Top những trà thảo mộc giúp giảm mỡ, giảm cân
2024-03-07T08:26:00+07:00 2024-03-07T08:26:00+07:00 https://songkhoe360.vn/khoe-dep-tu-nhien/top-nhung-tra-thao-moc-giup-giam-mo-giam-can-3430.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_03/top-nhung-tra-thao-moc-giup-giam-mo-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
07/03/2024 08:26 | Khoẻ - Đẹp tự nhiên
-
Trong xã hội ngày nay, việc duy trì một cân nặng lành mạnh và một lối sống tích cực ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu. Trong danh sách những phương pháp hỗ trợ giảm cân, trà thảo mộc nổi lên như một lựa chọn tự nhiên và dễ tiếp cận. Cùng khám phá những loại trà có thể giúp kích thích quá trình đốt cháy mỡ, kiểm soát cảm giác thèm ăn ngay sau đây.
1. Trà lá sen
Lá sen sau khi phơi khô có hình dạng tròn, nhăn nheo và nhàu nát, đường kính dao động từ 30 đến 60cm. Mặt trên của lá sen có màu lục tro và hơi nhám, trong khi mặt dưới có màu lục nâu, nhẵn bóng và mép nguyên. Gân lá sen được phân bố khoảng 17-23 gân tỏa tròn giống như hình nan bánh xe. Đặc trưng của lá sen là mùi thơm đặc biệt.
Về tính vị, lá sen mang hương vị đắng, hơi chát và có tính bình. Theo quan điểm của Đông y, lá sen thuộc quy kinh Can, tỳ và vị. Tác dụng chính của lá sen là thẩm thấp, thanh nhiệt, khử ứ và chỉ huyết.
Ngoài ra, lá sen còn được sử dụng để chữa chứng say nắng, sốt vào mùa hè, buồn nôn kèm đi ngoài. Lá sen tươi còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp hạ lipid máu, giảm cân và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Cách sử dụng lá sen: Lấy 20g lá sen tươi, hãm với nước nóng để uống như một loại trà thay thế cho nước lọc hàng ngày.
Cần lưu ý rằng lá sen không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, không nên sử dụng lá sen uống dài ngày mà cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia y tế.
2. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ Bầu bí, là một loại thảo dược quý hiếm với nhiều giá trị dinh dưỡng và dược tính. Cây giảo cổ lam có thân mảnh, tua cuốn đơn để leo, lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa của giảo cổ lam có hình dạng chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm.
Quả của cây giảo cổ lam có hình dạng khô và hình cầu, thường có đường kính từ 5 - 9mm, quả khi chín có màu đen. Bộ phận thường được sử dụng của cây giảo cổ lam là lá và cành non.
Theo y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị đắng, hơi ngọt và tính mát, thuộc quy kinh Phế, Tỳ, Thận. Cây giảo cổ lam được biết đến với nhiều tác dụng quý báu như: ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc, tư âm, tiêu đờm giảm ho. Giảo cổ lam còn được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm gan, tăng lipid máu, suy nhược cơ thể và mệt mỏi. Đặc biệt, giảo cổ lam thường được kê đơn trong trường hợp giảm mỡ máu và cần bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Cách sử dụng giảo cổ lam thông thường: Lấy 5 - 10g giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống hàng ngày. Lưu ý không nên uống giảo cổ lam vào buổi tối, không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm và không dùng quá 60g khô/người/ngày để tránh tác động phụ không mong muốn.
3. Trà sơn tra
Sơn tra là một loại cây thân gỗ, phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sơn tra thường được biết đến với những tác dụng quý giá trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cây sơn tra thường cao khoảng 6m, với cành nhỏ có gai. lá của cây có hình dạng dài 5 - 10cm, rộng 4 - 7cm, có 3 - 5 thùy, mép lá có răng cưa, mặt dưới của lá có lông mịn theo các gân lá, cuống lá dài khoảng 2 - 6cm. Hoa của sơn tra thường mọc thành tán, với 5 cánh hoa màu trắng, đài hoa có lông mịn.
Quả của sơn tra có hình dạng cầu, đường kính từ 1 - 1,5cm và khi chín có màu đỏ thắm. Quả sơn tra thường được gọi là chua chát, táo mèo và được hái về để sử dụng. Quả có thể được thái ngang hoặc bổ dọc, sau đó phơi hoặc sấy khô để bảo quản. Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua, ngọt và tính ấm. Cây có tác dụng tiêu thực và hóa tích. Sơn tra được sử dụng trong điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như ăn uống chậm tiêu, đầy chướng bụng khó chịu, đầy bụng ợ hơi không tiêu, giảm mỡ máu và tăng cường sức đề kháng.
Cách sử dụng sơn tra thường là hãm 10g sơn tra khô với nước nóng già, sau đó uống thay nước lọc hàng ngày. Sơn tra cũng có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc các sản phẩm y tế khác.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng sơn tra với mục đích điều trị bệnh, người dùng cần tìm hiểu kỹ hơn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp, cũng như tư vấn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Cần lưu ý rằng sơn tra không nên được sử dụng đối với những người mắc chứng chán ăn lâu ngày mà không có triệu chứng khó tiêu. Sơn tra chỉ nên được dùng trong các trường hợp bệnh mới diễn ra do thức ăn thịt cá nhiều dầu mỡ, giàu lipid, thừa năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Việc sử dụng các loại trà thảo mộc để giúp giảm mỡ hiệu quả cũng cần phải kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh và giảm mỡ, cũng như chế độ tập luyện thể dục thể thao đúng đắn và đều đặn. Xây dựng những thói quen tốt này sẽ giúp đánh bay các khối mỡ tích tụ trong cơ thể một cách hiệu quả.
Lá sen sau khi phơi khô có hình dạng tròn, nhăn nheo và nhàu nát, đường kính dao động từ 30 đến 60cm. Mặt trên của lá sen có màu lục tro và hơi nhám, trong khi mặt dưới có màu lục nâu, nhẵn bóng và mép nguyên. Gân lá sen được phân bố khoảng 17-23 gân tỏa tròn giống như hình nan bánh xe. Đặc trưng của lá sen là mùi thơm đặc biệt.
Về tính vị, lá sen mang hương vị đắng, hơi chát và có tính bình. Theo quan điểm của Đông y, lá sen thuộc quy kinh Can, tỳ và vị. Tác dụng chính của lá sen là thẩm thấp, thanh nhiệt, khử ứ và chỉ huyết.
Ngoài ra, lá sen còn được sử dụng để chữa chứng say nắng, sốt vào mùa hè, buồn nôn kèm đi ngoài. Lá sen tươi còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp hạ lipid máu, giảm cân và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Cách sử dụng lá sen: Lấy 20g lá sen tươi, hãm với nước nóng để uống như một loại trà thay thế cho nước lọc hàng ngày.
Cần lưu ý rằng lá sen không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, không nên sử dụng lá sen uống dài ngày mà cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia y tế.
2. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ Bầu bí, là một loại thảo dược quý hiếm với nhiều giá trị dinh dưỡng và dược tính. Cây giảo cổ lam có thân mảnh, tua cuốn đơn để leo, lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa của giảo cổ lam có hình dạng chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm.
Quả của cây giảo cổ lam có hình dạng khô và hình cầu, thường có đường kính từ 5 - 9mm, quả khi chín có màu đen. Bộ phận thường được sử dụng của cây giảo cổ lam là lá và cành non.
Theo y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị đắng, hơi ngọt và tính mát, thuộc quy kinh Phế, Tỳ, Thận. Cây giảo cổ lam được biết đến với nhiều tác dụng quý báu như: ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc, tư âm, tiêu đờm giảm ho. Giảo cổ lam còn được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm gan, tăng lipid máu, suy nhược cơ thể và mệt mỏi. Đặc biệt, giảo cổ lam thường được kê đơn trong trường hợp giảm mỡ máu và cần bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Cách sử dụng giảo cổ lam thông thường: Lấy 5 - 10g giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống hàng ngày. Lưu ý không nên uống giảo cổ lam vào buổi tối, không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm và không dùng quá 60g khô/người/ngày để tránh tác động phụ không mong muốn.
3. Trà sơn tra
Sơn tra là một loại cây thân gỗ, phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sơn tra thường được biết đến với những tác dụng quý giá trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cây sơn tra thường cao khoảng 6m, với cành nhỏ có gai. lá của cây có hình dạng dài 5 - 10cm, rộng 4 - 7cm, có 3 - 5 thùy, mép lá có răng cưa, mặt dưới của lá có lông mịn theo các gân lá, cuống lá dài khoảng 2 - 6cm. Hoa của sơn tra thường mọc thành tán, với 5 cánh hoa màu trắng, đài hoa có lông mịn.
Quả của sơn tra có hình dạng cầu, đường kính từ 1 - 1,5cm và khi chín có màu đỏ thắm. Quả sơn tra thường được gọi là chua chát, táo mèo và được hái về để sử dụng. Quả có thể được thái ngang hoặc bổ dọc, sau đó phơi hoặc sấy khô để bảo quản. Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua, ngọt và tính ấm. Cây có tác dụng tiêu thực và hóa tích. Sơn tra được sử dụng trong điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như ăn uống chậm tiêu, đầy chướng bụng khó chịu, đầy bụng ợ hơi không tiêu, giảm mỡ máu và tăng cường sức đề kháng.
Cách sử dụng sơn tra thường là hãm 10g sơn tra khô với nước nóng già, sau đó uống thay nước lọc hàng ngày. Sơn tra cũng có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc các sản phẩm y tế khác.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng sơn tra với mục đích điều trị bệnh, người dùng cần tìm hiểu kỹ hơn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp, cũng như tư vấn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Cần lưu ý rằng sơn tra không nên được sử dụng đối với những người mắc chứng chán ăn lâu ngày mà không có triệu chứng khó tiêu. Sơn tra chỉ nên được dùng trong các trường hợp bệnh mới diễn ra do thức ăn thịt cá nhiều dầu mỡ, giàu lipid, thừa năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Việc sử dụng các loại trà thảo mộc để giúp giảm mỡ hiệu quả cũng cần phải kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh và giảm mỡ, cũng như chế độ tập luyện thể dục thể thao đúng đắn và đều đặn. Xây dựng những thói quen tốt này sẽ giúp đánh bay các khối mỡ tích tụ trong cơ thể một cách hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc
-
Hồng Phượng Uống thì uống tì tì đấy mà nếu không kiêng cái miệng và chăm tapajl luyện thì cug k ăn thua mấy
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
08/03/2024 09:57
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng