Trẻ thiếu máu, chỉ bổ sung sắt liệu có đủ?
2024-01-23T13:31:00+07:00 2024-01-23T13:31:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/tre-thieu-mau-chi-bo-sung-sat-lieu-co-du-3247.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2024_01/tre-thieu-mau-3.jpeg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
23/01/2024 13:31 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Thiếu máu dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em, lên đến gần 50%. Thiếu máu ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ nên nhiều cha mẹ thường bổ sung sắt cho con. Thế nhưng như vậy liệu có đủ?
Thiếu máu là tình trạng lượng tế bào hồng cầu Hemoglobin (Hb) trong máu thấp hơn mức độ tiêu chuẩn xét theo lứa tuổi. Nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu hồng cầu là do thiếu một hoặc một số thành phần tạo máu cơ bản như: sắt, axit folic, vitamin B12.
Ở trẻ em, tình trạng thiếu máu được xác định khi lượng hồng cầu có tình trạng sau đây:
– Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi: Hb < 110g/l.
– Đối với trẻ từ 6-14 tuổi: Hb < 120g/l.
Thiếu máu dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với bệnh thiếu máu dinh dưỡng. Bệnh này sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm, trẻ có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao.
Thiếu máu đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy sẽ kém, dẫn đến áp lực lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp của trẻ. Nhiều trẻ bị suy giảm trí nhớ hoặc suy tim đều có nguồn gốc gián tiếp do thiếu máu.
Đặc biệt với trẻ ít tháng tuổi, bệnh thiếu máu còn có thể gây ra những tổn thương não không thể phục hồi, để lại di chứng nặng nề về sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn sẽ bị biếng ăn, chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, dễ ốm. Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
Để nhận biết trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng không, cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu sau:
- Da xanh xao, lòng bàn tay và niêm mạc mắt nhợt nhạt
- Đối với trẻ lớn: thường xuyên uể oải, có thể đau đầu buồn ngủ, học tập kém tập trung, vận động mạnh sẽ khó thở, hoa mắt, nhịp tim nhanh.
- Đối với trẻ ít tháng tuổi: lừ đừ, quấy khóc, bú kém, ít chơi, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao
- Biếng ăn, chững cân, sụt cân, tóc khô, dễ gãy rụng
- Trẻ thường hay ốm vặt, thường mắc các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp và nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Như đã nói, tế bào hồng cầu Hemoglobin (Hb) được cấu thành chủ yếu bởi các thành phần: sắt, axit folic, vitamin B12 và kẽm. Vậy nên chỉ cần thiếu một trong bốn thành phần này là đã có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng. Vậy do đâu mà cơ thể lại thiếu hụt 3 chất này?
- Thiếu sắt và axit folic từ trong bào thai, do cơ thể mẹ lúc mang bầu bị thiếu 2 chất này, hoặc thiếu sắt do có bệnh bẩm sinh như tan máu bẩm sinh
- Khi chào đời trẻ bị thiếu tháng, nhẹ cân, sau đó lại không bú sữa mẹ mà ăn dặm quá sớm.
- Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu axit folic, đặc biệt là trẻ sau 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, khi đó lượng sắt dự trữ có sẵn trong cơ thể bé đã hết, nếu mẹ không có chế độ ăn giàu sắt, hoặc không bổ sung sắt, thì trẻ rất dễ dàng bị thiếu thành phần này.
- Trẻ bị kém hấp thu sắt hoặc axit folic
- Trẻ hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, ví dụ như giun, sán
- Trẻ bị viêm răng hàm mặt như viêm miệng, lưỡi,.. Làm gì khi trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng?
Nếu cha mẹ quan sát và thấy con có những dấu hiệu thiếu máu, thì trước tiên hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau khi biết mức độ thiếu máu của con, các bác sĩ chuyên môn mới đưa ra liều lượng bổ sung phù hợp.
Bên cạnh đó, thực đơn của bé cũng nên được cải thiện như sau:
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu sắt có màu đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt lợn, trứng, sữa, gan lợn, cá ngừ, củ dền, củ cải đỏ, ớt chuông đỏ, rau ngót, rau dền,.. Cha mẹ đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt cho con, đó chính là nên bổ sung cùng với kẽm. Theo nghiên cứu, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu. Do vậy, cha mẹ hãy đan xen những thực phẩm giàu kẽm như ngao, hàu, sò vào những bữa ăn của trẻ.
Sau bữa chính có thực phẩm giàu sắt, mẹ hãy cho bé tráng miệng bằng hoa quả có vitamin C, sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu sắt hơn.
- Bổ sung axit folic từ các thực phẩm sau: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, súp lơ, bắp cải, đậu và các loại hạt họ nhà đậu,…
- Bổ sung vitamin B12 từ những thực phẩm sau: hải sản (cua, cá hồi, tôm,..), gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng và các chế phẩm từ sữa (sữa, phô mai, kem, bơ,..). Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy thực hiện những điều sau để giảm bớt nguy cơ thiếu máu ở bé:
- Bổ sung đầy đủ sắt và axit folic ngay từ giai đoạn mang thai, thậm chí sau sinh vẫn cần bổ sung, đặc biệt đối với các mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn.
- Bổ sung sắt và kẽm khi bắt đầu ăn dặm, nhưng phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn để bổ sung đúng loại và đúng liều lượng.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nên kết hợp các loại thực phẩm để thúc đẩy quá trình hấp thu sắt, axit folic và vitamin B12.
- Giữ vệ sinh cá nhân, gia đình và môi trường thường xuyên để phòng ngừa các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé con khỏe mạnh.
Ở trẻ em, tình trạng thiếu máu được xác định khi lượng hồng cầu có tình trạng sau đây:
– Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi: Hb < 110g/l.
– Đối với trẻ từ 6-14 tuổi: Hb < 120g/l.
Thiếu máu dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với bệnh thiếu máu dinh dưỡng. Bệnh này sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm, trẻ có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao.
Thiếu máu đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy sẽ kém, dẫn đến áp lực lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp của trẻ. Nhiều trẻ bị suy giảm trí nhớ hoặc suy tim đều có nguồn gốc gián tiếp do thiếu máu.
Đặc biệt với trẻ ít tháng tuổi, bệnh thiếu máu còn có thể gây ra những tổn thương não không thể phục hồi, để lại di chứng nặng nề về sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn sẽ bị biếng ăn, chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, dễ ốm. Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
Để nhận biết trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng không, cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu sau:
- Da xanh xao, lòng bàn tay và niêm mạc mắt nhợt nhạt
- Đối với trẻ lớn: thường xuyên uể oải, có thể đau đầu buồn ngủ, học tập kém tập trung, vận động mạnh sẽ khó thở, hoa mắt, nhịp tim nhanh.
- Đối với trẻ ít tháng tuổi: lừ đừ, quấy khóc, bú kém, ít chơi, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao
- Biếng ăn, chững cân, sụt cân, tóc khô, dễ gãy rụng
- Trẻ thường hay ốm vặt, thường mắc các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp và nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Như đã nói, tế bào hồng cầu Hemoglobin (Hb) được cấu thành chủ yếu bởi các thành phần: sắt, axit folic, vitamin B12 và kẽm. Vậy nên chỉ cần thiếu một trong bốn thành phần này là đã có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng. Vậy do đâu mà cơ thể lại thiếu hụt 3 chất này?
- Thiếu sắt và axit folic từ trong bào thai, do cơ thể mẹ lúc mang bầu bị thiếu 2 chất này, hoặc thiếu sắt do có bệnh bẩm sinh như tan máu bẩm sinh
- Khi chào đời trẻ bị thiếu tháng, nhẹ cân, sau đó lại không bú sữa mẹ mà ăn dặm quá sớm.
- Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu axit folic, đặc biệt là trẻ sau 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, khi đó lượng sắt dự trữ có sẵn trong cơ thể bé đã hết, nếu mẹ không có chế độ ăn giàu sắt, hoặc không bổ sung sắt, thì trẻ rất dễ dàng bị thiếu thành phần này.
- Trẻ bị kém hấp thu sắt hoặc axit folic
- Trẻ hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, ví dụ như giun, sán
- Trẻ bị viêm răng hàm mặt như viêm miệng, lưỡi,.. Làm gì khi trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng?
Nếu cha mẹ quan sát và thấy con có những dấu hiệu thiếu máu, thì trước tiên hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau khi biết mức độ thiếu máu của con, các bác sĩ chuyên môn mới đưa ra liều lượng bổ sung phù hợp.
Bên cạnh đó, thực đơn của bé cũng nên được cải thiện như sau:
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu sắt có màu đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt lợn, trứng, sữa, gan lợn, cá ngừ, củ dền, củ cải đỏ, ớt chuông đỏ, rau ngót, rau dền,.. Cha mẹ đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt cho con, đó chính là nên bổ sung cùng với kẽm. Theo nghiên cứu, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu. Do vậy, cha mẹ hãy đan xen những thực phẩm giàu kẽm như ngao, hàu, sò vào những bữa ăn của trẻ.
Sau bữa chính có thực phẩm giàu sắt, mẹ hãy cho bé tráng miệng bằng hoa quả có vitamin C, sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu sắt hơn.
- Bổ sung axit folic từ các thực phẩm sau: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, súp lơ, bắp cải, đậu và các loại hạt họ nhà đậu,…
- Bổ sung vitamin B12 từ những thực phẩm sau: hải sản (cua, cá hồi, tôm,..), gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng và các chế phẩm từ sữa (sữa, phô mai, kem, bơ,..). Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy thực hiện những điều sau để giảm bớt nguy cơ thiếu máu ở bé:
- Bổ sung đầy đủ sắt và axit folic ngay từ giai đoạn mang thai, thậm chí sau sinh vẫn cần bổ sung, đặc biệt đối với các mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn.
- Bổ sung sắt và kẽm khi bắt đầu ăn dặm, nhưng phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn để bổ sung đúng loại và đúng liều lượng.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nên kết hợp các loại thực phẩm để thúc đẩy quá trình hấp thu sắt, axit folic và vitamin B12.
- Giữ vệ sinh cá nhân, gia đình và môi trường thường xuyên để phòng ngừa các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé con khỏe mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng