Một số lưu ý trong việc tiêm phòng cúm cho trẻ
2022-12-17T08:00:00+07:00 2022-12-17T08:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/mot-so-luu-y-trong-viec-tiem-phong-cum-cho-tre-282.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/mot-so-luu-y-trong-viec-tiem-phong-cum-cho-tre-em-2.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
17/12/2022 08:00 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp có sự lây lan rất nhanh chóng trong không khí, đặc biệt đối với trẻ em. Do đó, việc tiêm phòng cúm cho trẻ đúng cách là điều ba mẹ nên cân nhắc từ sớm.
Cúm là một căn bệnh có sự lây lan rất nhanh và cũng là loại virus phổ biến, dễ khiến trẻ em mắc bệnh. Việc tìm hiểu bệnh cúm và các cách phòng tránh phù hợp là điều vô cùng quan trọng để giảm khả năng mắc bệnh ở trẻ, tránh những ảnh hưởng xấu trong quá trình lớn lên của trẻ.
1. Cúm theo mùa là gì? Virus cúm lây lan như thế nào?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, có thể là cúm lợn (H1N1) hoặc 3 chủng khác có thể lây nhiễm sang họng, mũi và phổi của trẻ em. Đây là loại bệnh có khả năng lây truyền cao vì nó lây lan khi hít phải những giọt không khí có chứa vi-rút cúm, tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cúm?
Các chuyên gia y tế gợi ý rằng một trong những cách đáng tin cậy nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm dựa trên sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra cũng có một số biện pháp để tránh mắc bệnh cúm như:
• Tránh tiếp xúc với người bệnh và duy trì khoảng cách xã hội
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng.
• Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi
• Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
• Tránh để cơ thể bị lạnh
• Nếu bị cúm, nên ở nhà ít nhất 24 giờ cho đến khi cơn sốt giảm bớt.
3. Tại sao việc tiêm phòng cúm cho trẻ em lại quan trọng?
Theo ước tính hàng năm, có đến trên 24.000 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh cúm và viêm đường hô hấp cấp tính. Trẻ em mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu mắc phải cúm.
Bảo vệ trẻ chống lại bệnh cúm bằng cách tiêm vắc-xin cúm hàng năm là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất, giúp giảm đến 7 lần nguy cơ nhập viện của trẻ em. ngoài việc đảm bảo vệ sinh và không gian ở sạch sẽ, không có virus.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nên tiêm phòng cúm hàng năm.
4. Trẻ em như thế nào không nên tiêm phòng cúm?
- Bất kỳ đứa trẻ nào có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau một liều vắc-xin cúm trước đó, hoặc bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
- Nếu trẻ bị rối loạn hệ thần kinh (Hội chứng Guillain Barré)
- Trẻ em bị dị ứng trứng nên được tiêm vắc-xin trong môi trường có cơ sở vật chất tốt để xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Hiện nay, do đại dịch Coivd lây lan với những triệu chứng liên quan đến cúm, do đó nỗi sợ hãi mắc bệnh ngày càng tăng lên. Để giúp trẻ em tránh bị nhiễm trùng và mắc các bệnh tiềm ẩn, nên tiêm phòng cúm hàng năm và giữ gìn cơ thể cũng như môi trường sống sạch sẽ.
1. Cúm theo mùa là gì? Virus cúm lây lan như thế nào?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, có thể là cúm lợn (H1N1) hoặc 3 chủng khác có thể lây nhiễm sang họng, mũi và phổi của trẻ em. Đây là loại bệnh có khả năng lây truyền cao vì nó lây lan khi hít phải những giọt không khí có chứa vi-rút cúm, tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cúm?
Các chuyên gia y tế gợi ý rằng một trong những cách đáng tin cậy nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm dựa trên sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra cũng có một số biện pháp để tránh mắc bệnh cúm như:
• Tránh tiếp xúc với người bệnh và duy trì khoảng cách xã hội
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng.
• Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi
• Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
• Tránh để cơ thể bị lạnh
• Nếu bị cúm, nên ở nhà ít nhất 24 giờ cho đến khi cơn sốt giảm bớt.
3. Tại sao việc tiêm phòng cúm cho trẻ em lại quan trọng?
Theo ước tính hàng năm, có đến trên 24.000 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh cúm và viêm đường hô hấp cấp tính. Trẻ em mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu mắc phải cúm.
Bảo vệ trẻ chống lại bệnh cúm bằng cách tiêm vắc-xin cúm hàng năm là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất, giúp giảm đến 7 lần nguy cơ nhập viện của trẻ em. ngoài việc đảm bảo vệ sinh và không gian ở sạch sẽ, không có virus.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nên tiêm phòng cúm hàng năm.
4. Trẻ em như thế nào không nên tiêm phòng cúm?
- Bất kỳ đứa trẻ nào có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau một liều vắc-xin cúm trước đó, hoặc bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
- Nếu trẻ bị rối loạn hệ thần kinh (Hội chứng Guillain Barré)
- Trẻ em bị dị ứng trứng nên được tiêm vắc-xin trong môi trường có cơ sở vật chất tốt để xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Hiện nay, do đại dịch Coivd lây lan với những triệu chứng liên quan đến cúm, do đó nỗi sợ hãi mắc bệnh ngày càng tăng lên. Để giúp trẻ em tránh bị nhiễm trùng và mắc các bệnh tiềm ẩn, nên tiêm phòng cúm hàng năm và giữ gìn cơ thể cũng như môi trường sống sạch sẽ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng