phần ăn không hiệu quả với tất cả mọi người, đặc biệt nếu có sẵn những món ăn hấp dẫn. Giấu đồ ăn vặt ở phía sau tủ; đừng để nó trên bàn làm việc hoặc nơi dễ thấy hoặc trì hoãn giãn thời gian ăn vặt thì số lượng ăn vặt sẽ giảm bớt.
Thay thế một thực phẩm lành mạnh hơn. Bạn có thể thèm vật vã vì món bánh su kem sô cô la đó, nhưng ăn thứ gì đó tốt cho sức khỏe hơn sẽ loại bỏ cảm giác thèm ăn đó gần như hiệu quả. Hay hãy nghĩ về những hậu quả của việc ăn những thứ đó như tăng cân, làm cho da xấu, làm nổi mụn… bạn sẽ kiềm chế được việc thèm ăn vặt đó. Ví dụ, ăn những lát táo với bơ đậu phộng có thể khiến bạn hài lòng như thể bạn vung tiền ăn kem vậy, ông nói.
Thực ra, cảm giác hài lòng có thể không xảy ra ngay lập tức hoặc thậm chí trong 5 phút, nhưng nó sẽ bắt đầu sau 15 đến 20 phút sau đó. Chỉ cần đảm bảo ăn một lượng bằng với lượng thức ăn mong muốn. Nếu không, bạn sẽ vẫn đói , và cơn thèm của bạn vẫn còn đó -- chờ bạn đầu hàng.
Làm việc gì khác. Đánh lạc hướng bản thân bằng một hoạt động không liên quan đến đồ ăn cho đến khi cơn thèm ăn qua đi. Đó có thể là đi dạo, chống đẩy hoặc gọi điện cho bạn bè. Cảm giác thèm ăn chỉ thoáng qua, vì vậy chúng sẽ giảm bớt hoặc biến mất trong vòng một giờ, nếu không muốn nói là sớm hơn. Nhưng đừng chờ đợi nó qua đi một cách thụ động.
Lên kế hoạch. Những cảm giác thèm ăn nguy hiểm nhất là những cảm giác mãn tính. Đó sẽ là những cảm giác khó đối phó nhất. Giả sử rằng vào hầu hết các ngày, khoảng 3 giờ chiều, bạn thèm một uống một cốc trà sữa hay một cốc chè full topping. Tốt hơn là ta nên có một kế hoạch kiên định. Đảm bảo có sẵn kẹo cao su không đường, sẵn sàng cho vào miệng khi cơn thèm ập đến. Hoặc tạo thói quen đi dạo vào thời điểm đó. Cuối cùng bạn sẽ học được cách thay thế sự thèm muốn đó.
Ăn vặt là một trong nhiều niềm vui mỗi ngày của dân văn phòng. Thế nhưng đừng để niềm vui này lấn át kế hoạch giảm cân của bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những mẹo hay để bạn mạnh mẽ vượt qua bữa xế chiều.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng