Dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết sớm dấu hiệu sâu răng ở trẻ

- Sâu răng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách. Theo thống kê, hơn 50% trẻ em ở Việt Nam bị sâu răng từ nhỏ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn răng miệng cho trẻ em. Vậy làm sao để bố mẹ nhận ra sớm được con mình có đang bị sâu răng hay không?
Sâu răng là sự tác động của vi khuẩn trong mảng bám trên bề mặt răng. Sâu răng có khả năng phá hủy lớp men răng bảo vệ bên ngoài, sau đó sẽ lan rộng vào mô cứng bên trong, hình thành các lỗ sâu màu đen từ nhỏ đến lớn. Sâu răng có thể dẫn đến các bệnh về răng miệng nặng như nhiễm trùng nướu, chết tủy, áp xe răng,... 
Số lượng trẻ bị sâu răng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Có đến khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi gặp phải tình trạng này, khoảng 91% trẻ em không biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Sâu răng có thể xuất hiện ở bất kỳ loại răng nào từ răng hàm, răng nanh hay răng cửa; từ răng sữa đến răng trưởng thành.
rang sua bi sau
Các loại sâu răng thường gặp
• Sâu răng cửa: là loại sâu răng phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em, sâu trên bề mặt răng cửa hoặc giữa các kẽ răng với nhau.
• Sâu chân răng: nướu răng yếu khiến lợi dễ bị tụt, một phần của chân răng lộ ra ngoài. Men răng không bao phủ, chân răng dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
Sâu răng hàm: là khi các răng hàm bị tổn thương do vi khuẩn và axit gây ra.
Sâu răng thứ phát: hình thành xung quanh những răng đã được trám hoặc mão - các khu vực này thường có xu hướng tích tụ những mảng bám và vi khuẩn.
Nguyên nhân phổ biến khiến răng bị sâu
Vi khuẩn

Vi khuẩn trong miệng do tích tụ các mảng bám - nguyên nhân chính gây sâu răng. Vi khuẩn sống trên mảng bám, chúng chuyển đổi đường thành axit, gây phá hủy men răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Các bé có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách như chải răng không đúng cách, đánh răng không đủ thời gian,...  khiến các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ bị sâu răng
sau rang cua o tre em 1 d3d5
Thói quen ăn uống của trẻ 
Trẻ em thì rất thích thức ăn ngọt, các loại như bánh kẹo, nước ngọt,.... Thức ăn có chứa nhiều đường, khi không vệ sinh sạch sau ăn vi khuẩn sẽ sử dụng chúng làm nguồn cung cấp năng lượng để tạo axit. Điều này là nguyên nhân gây sâu răng.
Mảng bám trên răng
Mảng bám là lớp màng bám dính trên răng, có chứa các vi khuẩn, lượng thức ăn thừa và các khoáng chất khác. Khi trẻ đánh răng không đúng cách, mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
tre em sau rang 1638280703587545784228
Yếu tố di truyền
Sâu răng có thể di truyền từ bố mẹ đến con cái, ảnh hưởng đến chất lượng men răng và khả năng chống lại sự phá hủy của axit. Nếu ba mẹ có men răng khỏe, khả năng chống axit tốt thì trẻ cũng có thể được di truyền lợi những yếu tố này và ngược lại.
Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ em:
• Bề mặt răng xuất hiện các dấu chấm đen li ti. Các dấu chấm nhỏ này là biểu hiện dễ thấy khi trẻ bắt đầu bị sâu răng. Sâu răng sữa hay răng trưởng thành đều có tác động đến lợi và xương dưới chân răng.
• Đau răng: Khi bé bị sâu răng, khi ăn có thể khiến bé bị đau khi ăn uống. Răng sâu sẽ đau và nhạy cảm hơn khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống có chứa đường. Sâu răng khiến bé trở nên biếng ăn, ăn uống không ngon gây suy dinh dưỡng.
• Nếu răng sữa sâu phải nhổ sớm có thể ảnh hưởng đến khuôn răng của bé, răng vĩnh viễn mọc sai vị trí gây mất mỹ quan, ảnh hưởng khung xương hàm,...
• Răng bị biến đổi màu sắc: Khi này, răng có thể bị sâu lỗ to, răng bị ngả nâu, đen hay đục răng. Nếu không được chữa trị, sẽ gây nên các bệnh nhiễm trùng, áp xe,...
Chữa sâu răng cho trẻ bằng cách:
• Sử dụng thuốc: Nếu tình trạng sâu răng ở mức nhẹ, bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc xịt hay bôi lên bề mặt răng. Các loại thuốc này đa phần sẽ bao phủ bề mặt răng, hạn chế khả năng sản sinh vi khuẩn hay thậm chí là lấp đầy các lỗ nhỏ trên răng, tái tạo và tăng khả năng chống chịu của men răng.
sau rang tre nho drbinh 2
• Đến nha khoa: Để đảm bảo chắc chắn về tình trạng răng của trẻ, bố mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ có các biện pháp phù hợp với từng đối tượng bệnh cụ thể.
• Chớm sâu có thể sử dụng kháng sinh;
• Sâu nặng hơn trên bề mặt thì cần loại bỏ phần sâu, lấp đầy phần còn thiếu để giảm tình trạng tổn thương men răng;
• Nếu răng tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu để không ảnh hưởng đến những răng còn lại.
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em hiệu quả
20190711 074633 112798 20170823 071522 004 max 1800x1800
Để hạn chế tối đa về nguy cơ trẻ bị sâu răng, phụ huynh cần can thiệp vào nhiều mặt ở trẻ nhỏ:
• Bố mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường.
• Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên dạy bé đầy đủ các kiến thức như: đánh răng hai lần một ngày, chải răng theo chiều dọc thay vì chải ngang,....
• Bố mẹ cũng thường xuyên cho con đến nha khoa kiểm tra răng miệng.
• Bố mẹ nên chỉ cho con những bài học về răng miệng như vệ sinh răng, hậu quả của sâu răng,... Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con sử dụng những sản phẩm giúp bảo vệ men răng của con.
Sâu răng ở trẻ em đã không còn xa lạ gì ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những tác động của sâu răng gây ra có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập, vui chơi của con. Bố mẹ cần giúp con có những kiến thức rõ ràng hơn về tác hại của sâu răng.  

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây