Nổi Mề Đay Sau Sinh: Mẹ Cần Làm Gì?

- Sau khi chào đón thiên thần nhỏ, niềm hạnh phúc của mẹ thường bị xáo trộn bởi những thay đổi lớn trong cơ thể, đặc biệt là hiện tượng nổi mề đay. Với những cơn ngứa rát, mẩn đỏ bất chợt xuất hiện, mẹ không chỉ lo lắng cho sức khỏe của mình mà còn cho sự an toàn của bé yêu.
Bệnh nổi mề đay sau sinh phổ biến mà nhiều phụ trẻ phải đối mặt. Bệnh này gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người mẹ sau sinh. 
Do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên làm cho cơ thể sinh ra chất Histamin làm da bị nổi mề đay, viêm, sưng lên… hoặc do hệ thống miễn dịch của người phụ nữ giữa thời gian mang thai và thời sau hậu sinh sản có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng không cân bằng, sinh ra hiện tượng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay.
Một số nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh bao gồm stress sau sinh, chế độ chăm sóc mẹ sau sinh, ảnh hưởng bởi các loại thuốc sử dụng trong lúc mang thai và trật tự thói quen sinh hoạt bị đảo lộn.
Stress sau sinh thường xuất hiện bởi sự thay đổi từ bên trong (về cơ địa và tâm lý) lẫn bên ngoài. Những lo lắng về chăm sóc con nhỏ, yếu tố gia đình cũng là những yếu tố rác động đến hệ thần kinh người phụ nữ. Từ đó gián tiếp làm suy yếu hệ miễn dịch.
Chế độ chăm sóc mẹ sau sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh nổi mề đay. Ăn uống kiêng cữ, ăn mặc kín đáo dễ toát nhiều mồ hôi gây bịt kín lỗ chân lông, nằm trong không gian kín lâu ngày, không được tắm gội thường xuyên,… Đều là những yếu tố dị nguyên tác động mạnh đến vấn đề nổi mề đay sau sinh.
Nổi Mề Đay Sau Sinh 2
Ngoài ra, ảnh hưởng bởi các loại thuốc sử dụng trong lúc mang thai cũng có thể gây ra dị ứng nổi mề đay. Các loại thuốc gây mê, gây tê được sử dụng trong lúc sinh đẻ có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay bởi những tác dụng phụ của chúng sau khi sử dụng là khó tránh khỏi.
Trật tự thói quen sinh hoạt bị đảo lộn cũng góp phần vào việc gây ra bệnh nổi mề đay sau sinh. Giờ giấc sinh hoạt của người mẹ gần như bị đảo lộn hoàn toàn theo giờ giấc của con. Canh giờ pha sữa, cho con bú, thay tã hay chăm con khóc dạ đề,… cũng đều là những yếu tố dễ gây khởi phát mề đay sau sinh.
Dưới đây là một số triệu chứng chủ yếu mà người mẹ có thể gặp phải khi bị dị ứng nổi mề đay sau khi sinh:
Cảm giác ngứa về đêm hoặc chiều tối ở vùng nổi mề đay, gây khó chịu - đây thường là một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất của nổi mề đay sau sinh. Cảm giác ngứa có thể làm cho người mẹ cảm thấy không thoải mái và khó chịu, đặc biệt là vào buổi tối khi cơ thể cần nghỉ ngơi.
Da nổi những nốt mẩn đỏ như vết muỗi đốt, chủ yếu ở vùng bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn, những nốt này thường sần và phù kèm theo. Da nổi mẩn và xuất hiện những nốt đỏ có thể làm cho người mẹ lo lắng và không thoải mái. 
Những nốt mẩn này thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm như bụng, cổ tay và chân, và có thể lan rộng thành các mảng lớn, gây ra sự không thoải mái và khó chịu.
Vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục bị sưng và phù kèm theo cảm giác nóng rát. Sự sưng tấy và phù ở các vùng nhạy cảm như mí mắt, môi và bộ phận sinh dục có thể gây ra sự không thoải mái và đau rát cho người mẹ. 
Cơ địa của mỗi người là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau khi bị nổi mề đay sau sinh. Thể trạng cơ địa cũng như cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Đối với một số người, nổi mề đay sau sinh có thể kéo dài trong 2-3 ngày rồi tự động hết, trong khi đối với người khác, có thể mất vài tuần để hoàn toàn hồi phục.
Nổi Mề Đay Sau Sinh 1
Mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Nếu bị nổi mề đay cấp tính, thì thời gian lành bệnh nhanh hơn so với nổi mề đay mãn tính, cũng phụ thuộc vào cách điều trị và chăm sóc sau sinh của người phụ nữ.
Sức khỏe và chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau khi bị nổi mề đay sau sinh. Phụ nữ có sức khỏe tốt và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cần thiết thì thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi trải qua giai đoạn sinh nở.
Ngoài việc gây ra sự khó chịu về thể chất, nổi mề đay sau sinh cũng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như thanh quản bị co thắt, khó thở; tụt huyết áp; sốt cao; stress, căng thẳng, mất ngủ và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 
Do đó, việc chăm sóc và điều trị cho người phụ nữ sau khi sinh bị nổi mề đay là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ và em bé.
Để điều trị nổi mề đay sau khi sinh, có một số cách mà bạn có thể áp dụng tại nhà để giảm nhẹ tình trạng này.
Uống nhiều nước, uống trà xanh hoặc các loại trà làm từ thảo mộc cũng có thể hỗ trợ trong việc làm dịu cơn ngứa và phục hồi tình trạng da.
Sinh hoạt điều độ, khoa học, ngủ đủ giấc, đúng giờ và giảm căng thẳng stress sẽ giúp cơ thể tái tạo và phục hồi nhanh chóng hơn. 
Nổi Mề Đay Sau Sinh 3
Giữ ấm cho cơ thể và tránh tiếp xúc với gió, vi khuẩn cũng như những tác nhân gây dị ứng để ngăn chặn sự phát triển của nổi mề đay. Sử dụng những bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát, đặc biệt là khi ngủ và tắm với bột yến mạch có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa.
Đối với những trường hợp nổi mề đay sau khi sinh nặng hoặc mãn tín cần tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả và hướng dẫn bạn cách chăm sóc da một cách toàn diện.
Trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng phù hay sốt cao, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây