Những điều bố mẹ cần biết trước khi quyết định niềng răng cho trẻ
2023-09-27T18:52:22+07:00 2023-09-27T18:52:22+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/nhung-dieu-bo-me-can-biet-truoc-khi-quyet-dinh-nieng-rang-cho-tre-2184.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/girl-wearing-braces-and-smiling-920x613.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
27/09/2023 17:21 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Niềng răng cho trẻ đang ngày càng được phụ huynh quan tâm, nhất là phụ huynh có con em gặp phải tình trạng răng mọc lệch, mọc không đều.
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha, sử dụng các mắc cài liên kết với dây cung hoặc khay niềng nhằm mục đích nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, hàm răng khỏe đẹp, hỗ trợ tốt hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Bố mẹ có thể niềng răng cho trẻ nếu:
• Trẻ có răng thưa, khe hở răng rộng;
• Răng trẻ mọc lộn xộn, răng mọc chen chúc nhau;
• Trẻ có răng hô, răng móm; khớp cắn sâu, cắn chéo hay khớp cắn hở ảnh hưởng đến hoạt động nhai của trẻ. Ưu điểm khi niềng răng cho trẻ
• Khắc phục tình trạng răng trẻ lệch, đưa hàm răng về đúng khớp cắn, việc ăn nhai của trẻ thuận lợi.
• Giúp trẻ dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, viêm loét miệng…
• Giúp trẻ có khuôn miệng cân đối, tổng thể khuôn mặt trở nên hài hòa.
• Giúp trẻ tự tin hơn về khuôn miệng, nụ cười..
Thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ là ở giai đoạn trẻ đang thay răng ( từ 6-12 tuổi). Ở giai đoạn này, răng của trẻ đang được thay mới, quá trình diễn ra mạnh mẽ, thuận lợi cho việc nắn chỉnh xương hàm và đưa răng về vị trí. Các phương pháp niềng răng thông dụng:
Khí cụ chỉnh nha tăng trưởng: giúp điều chỉnh sai lệch, điều hướng xương hàm về đúng vị trí, cung răng tròn và đều. Sau khi xương hàm ổn định, trẻ sẽ được điều chỉnh về khớp cắn bằng niềng răng mắc cài cố định.
Niềng răng mắc cài cố định: là phương pháp phổ biến nhất, mắc cài được gắn cố định lên răng, có thể là mắc kim loại hoặc mắc sứ. Niềng răng mắc cài giúp trẻ thích nghi nhanh, thời gian niềng kéo dài từ 1 – 2 năm tùy theo răng của trẻ.
Ngoài ra, hiện nay còn có phương pháp niềng răng trong suốt được xác định theo dấu hàm, kích thước răng của trẻ và dễ dàng tháo gỡ.
Quá trình chỉnh nha cho trẻ:
• Giai đoạn chỉnh xương trẻ:
Diễn ra trong 1-2 năm, phối hợp điều trị với các khí cụ chỉnh nha nhằm nắn chỉnh sai lệch xương hàm (như hô, móm,…). • Giai đoạn theo dõi quá trình thay răng:
Sau khi can thiệp chỉnh xương, bác sĩ theo dõi quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn cho trẻ định kì 3 – 6 tháng/lần.
• Giai đoạn chỉnh hình cố định răng cho trẻ:
Sau khi việc thay răng đã hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp, làm đều các răng và chỉnh chi tiết về đúng khớp cắn.
Chăm sóc trẻ khi niềng răng:
Sau khi niềng răng, thói quen ăn uống và sinh hoạt của trẻ sẽ bị thay đổi, trẻ nên được sử dụng đồ ăn uống giảm đau, không gây ảnh hưởng đến dụng cụ niềng răng.
• Bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ những thức ăn dạng lỏng, cắt hoặc nghiền nhỏ; những thức ăn mềm để trẻ không bị đau khi ăn trong quá trình niềng răng. • Hạn chế hoặc tránh ăn những loại thực phẩm cứng, thực phẩm có độ dính và thực phẩm gây biến đổi màu răng.
• Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: làm sạch răng, giữ mắc cài không bị bung tuột,...
• Bố mẹ cũng cần động viên trẻ trong suốt quá trình niềng răng; thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm soát vấn đề.
Niềng răng giúp trẻ cải thiện khiếm khuyết răng miệng; ổn định khớp cắn; hỗ trợ chức năng ăn nhai của trẻ. Niềng răng đang ngày càng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em bởi nó mang lại hiệu quả cao cũng như có thể duy trì kết quả vĩnh viễn. Bố mẹ có thể tham khảo bài viết trước khi quyết định niềng răng cho trẻ.
Bố mẹ có thể niềng răng cho trẻ nếu:
• Trẻ có răng thưa, khe hở răng rộng;
• Răng trẻ mọc lộn xộn, răng mọc chen chúc nhau;
• Trẻ có răng hô, răng móm; khớp cắn sâu, cắn chéo hay khớp cắn hở ảnh hưởng đến hoạt động nhai của trẻ. Ưu điểm khi niềng răng cho trẻ
• Khắc phục tình trạng răng trẻ lệch, đưa hàm răng về đúng khớp cắn, việc ăn nhai của trẻ thuận lợi.
• Giúp trẻ dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, viêm loét miệng…
• Giúp trẻ có khuôn miệng cân đối, tổng thể khuôn mặt trở nên hài hòa.
• Giúp trẻ tự tin hơn về khuôn miệng, nụ cười..
Thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ là ở giai đoạn trẻ đang thay răng ( từ 6-12 tuổi). Ở giai đoạn này, răng của trẻ đang được thay mới, quá trình diễn ra mạnh mẽ, thuận lợi cho việc nắn chỉnh xương hàm và đưa răng về vị trí. Các phương pháp niềng răng thông dụng:
Khí cụ chỉnh nha tăng trưởng: giúp điều chỉnh sai lệch, điều hướng xương hàm về đúng vị trí, cung răng tròn và đều. Sau khi xương hàm ổn định, trẻ sẽ được điều chỉnh về khớp cắn bằng niềng răng mắc cài cố định.
Niềng răng mắc cài cố định: là phương pháp phổ biến nhất, mắc cài được gắn cố định lên răng, có thể là mắc kim loại hoặc mắc sứ. Niềng răng mắc cài giúp trẻ thích nghi nhanh, thời gian niềng kéo dài từ 1 – 2 năm tùy theo răng của trẻ.
Ngoài ra, hiện nay còn có phương pháp niềng răng trong suốt được xác định theo dấu hàm, kích thước răng của trẻ và dễ dàng tháo gỡ.
Quá trình chỉnh nha cho trẻ:
• Giai đoạn chỉnh xương trẻ:
Diễn ra trong 1-2 năm, phối hợp điều trị với các khí cụ chỉnh nha nhằm nắn chỉnh sai lệch xương hàm (như hô, móm,…). • Giai đoạn theo dõi quá trình thay răng:
Sau khi can thiệp chỉnh xương, bác sĩ theo dõi quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn cho trẻ định kì 3 – 6 tháng/lần.
• Giai đoạn chỉnh hình cố định răng cho trẻ:
Sau khi việc thay răng đã hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành sắp xếp, làm đều các răng và chỉnh chi tiết về đúng khớp cắn.
Chăm sóc trẻ khi niềng răng:
Sau khi niềng răng, thói quen ăn uống và sinh hoạt của trẻ sẽ bị thay đổi, trẻ nên được sử dụng đồ ăn uống giảm đau, không gây ảnh hưởng đến dụng cụ niềng răng.
• Bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ những thức ăn dạng lỏng, cắt hoặc nghiền nhỏ; những thức ăn mềm để trẻ không bị đau khi ăn trong quá trình niềng răng. • Hạn chế hoặc tránh ăn những loại thực phẩm cứng, thực phẩm có độ dính và thực phẩm gây biến đổi màu răng.
• Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: làm sạch răng, giữ mắc cài không bị bung tuột,...
• Bố mẹ cũng cần động viên trẻ trong suốt quá trình niềng răng; thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm soát vấn đề.
Niềng răng giúp trẻ cải thiện khiếm khuyết răng miệng; ổn định khớp cắn; hỗ trợ chức năng ăn nhai của trẻ. Niềng răng đang ngày càng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em bởi nó mang lại hiệu quả cao cũng như có thể duy trì kết quả vĩnh viễn. Bố mẹ có thể tham khảo bài viết trước khi quyết định niềng răng cho trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng