Thai phụ bị tiểu đường trong thai kỳ cần phải làm gì
2022-12-28T10:00:00+07:00 2022-12-28T10:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/thai-phu-bi-tieu-duong-trong-thai-ky-can-phai-lam-gi-346.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/tieu-duong-thai-ky-la-gi.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
28/12/2022 10:00 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Nhiều bà mẹ trước đó chưa có bất kỳ dấu hiệu bị đường huyết nào cho tới khi mang thai, Việc tăng đường huyết trong thai kỳ là tăng đường huyết xuất hiện khi mang thai ở người không có đái tháo đường trước đó, hoặc tình trạng tăng đường huyết được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ. Có thể phát hiện bệnh ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng thường sau tuần thứ 24 mang thai. Đây là bệnh lý có ảnh hưởng xấu đến tình trạng của cả mẹ và thai -sơ sinh nếu không được điều trị tốt.
Vậy làm thế nào để điều tiết và giảm được lượng đường trong máu của thai phụ khi mang thai. Việc đầu tiên là chúng ta nên tuân thủ một cách nghiêm ngặt khuyến cáo của bác sĩ và khám định kỳ. Tuy nhiên, một trong những phương thức điều trị bệnh rất quan trọng, và thường được tiến hành đầu tiên đó chính là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, hay còn gọi là liệu pháp dinh dưỡng nội khoa.
Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa là gì?
Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa (Medical Nutrition Treatment-MNT) là chế độ dinh dưỡng dành riêng cho từng cá nhân, là can thiệp sơ cấp cho những thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu thực hiện tốt liệu pháp dinh dưỡng nội khoa, rất nhiều bệnh nhân sẽ không cần phải sử dụng các thuốc hạ đường huyết nhưng vẫn đạt được kết quả rất tốt cho thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sẽ tập trung vào các vấn đề: tổng năng lượng, phân bố các bữa ăn, phân bố các loại chất trong khẩu phần ăn, chế độ hoạt động thể lực.
Việc xác định tổng mức năng lượng lý tưởng cho một bệnh nhân chưa được một nghiên cứu chuyên biệt nào xác định là bao nhiêu. Nhưng theo ACOG và FIGO, thì có thể ước tính một cách tổng quát rằng: nhu cầu năng lượng một ngày sẽ là 30kcal/kg/ngày nhân với cân nặng lý tưởng, hoặc có thể tính toán một cách chính xác hơn tùy theo cân nặng trước khi có thai. Nhưng dù cho sử dụng chế độ dinh dưỡng thế nào thì vẫn cần tối thiểu 175g carbohydrate, 71g protein, 28g chất xơ mỗi ngày cho thai phụ (hướng dẫn của Dietary Reference Intakes).
Đối với thai phụ béo phì mắc đái tháo đường thai kỳ không nên hạn chế quá mức năng lượng đưa vào cơ thể, đặc biệt là không nên cung cấp dưới 1200kcal/ngày vì sẽ gây xuất hiện ceton máu, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển tâm thần và vận động ở trẻ.
Tăng số lượng bữa ăn và phân bố các bữa ăn
Các thai phụ đang thực hiện liệu pháp dinh dưỡng nội khoa nên ăn 5 đến 7 bữa trong ngày. Trong đó chia thành 3 bữa chính, kèm theo 2 đến 4 bữa ăn nhẹ cách nhau mỗi 2 đến 3 giờ. Tùy thuộc vào kết quả đường huyết của thai phụ, sự thay đổi cân nặng của thai phụ, và sự ngon miệng mà thay đổi chế độ ăn.
Phân bố các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Theo các khuyến cáo, sự phân bố các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn nên là 33 đến 40% carbohydrate, 40% lipid và 20% protein. Trong đó, nên sử dụng các thực phẩm chứa đường phức (như là đậu Hà Lan, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt…) hơn là các thực phẩm chứa đường đơn do ít làm tăng đường huyết sau ăn hơn. 5 loại thức ăn chứa bột đường nên hạn chế gồm: khoai tây, cơm, pasta, bột mì, ngũ cốc. Bên cạnh đó, cần giảm lượng carbohydrate trong bữa sáng vì đây là thời điểm nồng độ cortisol trong máu cao dễ gây tăng đường huyết.
Chế độ hoạt động thể lực cho bệnh nhân
Việc xây dựng chế độ vận động là tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường sẽ là:
- Vận động khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Đi bộ nhanh hoặc tập thể dụng vùng cánh tay trong khi ngồi ghế 10p mỗi ngày sau khi ăn.
- Nếu đã có chế độ vận động tích cực trước khi mang thai thì thai phụ nên duy trì chế độ vận động đó.
Ngoài việc thực hiện liệu pháp dinh dưỡng nội khoa, các thai phụ cũng nên tự theo dõi đường huyết lúc đói 1 lần mỗi ngày và 2 đến 3 lần mỗi ngày với đường huyết sau ăn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thực hiện liệu pháp, sau đó nếu ổn định thì có thể nới lỏng việc theo dõi đường huyết. Hoặc nếu diễn biến đường huyết bất thường thì phải đến gặp các bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn và xem xét việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết.
Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa là gì?
Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa (Medical Nutrition Treatment-MNT) là chế độ dinh dưỡng dành riêng cho từng cá nhân, là can thiệp sơ cấp cho những thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu thực hiện tốt liệu pháp dinh dưỡng nội khoa, rất nhiều bệnh nhân sẽ không cần phải sử dụng các thuốc hạ đường huyết nhưng vẫn đạt được kết quả rất tốt cho thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sẽ tập trung vào các vấn đề: tổng năng lượng, phân bố các bữa ăn, phân bố các loại chất trong khẩu phần ăn, chế độ hoạt động thể lực.
Việc xác định tổng mức năng lượng lý tưởng cho một bệnh nhân chưa được một nghiên cứu chuyên biệt nào xác định là bao nhiêu. Nhưng theo ACOG và FIGO, thì có thể ước tính một cách tổng quát rằng: nhu cầu năng lượng một ngày sẽ là 30kcal/kg/ngày nhân với cân nặng lý tưởng, hoặc có thể tính toán một cách chính xác hơn tùy theo cân nặng trước khi có thai. Nhưng dù cho sử dụng chế độ dinh dưỡng thế nào thì vẫn cần tối thiểu 175g carbohydrate, 71g protein, 28g chất xơ mỗi ngày cho thai phụ (hướng dẫn của Dietary Reference Intakes).
Đối với thai phụ béo phì mắc đái tháo đường thai kỳ không nên hạn chế quá mức năng lượng đưa vào cơ thể, đặc biệt là không nên cung cấp dưới 1200kcal/ngày vì sẽ gây xuất hiện ceton máu, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển tâm thần và vận động ở trẻ.
Tăng số lượng bữa ăn và phân bố các bữa ăn
Các thai phụ đang thực hiện liệu pháp dinh dưỡng nội khoa nên ăn 5 đến 7 bữa trong ngày. Trong đó chia thành 3 bữa chính, kèm theo 2 đến 4 bữa ăn nhẹ cách nhau mỗi 2 đến 3 giờ. Tùy thuộc vào kết quả đường huyết của thai phụ, sự thay đổi cân nặng của thai phụ, và sự ngon miệng mà thay đổi chế độ ăn.
Phân bố các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Theo các khuyến cáo, sự phân bố các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn nên là 33 đến 40% carbohydrate, 40% lipid và 20% protein. Trong đó, nên sử dụng các thực phẩm chứa đường phức (như là đậu Hà Lan, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt…) hơn là các thực phẩm chứa đường đơn do ít làm tăng đường huyết sau ăn hơn. 5 loại thức ăn chứa bột đường nên hạn chế gồm: khoai tây, cơm, pasta, bột mì, ngũ cốc. Bên cạnh đó, cần giảm lượng carbohydrate trong bữa sáng vì đây là thời điểm nồng độ cortisol trong máu cao dễ gây tăng đường huyết.
Chế độ hoạt động thể lực cho bệnh nhân
Việc xây dựng chế độ vận động là tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường sẽ là:
- Vận động khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Đi bộ nhanh hoặc tập thể dụng vùng cánh tay trong khi ngồi ghế 10p mỗi ngày sau khi ăn.
- Nếu đã có chế độ vận động tích cực trước khi mang thai thì thai phụ nên duy trì chế độ vận động đó.
Ngoài việc thực hiện liệu pháp dinh dưỡng nội khoa, các thai phụ cũng nên tự theo dõi đường huyết lúc đói 1 lần mỗi ngày và 2 đến 3 lần mỗi ngày với đường huyết sau ăn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thực hiện liệu pháp, sau đó nếu ổn định thì có thể nới lỏng việc theo dõi đường huyết. Hoặc nếu diễn biến đường huyết bất thường thì phải đến gặp các bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn và xem xét việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng