Viêm da tiết bã là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?

17/11/2023 08:54 | Da liễu
- Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là bệnh da liễu mạn tính khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, dai dẳng, dễ tái phát. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm da tiết bã nhé!
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, hình thành do sự rối loạn của tuyến bã nhờn hoặc do nấm Malassezia gây ra các tình trạng tiết bã nhờn ở da mặt, da ngực, da đầu. 
Dấu hiệu viêm da tiết bã
Bệnh viêm da xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên dấu hiệu thì chia thành đặc trưng của 2 nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:
Ở trẻ nhỏ:
Vùng đỉnh đầu sẽ có đóng vảy nhờn như mỡ nhưng không gây ngứa, không gây nứt, rịn nước, vảy có màu trắng, trắng xám hay vàng, thường xuất hiện vào tuần thứ 3-4 sau sinh.
Viêm da tiết bã và vẩy phấn da dầu thường gặp ở lứa tuổi rất nhỏ (10% ở bé trai, 95% ở bé gái). Trẻ dưới 3 tháng mắc nhiều, giảm nhanh khi 1 tuổi, giảm chậm hơn trong 4 tuần tiếp theo, rồi hết hẳn.
Ở thanh thiếu niên và người lớn: 
Bệnh tái phát rầm rộ ở độ tuổi trưởng thành, bắt đầu bằng những vảy bã nhờn ở da dầu kèm nổi hồng ban và đóng vảy ở vùng rãnh môi – mũi hoặc vùng da sau tai. 
Ngoài ra cũng có ở một số vùng khác như: vùng lông mày, vùng râu mọc, chỗ nếp gấp vùng thân, trên ngực, có khi cả ở giữa mặt. 
Viêm da tiết bã có thể có dạng hình cánh hoa, kèm theo có sần nang lông và quanh nang lông màu đỏ nâu, có khi dạng hình vảy phấn, thành mảng khắp người.
Viêm da tiết bã là bệnh gì 1
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã
Hiện nay, nguyên nhân gây viêm da tiết bã chưa được xác định chính xác nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có tính quyết định hoặc góp phần gây nên bệnh này.
- Yếu tố do nấm Malassezia: Nhiều người bệnh viêm da tiết bã khi khám có nhận thấy nấm Malassezia phát triển mạnh. Khi loại nấm này kết hợp với những vi khuẩn có hại trong môi trường sống sẽ tình trạng viêm da dầu nặng hơn
- Yếu tố da mất nước: Nếu da mất nước nhất là độ ẩm không khí giảm xuống thấp trong những thời điểm giao mùa sẽ gây tình trạng da tiết bã nhờn.
- Yếu tố thần kinh: Đối với người hay bị stress, người bị mất cân bằng tâm sinh lý, người mắc bệnh Parkinson thường có nguy cơ mắc bệnh da tiết bã nhờn cao hơn bình thường.
- Yếu tố sinh hoạt: Môi trường sinh hoạt thiếu vệ sinh hay những người khi vệ sinh cá nhân không được chú trọng sẽ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da tiết bã.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu ghi nhận thấy da tiết bã nhờn có thể di truyền từ mẹ sang con, đặc biệt khi người mẹ bị suy giảm nội tiết tố.
Ngoài ra, các yếu tố khác trong đó có dinh dưỡng thiếu cân bằng, người lạm dụng bia rượu, người bị thừa cân – béo phì, người mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch (HIV)… có nguy cơ mắc da tiết bã nhờn.
Viêm da tiết bã là bệnh gì 2
Viêm da tiết bã có chữa được không?
Viêm da tiết bã là một bệnh tự miễn, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tuy bệnh không lây nhưng dai dẳng, dễ tái phát. Chính vì thế, việc điều trị bệnh viêm da tiết bã thường được cho là khá khó khăn và không thể tự khỏi. 
Bệnh nặng nay nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, sức đề kháng và cơ địa của người bệnh và cách chăm sóc theo dõi bệnh của từng cá nhân.
Nhưng nếu được điều trị đúng cách và người bệnh tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt theo chỉ định của các bác sĩ thì bệnh vẫn có thể được đẩy lùi, giải quyết được cơ bản các triệu chứng, phục hồi tình trạng da, ngăn chặn tái phát trong thời gian dài. Cụ thể như sau:
• Gội đầu ít nhất 2 lần mỗi tuần với dầu gội trị nấm.
• Thuốc chống viêm: Clobetasol, Neomycin sulfate, Fluocinolon acetonid,... giúp giảm nhanh triệu chứng trên da, nhưng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ.
• Sử dụng thuốc kháng nấm: Nizoral Cream, Pirolam,... điều trị các bệnh nấm da, móng tay, âm đạo. Ngoài ra, cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh tái nhiễm nấm và giảm nguy cơ mắc bệnh.
• Chất ức chế calcineurin: Tacroz, Elidel, Protopic,... làm giảm sự phát triển của các tế bào miễn dịch và giảm viêm nhiễm ở da.
Việc sử dụng chất ức chế calcineurin có thể gây ra một số tác dụng phụ như nóng rát, ngứa, đỏ da và nhiễm trùng. Do đó, khi sử dụng thuốc này cần được chỉ định và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Viêm da tiết bã là bệnh gì 3
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
• Nên gội đầu cho trẻ hàng ngày với dầu gội dịu nhẹ của trẻ em.
• Mát xa hoặc chải đầu bằng bàn chải mềm sau mỗi lần gội đầu.
• Có thể sử dụng một số loại dầu để bôi lên vùng bị tổn thương: dầu khoáng, dầu ô liu
Viêm da tiết bã là bệnh gì 4
Một số biện pháp dân gian điều trị viêm da tiết bã
Dầu cám gạo: Giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, cải thiện tình trạng ngứa,... Bạn chỉ cần bôi trực tiếp dầu cám gạo lên da và mát xa nhẹ nhàng trong vòng 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
• Mật ong: Sẽ giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho da. Cần làm sạch da trước khi bôi mật ong lên, sau đó mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15 phút và rửa lại với nước sạch.
Viêm da tiết bã là bệnh gì 5
Phèn chua và hoa cúc: Phèn chua giúp sát khuẩn, trị ngứa ngoài da còn hoa cúc giúp giảm các tình trạng đỏ da, phục hồi làn da. Sử dụng 10g phèn chua và 20g hoa cúc nấu với nước sạch. Sau đó dùng hỗn hợp này để ngâm rửa và vệ sinh vùng da bị viêm.
• Lá trầu không: giúp giảm ngứa, giảm viêm, đồng thời giúp phục hồi các vết thương hở, tái tạo làn da mới, có thể dùng lá này để xông hơi, tắm hoặc có thể giã lá trầu rồi bôi lên da trong vòng 5 đến 10 phút và sau đó rửa lại với nước sạch.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học có thể giúp kiểm soát bệnh vì vậy hãy chú ý hơn đến thực đơn của mình: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ăn nhiều rau lá màu xanh, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây