Mẹ đã cho con bú đúng cách chưa
2023-01-05T07:05:00+07:00 2023-01-05T07:05:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-tre-tu-0/me-da-cho-con-bu-dung-cach-chua-386.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/me-da-cho-con-bu-dung-cach-chua.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
05/01/2023 07:05 | Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi
-
Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tạo hóa ban tặng, không có gì có thể thay thế được. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng trẻ cần, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, ngoài việc mẹ có đủ sữa cho em bé ăn còn chú ý tới cách bú phải đúng thì mới có hiệu quả tốt nhất. Làm thế nào để các mẹ biết được mình đã cho con bú đúng hay chưa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Thời điểm nào cho con bú?
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên cho con bú trong vòng nửa giờ sau khi bé được sinh ra. Việc cho trẻ bú sớm giúp trẻ có thể nhận được sữa non. Sữa non tuy chỉ có một số lượng ít nhưng lại cung cấp rất nhiều dinh dưỡng và khánh sinh tự nhiên cho trẻ. Sữa non chứa nhiều năng lượng, protein và vitamin A và nhiều chất kháng khuẩn. Những chất kháng khuẩn này giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, đặc biệt trong 4-6 tháng đầu đời của trẻ.
Sau đó, mẹ cho con bú theo nhu cầu, kể cả ban đêm. Trung bình trẻ bú khoảng 8-10 lần một ngày.
Cách cho con bú thế nào?
Mẹ có thể nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất, tuy nhiên trong những tháng đầu mẹ cần ngồi và tựa lưng vào chỗ vững chắc có gối tựa êm để tránh việc mỏi lưng và tránh việc mẹ mệt ngủ quên gây sặc sữa hoặc ngực đầy sữa che lấp mặt con gây ngạt thở. Và con cần được mẹ bế áp sát vào lòng, đầu và thân con ở trên một đường thẳng, toàn bộ phần thân được mẹ đỡ trong lòng.
Miệng của con phải được mở rộng, ngậm sâu toàn bộ quầng vú của mẹ. Môi dưới con hướng ra ngoài và cằm của con tỳ vào bầu vú mẹ.
Mẹ nên cho con bú kiệt một bên đầu vú rồi mới đổi bên. Bởi sữa đầu và sữa cuối của mẹ có các thành phần khác nhau, sữa đầu có nhiều nước hơn, còn sữa cuối lại có nhiều lipid, protein, tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của con. Nếu mẹ nhiều sữa mà con bú không hết được một bầu vú thì mẹ có thể vắt sữa đầu để con có thể bú được sữa cuối.
Thời gian một lần bú thì sẽ thay đổi tùy trẻ.
Điều hết sức chú ý quan trọng cho thẩm mỹ của chị em là các mẹ thường thuận tay nào hay bế con theo tay đó và cho bú bên thuận gây nên việc tiết sữa không đều và sẽ làm cho 1 bên to 1 bên nhỏ, gây lệch vú sau này của người mẹ. Vì nguyên tắc là bên nào cho bú nhiều thì bên đó về sữa càng nhiều.
Mẹ nên làm gì để hỗ trợ tiết sữa?
Tăng cân và bổ sung thức ăn cho mẹ từ thời kỳ mang thai và cho con bú rất cần thiết cho sự phát triển của con và sự tiết sữa của mẹ. Trung bình mẹ tăng 12-15kg trong suốt thai kỳ. Sau sinh thức ăn của mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, nếu không có có thể ăn đậu, đỗ cũng rất giàu đạm. Nếu mẹ nào mà ít sữa hoặc ăn nhưng vào mẹ không ra nhiều sữa cho con bú thì nên uống thêm sữa bà bầu hoặc sữa tươi tiệt trùng để bổ sung.
Ngoài ra, chị em sau sinh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, để cung cấp thêm vitamin A và sắt. Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị, tránh thức khuya. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng, nhất là vào mùa hè. Các món ăn dân gian như chân giò, rau ngót, đu đủ, trứng .. cũng có tác dụng rất tốt.
Mẹ sau sinh nên lao động vừa sức và cần được nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi trước và ngay sau khi sinh.
Cuối cùng, một tinh thần thoải mái sẽ giúp ích cho mẹ và bé vì tâm lý người mẹ cũng ảnh hưởng khá nhiều tới thai nhi và nguồn sữa, nếu như mẹ bị stress trong những ngày nuôi con nhỏ và đang cho con bú thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra những chất không tốt cho sức khỏe em bé, cho nên mẹ không nên quá lo lắng về bất cứ việc gì, hay việc mình có đủ sữa cho con, và sữa mẹ có đủ tốt cho con không. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý , tinh thần thoải mái nhất để cho ra những chất dinh dưỡng tốt cung cấp cho con bạn được mạnh khoẻ về trí tuệ và thể lực.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên cho con bú trong vòng nửa giờ sau khi bé được sinh ra. Việc cho trẻ bú sớm giúp trẻ có thể nhận được sữa non. Sữa non tuy chỉ có một số lượng ít nhưng lại cung cấp rất nhiều dinh dưỡng và khánh sinh tự nhiên cho trẻ. Sữa non chứa nhiều năng lượng, protein và vitamin A và nhiều chất kháng khuẩn. Những chất kháng khuẩn này giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, đặc biệt trong 4-6 tháng đầu đời của trẻ.
Sau đó, mẹ cho con bú theo nhu cầu, kể cả ban đêm. Trung bình trẻ bú khoảng 8-10 lần một ngày.
Cách cho con bú thế nào?
Mẹ có thể nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất, tuy nhiên trong những tháng đầu mẹ cần ngồi và tựa lưng vào chỗ vững chắc có gối tựa êm để tránh việc mỏi lưng và tránh việc mẹ mệt ngủ quên gây sặc sữa hoặc ngực đầy sữa che lấp mặt con gây ngạt thở. Và con cần được mẹ bế áp sát vào lòng, đầu và thân con ở trên một đường thẳng, toàn bộ phần thân được mẹ đỡ trong lòng.
Miệng của con phải được mở rộng, ngậm sâu toàn bộ quầng vú của mẹ. Môi dưới con hướng ra ngoài và cằm của con tỳ vào bầu vú mẹ.
Mẹ nên cho con bú kiệt một bên đầu vú rồi mới đổi bên. Bởi sữa đầu và sữa cuối của mẹ có các thành phần khác nhau, sữa đầu có nhiều nước hơn, còn sữa cuối lại có nhiều lipid, protein, tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của con. Nếu mẹ nhiều sữa mà con bú không hết được một bầu vú thì mẹ có thể vắt sữa đầu để con có thể bú được sữa cuối.
Thời gian một lần bú thì sẽ thay đổi tùy trẻ.
Điều hết sức chú ý quan trọng cho thẩm mỹ của chị em là các mẹ thường thuận tay nào hay bế con theo tay đó và cho bú bên thuận gây nên việc tiết sữa không đều và sẽ làm cho 1 bên to 1 bên nhỏ, gây lệch vú sau này của người mẹ. Vì nguyên tắc là bên nào cho bú nhiều thì bên đó về sữa càng nhiều.
Mẹ nên làm gì để hỗ trợ tiết sữa?
Tăng cân và bổ sung thức ăn cho mẹ từ thời kỳ mang thai và cho con bú rất cần thiết cho sự phát triển của con và sự tiết sữa của mẹ. Trung bình mẹ tăng 12-15kg trong suốt thai kỳ. Sau sinh thức ăn của mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, nếu không có có thể ăn đậu, đỗ cũng rất giàu đạm. Nếu mẹ nào mà ít sữa hoặc ăn nhưng vào mẹ không ra nhiều sữa cho con bú thì nên uống thêm sữa bà bầu hoặc sữa tươi tiệt trùng để bổ sung.
Ngoài ra, chị em sau sinh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, để cung cấp thêm vitamin A và sắt. Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị, tránh thức khuya. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng, nhất là vào mùa hè. Các món ăn dân gian như chân giò, rau ngót, đu đủ, trứng .. cũng có tác dụng rất tốt.
Mẹ sau sinh nên lao động vừa sức và cần được nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi trước và ngay sau khi sinh.
Cuối cùng, một tinh thần thoải mái sẽ giúp ích cho mẹ và bé vì tâm lý người mẹ cũng ảnh hưởng khá nhiều tới thai nhi và nguồn sữa, nếu như mẹ bị stress trong những ngày nuôi con nhỏ và đang cho con bú thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra những chất không tốt cho sức khỏe em bé, cho nên mẹ không nên quá lo lắng về bất cứ việc gì, hay việc mình có đủ sữa cho con, và sữa mẹ có đủ tốt cho con không. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý , tinh thần thoải mái nhất để cho ra những chất dinh dưỡng tốt cung cấp cho con bạn được mạnh khoẻ về trí tuệ và thể lực.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng