Ăn gì, uống gì nhanh khỏi sốt xuất huyết?
2022-12-16T18:12:43+07:00 2022-12-16T18:12:43+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/an-gi-uong-gi-nhanh-khoi-sot-xuat-huyet-211.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/an-gi-uong-gi-nhanh-khoi-sot-xuat-huyet-dinh-duong-can-thiet-bo-xung-cho-nguoi-bi-sot-xuat-huyet-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
05/12/2022 08:59 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Khi có những dấu hiệu sốt xuất huyết, ngoài việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất thì điều mà nhiều người quan tâm hàng đầu là vấn đề dinh dưỡng. Vì thế, câu hỏi "Ăn gì, uống gì nhanh khỏi bệnh" sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Chán ăn, đắng miệng…là những biểu hiện của người mắc bệnh sốt xuất huyết. Dinh dưỡng đưa vào cơ thể giảm đi, sức đề kháng, hệ miễn dịch lúc này cũng đang “xuống đáy” khiến cho sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng.
1. Bổ sung nước
Khi bạn có những đặc điểm đầu tiên của dấu hiệu sốt xuất huyết tấn công, tình trạng mất nước sẽ trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, người bệnh nên bổ sung nước bằng cách dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước dừa, nước chanh, nước ép, trái cây tươi (ưu tiên hoa quả có múi, chứa nhiều vitamin C như đu đủ, bưởi, cam, ổi, dưa gang), oresol…để bổ sung lượng nước bị mất, cung cấp chất điện giải và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các loại nước hoa quả tươi vốn giàu vitamin C và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, người bệnh sốt xuất huyết nên chú ý thêm vào các bữa ăn của mình.
Lưu ý khi bổ sung nước:
• Trẻ < 5 tuổi: Bổ sung 0,5 – 1l nước/ngày
Đối với trẻ đang bú mẹ: Trong sữa mẹ có nhiều đề kháng tự nhiên, vì thế, cần cho bé bú nhiều hơn thường ngày nhưng nên chia thành nhiều lần, không ép bé bú.
• Trẻ > 5 tuổi: Nạp khoảng 1,5 – 2,5l chất lỏng/này
• Người lớn: 2,5 – 3l chất lỏng/ngày
Tuy nhiên, TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý truyền nước nếu không muốn tiếp tay cho “tử thần”. Đây là điều đã được cảnh báo qua rất nhiều mùa dịch sốt xuất huyết.
2. Thức ăn dễ tiêu hóa
Các chuyên gia y tế cho biết: Sốt xuất huyết đi qua 3 giai đoạn/thời kỳ:
- Giai đoạn sốt
- Giai đoạn xuất huyết
- Giai đoạn phục hồi
Khi thuốc điều trị và vaccine vẫn đang còn là “ẩn số” thì việc bồi bổ giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh bằng dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu. Người bệnh, nhất là trẻ em thường mệt mỏi, rệu rã, chán ăn nên thực phẩm dễ tiêu hóa là lựa chọn phù hợp nhất. Đồ ăn nên chế biến dưới dạng lỏng, mềm, nhuyễn giúp người bệnh dễ hấp thu.
Người bị sốt xuất huyết cần được cân đối dinh dưỡng với 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, không nên kiêng khem dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Nên chú ý bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn như bông cải xanh, súp lơ, cải bó xôi… và các món từ trứng sữa, thịt, cá, bò, gà…bổ sung năng lượng, bù lại dinh dưỡng cho người bệnh.
Lưu ý: Nên chia nhỏ khẩu phần ăn:
• Đối với trẻ em: 6 – 8 bữa/ngày
• Đối với người lớn: 4 – 6 bữa/ ngày
Nếu thấy cơ thể đáp ứng tốt, nên tăng khối lượng mỗi bữa ăn lên một cách từ từ nhưng vẫn giữ nguyên tắc mềm lỏng – dễ tiêu hóa để phòng ngừa xuất huyết dạ dày.
3. Thực phẩm bổ sung tiểu cầu
Khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu bị virus tấn công và bị sụt giảm nhanh chóng. Để bù đắp lượng tiểu cầu này, có thể bổ sung các thực phẩm sau:
• Thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, rau bina),
• Vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí… )
• Vitamin K (rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành…)
• Folate (có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn)
• Sắt (có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, tim, gan, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô...)
4. Đồ ăn thức uống cần tránh
Người bệnh có dấu hiệu sốt xuất huyết cần tránh xa: đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa cồn, có gas hay caffein…Đây đều là những thực phẩm khó tiêu, dễ gây nôn và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Ngoài ra, cũng có một số lời khuyên là không nên dùng thực phẩm đậm màu (màu đỏ, màu đen như: thanh long, củ dền, lựu) bởi khi bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì rất khó phân biệt khi nôn mửa hoặc đại tiện.
Lưu ý: Khi người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm thì vẫn không nên ăn uống ồ ạt để “bù bữa” mà vẫn giữ nguyên chế độ dinh dưỡng trước đó và tăng dần về lượng cho đến khi ổn định. Ngoài ra, cần kết hợp với luyện tập, thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe ban đầu.
Tóm lại, để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, việc cần thiết đối với tất cả mọi người là luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết: giữ vệ sinh cá nhân, môi trường ở thoáng mát, sạch sẽ. Tránh nước đọng, các chai lọ, thùng chứa luôn đậy nắp kín đảm bảo không tạo ra môi trường cho muỗi sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, thuốc chống muỗi, trang phục dài, ngủ màn nên được thực hiện đầy đủ. Và khi đã có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế kịp thời để có phác đồ điều trị và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho cơ thể tránh bị suy nhược.
1. Bổ sung nước
Khi bạn có những đặc điểm đầu tiên của dấu hiệu sốt xuất huyết tấn công, tình trạng mất nước sẽ trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, người bệnh nên bổ sung nước bằng cách dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước dừa, nước chanh, nước ép, trái cây tươi (ưu tiên hoa quả có múi, chứa nhiều vitamin C như đu đủ, bưởi, cam, ổi, dưa gang), oresol…để bổ sung lượng nước bị mất, cung cấp chất điện giải và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các loại nước hoa quả tươi vốn giàu vitamin C và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, người bệnh sốt xuất huyết nên chú ý thêm vào các bữa ăn của mình.
Lưu ý khi bổ sung nước:
• Trẻ < 5 tuổi: Bổ sung 0,5 – 1l nước/ngày
Đối với trẻ đang bú mẹ: Trong sữa mẹ có nhiều đề kháng tự nhiên, vì thế, cần cho bé bú nhiều hơn thường ngày nhưng nên chia thành nhiều lần, không ép bé bú.
• Trẻ > 5 tuổi: Nạp khoảng 1,5 – 2,5l chất lỏng/này
• Người lớn: 2,5 – 3l chất lỏng/ngày
Tuy nhiên, TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý truyền nước nếu không muốn tiếp tay cho “tử thần”. Đây là điều đã được cảnh báo qua rất nhiều mùa dịch sốt xuất huyết.
2. Thức ăn dễ tiêu hóa
Các chuyên gia y tế cho biết: Sốt xuất huyết đi qua 3 giai đoạn/thời kỳ:
- Giai đoạn sốt
- Giai đoạn xuất huyết
- Giai đoạn phục hồi
Khi thuốc điều trị và vaccine vẫn đang còn là “ẩn số” thì việc bồi bổ giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh bằng dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu. Người bệnh, nhất là trẻ em thường mệt mỏi, rệu rã, chán ăn nên thực phẩm dễ tiêu hóa là lựa chọn phù hợp nhất. Đồ ăn nên chế biến dưới dạng lỏng, mềm, nhuyễn giúp người bệnh dễ hấp thu.
Người bị sốt xuất huyết cần được cân đối dinh dưỡng với 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, không nên kiêng khem dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Nên chú ý bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn như bông cải xanh, súp lơ, cải bó xôi… và các món từ trứng sữa, thịt, cá, bò, gà…bổ sung năng lượng, bù lại dinh dưỡng cho người bệnh.
Lưu ý: Nên chia nhỏ khẩu phần ăn:
• Đối với trẻ em: 6 – 8 bữa/ngày
• Đối với người lớn: 4 – 6 bữa/ ngày
Nếu thấy cơ thể đáp ứng tốt, nên tăng khối lượng mỗi bữa ăn lên một cách từ từ nhưng vẫn giữ nguyên tắc mềm lỏng – dễ tiêu hóa để phòng ngừa xuất huyết dạ dày.
3. Thực phẩm bổ sung tiểu cầu
Khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu bị virus tấn công và bị sụt giảm nhanh chóng. Để bù đắp lượng tiểu cầu này, có thể bổ sung các thực phẩm sau:
• Thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, rau bina),
• Vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí… )
• Vitamin K (rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành…)
• Folate (có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn)
• Sắt (có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, tim, gan, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô...)
4. Đồ ăn thức uống cần tránh
Người bệnh có dấu hiệu sốt xuất huyết cần tránh xa: đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa cồn, có gas hay caffein…Đây đều là những thực phẩm khó tiêu, dễ gây nôn và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Ngoài ra, cũng có một số lời khuyên là không nên dùng thực phẩm đậm màu (màu đỏ, màu đen như: thanh long, củ dền, lựu) bởi khi bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì rất khó phân biệt khi nôn mửa hoặc đại tiện.
Lưu ý: Khi người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm thì vẫn không nên ăn uống ồ ạt để “bù bữa” mà vẫn giữ nguyên chế độ dinh dưỡng trước đó và tăng dần về lượng cho đến khi ổn định. Ngoài ra, cần kết hợp với luyện tập, thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe ban đầu.
Tóm lại, để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, việc cần thiết đối với tất cả mọi người là luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết: giữ vệ sinh cá nhân, môi trường ở thoáng mát, sạch sẽ. Tránh nước đọng, các chai lọ, thùng chứa luôn đậy nắp kín đảm bảo không tạo ra môi trường cho muỗi sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, thuốc chống muỗi, trang phục dài, ngủ màn nên được thực hiện đầy đủ. Và khi đã có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế kịp thời để có phác đồ điều trị và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho cơ thể tránh bị suy nhược.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng