Cách đơn giản giảm phù nề chân khi mang thai hiệu quả
2022-12-21T14:00:00+07:00 2022-12-21T14:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/cham-soc-suc-khoe-me-va-be/cach-don-gian-giam-phu-ne-chan-khi-mang-thai-hieu-qua-309.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/phu-ne-2.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
21/12/2022 14:00 | Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
-
Quá trình mang thai của phụ nữ là một quá trình đầy hạnh phúc nhưng đây cũng là một khoảng thời gian khó khăn của người mẹ khi phải trải qua nhiều thay đổi lớn của cơ thể và hệ thống tĩnh mạch. Trong số những khó khăn mà mẹ bầu phải trải qua, ta không thể không kể đến hiện tượng phù nề chân tay. Tùy theo độ lớn của thai nhi, vị trí thai cũng như cơ địa của người mẹ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hoặc muộn. Hãy cùng Songkhoe360 tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này nhé.
1. Nguyên nhân của hiện tượng phù nề tay chân
Hiện tượng xuống máu chân thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, hiện tượng này sẽ nặng hơn khi phải đứng lâu hoặc đi bộ nhiều. Tay và chân bị phù ra giống củ cải, không những khó chịu mà còn khó coi. Tuy hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ gây ra khó khăn trong đi lại và trong sinh hoạt của sản phụ.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
• Lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng khi mang thai:
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn lên đến 50% so với bình thường để đảm bảo rằng thai nhi được nuôi dưỡng tốt nhất. Sự thay đổi này là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể tích tụ chất lỏng nhiều hơn, đặc biệt ở chân gây tình trạng phù nề.
• Áp lực từ thai nhi chèn ép tĩnh mạch dưới:
Nguyên nhân thứ hai khiến cho chân bị phù nề tại những tháng cuối thai kỳ là do khi này thai nhi đã lớn, lượng dịch ối nhiều nên đã khiến cho tử cung tăng kích thước rất nhanh. Do đó, tử cung lớn sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến cho lượng máu bơm từ chi dưới về tim trở nên yếu hơn, máu dồn nhiều ở bàn chân là nguyên nhân của phù nề. Tuy nhiên, hiện tượng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới sẽ không còn khi mẹ bầu sinh. Từ đó tình trạng phù nề chân cũng sẽ được cải thiện.
• Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai:
Sự thay đổi hormone, đặc biệt là các hormone sinh dục chính là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng phù nề ở mẹ bầu. Bởi nó đã tác động lên các thành mạch. Các thành mạch trở nên mềm hơn, gây ra sự khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chân về tim.
2. Giảm phù chân bằng thực phẩm
• Bí xanh - “Ông hoàng” tiêu giảm sưng phù
Trong bí xanh rất nhiều protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, hàm lượng kilo calo, hàm lượng natri thấp, rất tốt cho việc tiêu giảm sưng phù. Tartronic axit trong bí xanh có thể ức chế thường đường chuyển hóa thành mỡ, chống tích mỡ trong cơ thể.
• Đậu đỏ - bổ máu, giảm phù hiệu quả
Đậu đỏ không những có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc mà còn bổ máu, đây là thực phẩm bổ dưỡng thích hợp cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể nấu canh đậu đỏ hoặc chè nhưng đậu đỏ lâu nhừ nên bạn hãy ngâm nước vài tiếng trước khi nấu. Bạn đừng nên cho quá nhiều đường khi nấu chè đậu đỏ tránh tiểu đường thai kỳ.
• Cần tây - thần dược giảm phù, dễ đại tiện
Cần tây có tác dụng tiêu sưng lợi tiểu, bình gan hạ áp, dưỡng huyết bổ hư. Cần tây giàu chất xơ nên rất tốt cho phụ nữ mang thai bị táo bón. Nhưng cần tây có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh nên phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
• Cá chép - Bổ dưỡng, tiêu sưng
Protein trong cá chép sau khi hấp thụ vào máu, có thể làm tăng áp suất thẩm thấu huyết tương, tiêu giảm sưng phù, rất tốt với phụ nữ mang thai bị xuống máu, thai máy bất thường. Cá chép nấu với đậu đỏ làm tăng hiệu quả chữa xuống máu.
• Râu ngô - Thực phẩm lợi tiểu quốc dân, hạ áp
Trong Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, hạ huyết áp, cầm máu, lợi gan. Khi chọn râu ngô, bạn cần chú ý mua loại mềm mại, có độ bóng. Mua về rửa sạch, đun lấy nước uống hoặc hầm với thịt rất bổ dưỡng.
Bên cạnh sử dụng những loại thực phẩm trên, mẹ bầu nên hạn chế ăn muối, giảm tích trữ natri trong cơ thể, như vậy mới tăng hiệu quả giảm sưng phù nề. Kết hợp một chế độ dinh dưỡng hợp lý là một số thói quen sinh hoạt khoa học như: nằm nghiêng trái, kê cao chân khi ngủ, thường xuyên vận động và massage cho chân, mặc quần áo rộng rãi, …
Phù nề là một hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu đừng quá âu lo về vấn đề này. Mong rằng qua bài viết trên Songkhoe360 đã giúp các bạn độc giả có thêm kiến thức và cách chữa trị cho hiện tượng này.
Hiện tượng xuống máu chân thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, hiện tượng này sẽ nặng hơn khi phải đứng lâu hoặc đi bộ nhiều. Tay và chân bị phù ra giống củ cải, không những khó chịu mà còn khó coi. Tuy hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ gây ra khó khăn trong đi lại và trong sinh hoạt của sản phụ.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
• Lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng khi mang thai:
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn lên đến 50% so với bình thường để đảm bảo rằng thai nhi được nuôi dưỡng tốt nhất. Sự thay đổi này là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể tích tụ chất lỏng nhiều hơn, đặc biệt ở chân gây tình trạng phù nề.
• Áp lực từ thai nhi chèn ép tĩnh mạch dưới:
Nguyên nhân thứ hai khiến cho chân bị phù nề tại những tháng cuối thai kỳ là do khi này thai nhi đã lớn, lượng dịch ối nhiều nên đã khiến cho tử cung tăng kích thước rất nhanh. Do đó, tử cung lớn sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến cho lượng máu bơm từ chi dưới về tim trở nên yếu hơn, máu dồn nhiều ở bàn chân là nguyên nhân của phù nề. Tuy nhiên, hiện tượng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới sẽ không còn khi mẹ bầu sinh. Từ đó tình trạng phù nề chân cũng sẽ được cải thiện.
• Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai:
Sự thay đổi hormone, đặc biệt là các hormone sinh dục chính là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng phù nề ở mẹ bầu. Bởi nó đã tác động lên các thành mạch. Các thành mạch trở nên mềm hơn, gây ra sự khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chân về tim.
2. Giảm phù chân bằng thực phẩm
• Bí xanh - “Ông hoàng” tiêu giảm sưng phù
Trong bí xanh rất nhiều protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, hàm lượng kilo calo, hàm lượng natri thấp, rất tốt cho việc tiêu giảm sưng phù. Tartronic axit trong bí xanh có thể ức chế thường đường chuyển hóa thành mỡ, chống tích mỡ trong cơ thể.
• Đậu đỏ - bổ máu, giảm phù hiệu quả
Đậu đỏ không những có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc mà còn bổ máu, đây là thực phẩm bổ dưỡng thích hợp cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể nấu canh đậu đỏ hoặc chè nhưng đậu đỏ lâu nhừ nên bạn hãy ngâm nước vài tiếng trước khi nấu. Bạn đừng nên cho quá nhiều đường khi nấu chè đậu đỏ tránh tiểu đường thai kỳ.
• Cần tây - thần dược giảm phù, dễ đại tiện
Cần tây có tác dụng tiêu sưng lợi tiểu, bình gan hạ áp, dưỡng huyết bổ hư. Cần tây giàu chất xơ nên rất tốt cho phụ nữ mang thai bị táo bón. Nhưng cần tây có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh nên phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
• Cá chép - Bổ dưỡng, tiêu sưng
Protein trong cá chép sau khi hấp thụ vào máu, có thể làm tăng áp suất thẩm thấu huyết tương, tiêu giảm sưng phù, rất tốt với phụ nữ mang thai bị xuống máu, thai máy bất thường. Cá chép nấu với đậu đỏ làm tăng hiệu quả chữa xuống máu.
• Râu ngô - Thực phẩm lợi tiểu quốc dân, hạ áp
Trong Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, hạ huyết áp, cầm máu, lợi gan. Khi chọn râu ngô, bạn cần chú ý mua loại mềm mại, có độ bóng. Mua về rửa sạch, đun lấy nước uống hoặc hầm với thịt rất bổ dưỡng.
Bên cạnh sử dụng những loại thực phẩm trên, mẹ bầu nên hạn chế ăn muối, giảm tích trữ natri trong cơ thể, như vậy mới tăng hiệu quả giảm sưng phù nề. Kết hợp một chế độ dinh dưỡng hợp lý là một số thói quen sinh hoạt khoa học như: nằm nghiêng trái, kê cao chân khi ngủ, thường xuyên vận động và massage cho chân, mặc quần áo rộng rãi, …
Phù nề là một hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu đừng quá âu lo về vấn đề này. Mong rằng qua bài viết trên Songkhoe360 đã giúp các bạn độc giả có thêm kiến thức và cách chữa trị cho hiện tượng này.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng