Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Khi nào bình thường? Khi nào bất thường?
2023-11-16T15:42:43+07:00 2023-11-16T15:42:43+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-khi-nao-binh-thuong-khi-nao-bat-thuong-2792.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-3.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
16/11/2023 15:23 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Trong những giai đoạn đầu sau khi sinh nở, phụ nữ thường trải qua nhiều biến động về cảm xúc và cơ thể, trong đó rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp. Khi nào một chu kỳ kinh nguyệt sau sinh được coi là bình thường? Và khi nào nên lo lắng với những biểu hiện kinh nguyệt sau sinh không đều đặn?
1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Sau khi sinh con, “mùa dâu” của chị em phụ nữ thường gặp những vấn đề như: tháng có tháng không, tháng tới sớm, tháng tới muộn. Số lượng máu kinh cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít..,và chị em đều nghĩ đó là rối loạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hiện tượng này tại thời điểm sau sinh nếu đi kèm thêm những triệu chứng bất thường khác, thì đó lại là nguy cơ xấu đối với chị em. Do vậy, cần xác định đâu là dấu hiệu bình thường, đâu là dấu hiệu bất thường. 2. Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh
Để xác định tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chị em hãy lưu ý những dấu hiệu dưới đây:
• Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác thường
Những người có chu kỳ ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là bạn đã bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
• Máu kinh bị vón cục hay có màu đen khác thường
Là hiện tượng máu kinh vón cục màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không
• Sau khi sinh mất kinh quá lâu
Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như 1, 2 năm sau sinh chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.
• Đau bụng dữ dội
Sau cột mốc sinh nở, ngưỡng chịu đau của các mẹ đều nâng cao, do đó thường thì cơn đau khi thấy kinh nguyệt sẽ không thấm tháp vào đâu đối với các mẹ nữa. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
• Đau đầu vú
Đau hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, nếu các mẹ bỉm sữa gặp thêm những triệu chứng sau đây, thì khá chắc đó là những dấu hiệu bất thường, cụ thể là:
• Thời gian hành kinh kéo dài có thể từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm... Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản
• Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ, có mùi hôi khó chịu thì có lẽ bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
• Vùng kín ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục
• Sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn chưa thấy kinh, hoặc thấy kinh nhưng vẫn đi kèm những triệu chứng rối loạn. 3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Các nhân tố có thể khiến cho chị em có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khi đã sinh con thường là:
Nội tiết tố mất cân bằng
Đây là điều chắc chắn xảy ra với bất kỳ mẹ bỉm sữa nào. Thực tế thì nội tiết tố đã thay đổi từ khi người phụ nữ bắt đầu mang thai. Đặc biệt sau khi sinh con, lúc đó lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cân bằng. Đây chính là 1 trong các yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh.
Tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sau khi sinh, cơ thể sẽ có những thay đổi để thúc đẩy cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể sẽ không có kinh nguyệt trong nhiều tháng vì việc cho con bú ngăn cản quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo..
Một số bà mẹ sau khi sinh khoảng 4 - 5 tuần đã có kinh nguyệt trở lại nhưng cũng có trường hợp phải đến 8 - 9 tháng mới thấy “mùa dâu” quay về, thậm chí sau khi cai sữa mới thấy có kinh nguyệt trở lại, và có thể xảy ra hiện tượng tháng có tháng không ở những tháng đầu tiên khi bắt đầu lại.
Tâm lý bất ổn sau sinh
Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề tâm lý như áp lực trong chăm sóc con nhỏ, stress trong việc phục hồi sắc vóc sau sinh… khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo chiều hướng xấu..
Bệnh phụ khoa
Bất kể phụ nữ sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và chưa hoàn toàn hồi phục lại thể trạng ban đầu. Chính điều này đã tạo cơ hội cho vi sinh vật tấn công và gây bệnh. Nếu không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi.
Và một trong các biểu hiện thường gặp khi phụ nữ sau sinh mắc các bệnh phụ khoa là tình trạng kinh nguyệt bất thường.
Khi rơi vào trường hợp này, các bà mẹ cần phải chú ý đến khâu vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cả hai mẹ con.
Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai
Nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai lần nữa khi vừa mới sinh con, việc này có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn. 4. Cách xử lý khi gặp rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Dưới đây là một số cách chị em có thể xử lý khi gặp phải tình trạng này:
• Thời gian Hồi phục:
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy cho cơ thể của bạn đủ thời gian để hồi phục sau khi sinh. Sự thay đổi lớn trong cơ thể và hormone có thể tạo ra rối loạn kinh nguyệt tạm thời.
• Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh:
Ăn uống cân đối và lành mạnh là quan trọng để hỗ trợ sự hồi phục và ổn định hormone. Hãy đảm bảo bạn đang nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, và axit folic.
Giữ mức hoạt động vận động dễ dàng như đi bộ, yoga hoặc bài tập nhẹ để hỗ trợ sự cân bằng hormone. • Quản lý Stress:
Stress có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thực hành các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc thậm chí chỉ là việc thư giãn và nghỉ ngơi.
• Điều trị Hormone:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất điều trị bằng hormone để điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể.
• Không sử dụng Chất Kích Thích:
Hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và cồn, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone.
Chị em cần nhớ rằng mọi người có thể trải qua các biến động khác nhau sau sinh, và không phải tất cả mọi người đều gặp phải vấn đề với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn quá lo lắng hoặc có bất kỳ vấn đề nào với sức khỏe sinh sản của mình, hãy thảo luận với bác sĩ để có sự hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu.
Sau khi sinh con, “mùa dâu” của chị em phụ nữ thường gặp những vấn đề như: tháng có tháng không, tháng tới sớm, tháng tới muộn. Số lượng máu kinh cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít..,và chị em đều nghĩ đó là rối loạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hiện tượng này tại thời điểm sau sinh nếu đi kèm thêm những triệu chứng bất thường khác, thì đó lại là nguy cơ xấu đối với chị em. Do vậy, cần xác định đâu là dấu hiệu bình thường, đâu là dấu hiệu bất thường. 2. Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh
Để xác định tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chị em hãy lưu ý những dấu hiệu dưới đây:
• Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác thường
Những người có chu kỳ ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là bạn đã bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
• Máu kinh bị vón cục hay có màu đen khác thường
Là hiện tượng máu kinh vón cục màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không
• Sau khi sinh mất kinh quá lâu
Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như 1, 2 năm sau sinh chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.
• Đau bụng dữ dội
Sau cột mốc sinh nở, ngưỡng chịu đau của các mẹ đều nâng cao, do đó thường thì cơn đau khi thấy kinh nguyệt sẽ không thấm tháp vào đâu đối với các mẹ nữa. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
• Đau đầu vú
Đau hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, nếu các mẹ bỉm sữa gặp thêm những triệu chứng sau đây, thì khá chắc đó là những dấu hiệu bất thường, cụ thể là:
• Thời gian hành kinh kéo dài có thể từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm... Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản
• Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ, có mùi hôi khó chịu thì có lẽ bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
• Vùng kín ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục
• Sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn chưa thấy kinh, hoặc thấy kinh nhưng vẫn đi kèm những triệu chứng rối loạn. 3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Các nhân tố có thể khiến cho chị em có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khi đã sinh con thường là:
Nội tiết tố mất cân bằng
Đây là điều chắc chắn xảy ra với bất kỳ mẹ bỉm sữa nào. Thực tế thì nội tiết tố đã thay đổi từ khi người phụ nữ bắt đầu mang thai. Đặc biệt sau khi sinh con, lúc đó lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cân bằng. Đây chính là 1 trong các yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh.
Tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sau khi sinh, cơ thể sẽ có những thay đổi để thúc đẩy cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể sẽ không có kinh nguyệt trong nhiều tháng vì việc cho con bú ngăn cản quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo..
Một số bà mẹ sau khi sinh khoảng 4 - 5 tuần đã có kinh nguyệt trở lại nhưng cũng có trường hợp phải đến 8 - 9 tháng mới thấy “mùa dâu” quay về, thậm chí sau khi cai sữa mới thấy có kinh nguyệt trở lại, và có thể xảy ra hiện tượng tháng có tháng không ở những tháng đầu tiên khi bắt đầu lại.
Tâm lý bất ổn sau sinh
Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề tâm lý như áp lực trong chăm sóc con nhỏ, stress trong việc phục hồi sắc vóc sau sinh… khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo chiều hướng xấu..
Bệnh phụ khoa
Bất kể phụ nữ sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và chưa hoàn toàn hồi phục lại thể trạng ban đầu. Chính điều này đã tạo cơ hội cho vi sinh vật tấn công và gây bệnh. Nếu không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi.
Và một trong các biểu hiện thường gặp khi phụ nữ sau sinh mắc các bệnh phụ khoa là tình trạng kinh nguyệt bất thường.
Khi rơi vào trường hợp này, các bà mẹ cần phải chú ý đến khâu vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cả hai mẹ con.
Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai
Nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai lần nữa khi vừa mới sinh con, việc này có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn. 4. Cách xử lý khi gặp rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Dưới đây là một số cách chị em có thể xử lý khi gặp phải tình trạng này:
• Thời gian Hồi phục:
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy cho cơ thể của bạn đủ thời gian để hồi phục sau khi sinh. Sự thay đổi lớn trong cơ thể và hormone có thể tạo ra rối loạn kinh nguyệt tạm thời.
• Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh:
Ăn uống cân đối và lành mạnh là quan trọng để hỗ trợ sự hồi phục và ổn định hormone. Hãy đảm bảo bạn đang nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, và axit folic.
Giữ mức hoạt động vận động dễ dàng như đi bộ, yoga hoặc bài tập nhẹ để hỗ trợ sự cân bằng hormone. • Quản lý Stress:
Stress có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thực hành các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc thậm chí chỉ là việc thư giãn và nghỉ ngơi.
• Điều trị Hormone:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất điều trị bằng hormone để điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể.
• Không sử dụng Chất Kích Thích:
Hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và cồn, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone.
Chị em cần nhớ rằng mọi người có thể trải qua các biến động khác nhau sau sinh, và không phải tất cả mọi người đều gặp phải vấn đề với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn quá lo lắng hoặc có bất kỳ vấn đề nào với sức khỏe sinh sản của mình, hãy thảo luận với bác sĩ để có sự hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng