Mách mẹ cách bổ sung DHA cho trẻ hiệu quả
2023-12-19T17:38:40+07:00 2023-12-19T17:38:40+07:00 https://songkhoe360.vn/dinh-duong-cho-me-va-be/mach-me-cach-bo-sung-dha-cho-tre-hieu-qua-3015.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_12/mach-me-cach-bo-sung-dha-cho-tre-hieu-qua-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/12/2023 15:20 | Dinh dưỡng cho mẹ và bé
-
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, việc bổ sung DHA là rất quan trọng bởi nó liên quan chặt chẽ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt là não bộ và mắt.
Nguồn cung cấp DHA thì rất đa dạng, từ thực phẩm thông thường trong ăn uống đến thực phẩm chức năng, do vậy, cha mẹ có thể thoải mái và dễ dàng lựa chọn. Thế nhưng, bổ sung DHA cho trẻ thế nào cho hiệu quả và an toàn thì lại là điều mà không phải mẹ nào cũng biết.
1. DHA cần thiết như thế nào tới sự phát triển của trẻ?
- Đối với mắt: DHA chiếm một phần lớn trong cấu tạo võng mạc mắt. Do vậy, bổ sung đầy đủ DHA là một trong những điều kiện cần thiết để có đôi mắt sáng và khỏe, tránh tình trạng mắt khô, mờ mắt.
- Đối với não bộ: DHA chính là một trong những chất quan trọng để giúp não bộ hình thành và phát triển, tăng cường được chỉ số IQ. Bên cạnh đó, DHA còn chiếm phần lớn của chất xám – thứ quyết định đến tốc độ dẫn truyền thông tin của các tế bào thần kinh. Do vậy, những trẻ có lượng DHA đầy đủ thì thường thông minh, tư duy nhanh chóng, chính xác hơn.
Do cơ thể cần DHA để phát triển ngay từ khi còn trong bào thai, do vậy, việc bổ sung DHA cần thực hiện từ khi mẹ đang còn thai nghén. 2. Nên lưu ý những gì khi bổ sung DHA cho trẻ
Như bất kỳ loại dưỡng chất nào khác, DHA cũng cần được bổ sung đúng và đủ thì mới phát huy hết hiệu quả. Bổ sung thiếu, thừa, hay không đúng thời điểm cho trẻ đều gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của bé.
Dưới đây là các lưu ý khi cho trẻ bổ sung DHA mà cha mẹ nên nằm lòng:
2.1 Định lượng bổ sung DHA theo độ tuổi
• Trẻ < 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi luôn cần bổ sung DHA, nếu trẻ bí mẹ hoàn toàn thì DHA trong sữa mẽ là đủ cho trẻ, còn nếu trẻ ăn sữa công thức, thì cha mẹ nên chọn loại sữa có DHA để cung cấp cho trẻ.
• Trẻ từ 6 tháng tuổi - 1 tuổi: Đây là giai đoạn vàng để não bộ và mắt trẻ bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, do vậy việc bổ sung DHA trong giai đoạn phải thường xuyên liên tục.
Tuy nhiên, lượng DHA trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã khá đầy đủ, cha mẹ nên bổ sung thêm DHA cho trẻ từ nguồn thực phẩm khi ăn dặm là đủ, không nên lạm dụng dùng thực phẩm chức năng trong giai đoạn này. • Trẻ từ 1 tuổi đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, não bộ rất cần DHA để phát triển chức năng học hỏi rèn luyện kỹ năng, khám phá và ghi nhớ thông tin xung quanh. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên bổ sung cho trẻ khoảng 100-250mg DHA/ngày.
Lượng DHA này hoàn toàn có thể hấp thụ đủ thông qua ăn uống, chỉ khi trường hợp bé quá biếng ăn, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tìm loại thực phẩm chức năng phù hợp cho trẻ.
• Trẻ từ 6 tuổi: Trên 6 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu đi học chính thức, lúc này não bộ lại càng cần phát triển tốt hơn hết, do vậy DHA luôn cần bổ sung đủ. Tuy nhiên trẻ vào tầm tuổi này thì đã ăn thực đơn đa dạng như người lớn, do vậy DHA thường được cung cấp đủ qua đường ăn uống.
Đối với trẻ quá biếng ăn, cha mẹ nên cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ
2.2 Thời điểm bổ sung DHA
Đối với những trẻ bổ sung DHA qua thực phẩm chức năng (trẻ biếng ăn, hoặc trẻ 1-6 tháng tuổi), thì cha mẹ nên bổ sung cho con đúng liều lượng của bác sĩ. Thời điểm cho con uống DHA nên cố định trong ngày. Tốt nhất nên là buổi sáng sớm và buổi tối. Buổi tối uống DHA giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Còn bổ sung DHA vào buổi sáng cho trẻ thì nên kết hợp với thực phẩm giàu acid béo như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, cá hồi, cá trích, sẽ giúp trẻ có một ngày mới tràn đầy năng lượng. 2.3 Những lưu ý khi bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Đối với những trường hợp cần bổ sung cho trẻ DHA thông qua thực phẩm chức năng, cha mẹ thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và thông tin trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc kéo dài hơn thời gian quy định.
Việc bổ sung quá nhiều DHA thì sẽ gây nên những tác dụng phụ mang ảnh hưởng nặng nề, nhất đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Một trong số đó là:
• Cơ thể dư thừa DHA có thể làm loãng máu, khiến trẻ dễ chảy máu hơn bình thường
• Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, hoặc tiêu chảy.
• Dư thừa DHA quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não của trẻ khiến bé gặp trở ngại về ngôn ngữ và suy giảm khả năng tập trung.
• Một số trẻ còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc, dễ nóng giận, cáu gắt
• Cơ thể được cung cấp quá nhiều DHA dễ gây ra tình trạng béo phì và tồn tại những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp 3. Những thực phẩm giàu DHA mà mẹ nên biết
Như đã nói, con đường tốt nhất để bổ sung DHA cho trẻ là thông qua ăn uống. Những thực phẩm giàu DHA thường cũng rất giàu những vi chất dinh dưỡng khác, dưới đây là những thực phẩm giàu DHA mẹ nên biết:
Ngũ cốc – các loại hạt
Hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, óc chó, hạt lạc, hạt điều, yến mạch, v.v.v rất giàu DHA và các acid béo, tốt cho trí não và hệ tim mạch, cha mẹ có thể làm sữa hạt hoặc chế biến thành các món ăn vặt, ăn chính cho trẻ.
Các loại cá béo
Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám... là các loại cá có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển thông minh của bé, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
Tôm, cua, mực
Những hải sản như tôm cua mực không chỉ chứa nhiều đạm, iod, mà còn giàu DHA, rất thích hợp để mẹ cho bé đổi bữa. Tuy nhiên, với những trẻ ít tháng, dưới 7 tháng tuổi, tốt nhất mẹ cần cho trẻ ăn 1 lượng nhỏ ở lần đầu tiên để kiểm tra dị ứng, sau đó tăng dần lượng. Lòng đỏ trứng gà
Đây là thực phẩm cực kỳ dễ ăn, dễ chế biến, và giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn từ 1 đến 4 lòng đỏ trứng/ tuần tùy vào số tháng tuổi. Hãy lưu ý là chế biến trứng chín kỹ để đảm bảo vệ sinh.
Các loại rau
Các loại rau xanh như súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những thực phẩm giàu DHA cho bé. Trẻ nên được ăn rau thường xuyên, vừa bổ sung DHA mà còn đảm bảo bổ sung đủ chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ hãy lưu ý cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía cha mẹ, và bổ sung DHA là một phương pháp hiệu quả và an toàn để phát triển não bộ cho bé yêu. Việc này không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung, học tập mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bổ sung DHA cho trẻ không chỉ đem lại những lợi ích ngay từ lúc nhỏ mà còn góp phần vào việc xây dựng nền tảng cho tương lai của các con.
1. DHA cần thiết như thế nào tới sự phát triển của trẻ?
- Đối với mắt: DHA chiếm một phần lớn trong cấu tạo võng mạc mắt. Do vậy, bổ sung đầy đủ DHA là một trong những điều kiện cần thiết để có đôi mắt sáng và khỏe, tránh tình trạng mắt khô, mờ mắt.
- Đối với não bộ: DHA chính là một trong những chất quan trọng để giúp não bộ hình thành và phát triển, tăng cường được chỉ số IQ. Bên cạnh đó, DHA còn chiếm phần lớn của chất xám – thứ quyết định đến tốc độ dẫn truyền thông tin của các tế bào thần kinh. Do vậy, những trẻ có lượng DHA đầy đủ thì thường thông minh, tư duy nhanh chóng, chính xác hơn.
Do cơ thể cần DHA để phát triển ngay từ khi còn trong bào thai, do vậy, việc bổ sung DHA cần thực hiện từ khi mẹ đang còn thai nghén. 2. Nên lưu ý những gì khi bổ sung DHA cho trẻ
Như bất kỳ loại dưỡng chất nào khác, DHA cũng cần được bổ sung đúng và đủ thì mới phát huy hết hiệu quả. Bổ sung thiếu, thừa, hay không đúng thời điểm cho trẻ đều gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của bé.
Dưới đây là các lưu ý khi cho trẻ bổ sung DHA mà cha mẹ nên nằm lòng:
2.1 Định lượng bổ sung DHA theo độ tuổi
• Trẻ < 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi luôn cần bổ sung DHA, nếu trẻ bí mẹ hoàn toàn thì DHA trong sữa mẽ là đủ cho trẻ, còn nếu trẻ ăn sữa công thức, thì cha mẹ nên chọn loại sữa có DHA để cung cấp cho trẻ.
• Trẻ từ 6 tháng tuổi - 1 tuổi: Đây là giai đoạn vàng để não bộ và mắt trẻ bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, do vậy việc bổ sung DHA trong giai đoạn phải thường xuyên liên tục.
Tuy nhiên, lượng DHA trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã khá đầy đủ, cha mẹ nên bổ sung thêm DHA cho trẻ từ nguồn thực phẩm khi ăn dặm là đủ, không nên lạm dụng dùng thực phẩm chức năng trong giai đoạn này. • Trẻ từ 1 tuổi đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, não bộ rất cần DHA để phát triển chức năng học hỏi rèn luyện kỹ năng, khám phá và ghi nhớ thông tin xung quanh. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên bổ sung cho trẻ khoảng 100-250mg DHA/ngày.
Lượng DHA này hoàn toàn có thể hấp thụ đủ thông qua ăn uống, chỉ khi trường hợp bé quá biếng ăn, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tìm loại thực phẩm chức năng phù hợp cho trẻ.
• Trẻ từ 6 tuổi: Trên 6 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu đi học chính thức, lúc này não bộ lại càng cần phát triển tốt hơn hết, do vậy DHA luôn cần bổ sung đủ. Tuy nhiên trẻ vào tầm tuổi này thì đã ăn thực đơn đa dạng như người lớn, do vậy DHA thường được cung cấp đủ qua đường ăn uống.
Đối với trẻ quá biếng ăn, cha mẹ nên cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ
2.2 Thời điểm bổ sung DHA
Đối với những trẻ bổ sung DHA qua thực phẩm chức năng (trẻ biếng ăn, hoặc trẻ 1-6 tháng tuổi), thì cha mẹ nên bổ sung cho con đúng liều lượng của bác sĩ. Thời điểm cho con uống DHA nên cố định trong ngày. Tốt nhất nên là buổi sáng sớm và buổi tối. Buổi tối uống DHA giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Còn bổ sung DHA vào buổi sáng cho trẻ thì nên kết hợp với thực phẩm giàu acid béo như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, cá hồi, cá trích, sẽ giúp trẻ có một ngày mới tràn đầy năng lượng. 2.3 Những lưu ý khi bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Đối với những trường hợp cần bổ sung cho trẻ DHA thông qua thực phẩm chức năng, cha mẹ thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và thông tin trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc kéo dài hơn thời gian quy định.
Việc bổ sung quá nhiều DHA thì sẽ gây nên những tác dụng phụ mang ảnh hưởng nặng nề, nhất đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Một trong số đó là:
• Cơ thể dư thừa DHA có thể làm loãng máu, khiến trẻ dễ chảy máu hơn bình thường
• Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, hoặc tiêu chảy.
• Dư thừa DHA quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não của trẻ khiến bé gặp trở ngại về ngôn ngữ và suy giảm khả năng tập trung.
• Một số trẻ còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc, dễ nóng giận, cáu gắt
• Cơ thể được cung cấp quá nhiều DHA dễ gây ra tình trạng béo phì và tồn tại những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp 3. Những thực phẩm giàu DHA mà mẹ nên biết
Như đã nói, con đường tốt nhất để bổ sung DHA cho trẻ là thông qua ăn uống. Những thực phẩm giàu DHA thường cũng rất giàu những vi chất dinh dưỡng khác, dưới đây là những thực phẩm giàu DHA mẹ nên biết:
Ngũ cốc – các loại hạt
Hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, óc chó, hạt lạc, hạt điều, yến mạch, v.v.v rất giàu DHA và các acid béo, tốt cho trí não và hệ tim mạch, cha mẹ có thể làm sữa hạt hoặc chế biến thành các món ăn vặt, ăn chính cho trẻ.
Các loại cá béo
Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám... là các loại cá có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển thông minh của bé, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
Tôm, cua, mực
Những hải sản như tôm cua mực không chỉ chứa nhiều đạm, iod, mà còn giàu DHA, rất thích hợp để mẹ cho bé đổi bữa. Tuy nhiên, với những trẻ ít tháng, dưới 7 tháng tuổi, tốt nhất mẹ cần cho trẻ ăn 1 lượng nhỏ ở lần đầu tiên để kiểm tra dị ứng, sau đó tăng dần lượng. Lòng đỏ trứng gà
Đây là thực phẩm cực kỳ dễ ăn, dễ chế biến, và giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn từ 1 đến 4 lòng đỏ trứng/ tuần tùy vào số tháng tuổi. Hãy lưu ý là chế biến trứng chín kỹ để đảm bảo vệ sinh.
Các loại rau
Các loại rau xanh như súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những thực phẩm giàu DHA cho bé. Trẻ nên được ăn rau thường xuyên, vừa bổ sung DHA mà còn đảm bảo bổ sung đủ chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ hãy lưu ý cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía cha mẹ, và bổ sung DHA là một phương pháp hiệu quả và an toàn để phát triển não bộ cho bé yêu. Việc này không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung, học tập mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bổ sung DHA cho trẻ không chỉ đem lại những lợi ích ngay từ lúc nhỏ mà còn góp phần vào việc xây dựng nền tảng cho tương lai của các con.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng