Chậm kinh nhưng không có thai, vì sao?
2023-07-15T23:22:48+07:00 2023-07-15T23:22:48+07:00 https://songkhoe360.vn/phu-nu-va-lam-dep/cham-kinh-nhung-khong-co-thai-vi-sao-1666.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/cham-kinh-nhung-khong-co-thai-1.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/07/2023 17:38 | Phụ nữ và làm đẹp
-
Đối với các cô gái, mặc dù mỗi kỳ kinh nguyệt là một giai đoạn khó chịu, thậm chí là vật vã, nhưng nếu một tháng không thấy “bà dì” của mình ghé thăm thì hẳn cũng thấp thỏm không yên.
Hiện tượng kinh nguyệt đột nhiên bị chậm kinh hoặc mất kinh nguyệt trong tháng khá phổ biến với phái nữ và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Mất kinh trong một tháng có thể do nhiều nguyên nhân tạm thời và không đáng lo ngại như stress, thay đổi môi trường sống, tập luyện quá mức,… hoặc thường xảy ra vào những giai đoạn đầu của tuổi dậy thì.
1. Các nguyên nhân khiến con gái đột nhiên mất kinh
• Stress và căng thẳng:
Căng thẳng và stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone của cơ thể, đặc biệt là hormone tuyến yên (nơi sản xuất estrogen và progesterone). Khi cơ thể gặp căng thẳng, nồng độ hormone có thể bị ảnh hưởng và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí gây mất kinh.
• Rối loạn dinh dưỡng:
Rối loạn dinh dưỡng, bao gồm việc bỏ bữa hoặc chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, có thể gây ảnh hưởng đến hormone và hệ thống nội tiết. Khi cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết để tổng hợp hormon, quá trình sản xuất estrogen có thể bị ảnh hưởng, thậm chí dừng lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn và dẫn đến sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. • Hoạt động thể lực quá sức:
Bên cạnh tăng cường sức khỏe, nhiều người còn tập luyện thể chất để giúp giảm cân. Tuy nhiên, nếu con gái tập luyện quá mức hoặc tăng cường hoạt động thể lực đột ngột có thể gây căng thẳng cho cơ thể và cũng ảnh hưởng đến hệ thống hormon và chu kỳ kinh nguyệt của các cô nàng. Khi cơ thể thiếu cân, đặc biệt khi BMI giảm xuống 18 -19, có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):
PCOS là một chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ. Trong PCOS, cơ thể sản xuất quá nhiều hormone nam (androgen) và ít hormone nữ (estrogen và progesterone) hơn. Việc rối loạn này chính là nguyên nhân gây đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, làm mất kinh hoặc gây chu kỳ kinh không đều.
• Rối loạn tuyến giáp:
Rối loạn tuyến giáp, bao gồm thiếu hoặc thừa hormon tuyến giáp cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp, như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình kinh nguyệt. Do đó, khi bị rối loạn tuyến giáp, nồng độ hormone bị ảnh hưởng và gây rối loạn kinh nguyệt. 2. Làm thế nào để khắc phục những vấn đề chậm kinh, mất kinh?
Nhận biết được nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của mình, điều quan trọng là các cô gái phải có những biện pháp điều chỉnh để cơ thể sớm trở lại bình thường.
• Thay đổi lối sống và dinh dưỡng: Hãy đảm bảo bản thân có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và năng lượng bằng cách ăn đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc, protein và chất béo lành mạnh. • Giảm căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng thì hãy học cách quản lý căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày như thử tập yoga, thiền định, tập thể dục,… và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bản thân.
• Tập luyện một cách cân đối: Là con gái, hãy tập luyện đều đặn và có lịch trình hợp lý để vừa giúp giữ thân hình cân đối, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tránh tập luyện quá mức hoặc căng thẳng về mặt vận động. Bạn có thể tham khảo tư vấn của chuyên gia về lịch trình tập luyện phù hợp cho bản thân. Là một cô gái, hẳn việc mất kinh nguyệt có thể gây cho các cô nàng nhiều lo lắng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, nếu vấn đề mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt liên tục diễn ra bạn nên đi khám bác sĩ để nhận sự điều trị sớm nhất.
• Stress và căng thẳng:
Căng thẳng và stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone của cơ thể, đặc biệt là hormone tuyến yên (nơi sản xuất estrogen và progesterone). Khi cơ thể gặp căng thẳng, nồng độ hormone có thể bị ảnh hưởng và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí gây mất kinh.
• Rối loạn dinh dưỡng:
Rối loạn dinh dưỡng, bao gồm việc bỏ bữa hoặc chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, có thể gây ảnh hưởng đến hormone và hệ thống nội tiết. Khi cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết để tổng hợp hormon, quá trình sản xuất estrogen có thể bị ảnh hưởng, thậm chí dừng lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn và dẫn đến sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. • Hoạt động thể lực quá sức:
Bên cạnh tăng cường sức khỏe, nhiều người còn tập luyện thể chất để giúp giảm cân. Tuy nhiên, nếu con gái tập luyện quá mức hoặc tăng cường hoạt động thể lực đột ngột có thể gây căng thẳng cho cơ thể và cũng ảnh hưởng đến hệ thống hormon và chu kỳ kinh nguyệt của các cô nàng. Khi cơ thể thiếu cân, đặc biệt khi BMI giảm xuống 18 -19, có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):
PCOS là một chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ. Trong PCOS, cơ thể sản xuất quá nhiều hormone nam (androgen) và ít hormone nữ (estrogen và progesterone) hơn. Việc rối loạn này chính là nguyên nhân gây đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, làm mất kinh hoặc gây chu kỳ kinh không đều.
• Rối loạn tuyến giáp:
Rối loạn tuyến giáp, bao gồm thiếu hoặc thừa hormon tuyến giáp cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp, như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình kinh nguyệt. Do đó, khi bị rối loạn tuyến giáp, nồng độ hormone bị ảnh hưởng và gây rối loạn kinh nguyệt. 2. Làm thế nào để khắc phục những vấn đề chậm kinh, mất kinh?
Nhận biết được nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của mình, điều quan trọng là các cô gái phải có những biện pháp điều chỉnh để cơ thể sớm trở lại bình thường.
• Thay đổi lối sống và dinh dưỡng: Hãy đảm bảo bản thân có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và năng lượng bằng cách ăn đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc, protein và chất béo lành mạnh. • Giảm căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng thì hãy học cách quản lý căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày như thử tập yoga, thiền định, tập thể dục,… và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bản thân.
• Tập luyện một cách cân đối: Là con gái, hãy tập luyện đều đặn và có lịch trình hợp lý để vừa giúp giữ thân hình cân đối, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tránh tập luyện quá mức hoặc căng thẳng về mặt vận động. Bạn có thể tham khảo tư vấn của chuyên gia về lịch trình tập luyện phù hợp cho bản thân. Là một cô gái, hẳn việc mất kinh nguyệt có thể gây cho các cô nàng nhiều lo lắng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, nếu vấn đề mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt liên tục diễn ra bạn nên đi khám bác sĩ để nhận sự điều trị sớm nhất.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng