7 Loại thuốc bạn không bao giờ nên sử dụng cùng Cafe
2023-09-12T11:20:00+07:00 2023-09-12T11:20:00+07:00 https://songkhoe360.vn/canh-bao/7-loai-thuoc-ban-khong-bao-gio-nen-su-dung-cung-cafe-2073.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_09/lach-sa_-ca-pha-1-1400x788.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/09/2023 11:20 | Cảnh báo
-
Nếu bạn là một người thường có thói quen bắt đầu một ngày mới bằng việc nhâm nhi một tách cafe tỏa khói nghi ngút thì đừng bỏ qua những tác dụng của cafein này.
Việc sử dụng cà phê và các sản phẩm có caffeine có thể là một phần cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, có một số loại thuốc khi kết hợp cùng cafein có thể tạo ra những tác động tương tác không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Sau đây là những loại thuốc bạn không bao giờ nên uống cùng với một tách cafe. 1. Thuốc điều trị tuyến giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormon tuyến giáp dẫn đến tăng cân, khô da, đau khớp, rụng tóc và kinh nguyệt không đều, …
Nếu sử dụng cafe với thuốc trị tuyến giáp sẽ dễ làm thay đổi mức hormone tyrosine trong máu và làm cho việc đo lường và điều chỉnh liều lượng thuốc trở nên khó khăn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cafe có thể làm giảm đến một nửa lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến hiệu quả sử dụng thuốc bị giảm đi đáng kể. 2. Thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng
Cảm lạnh, dị ứng là những căn bệnh khá phổ biến và được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng lại thường chứa chất kích thích hệ thần kinh trung ương như pseudoephedrin. Và cà phê cũng là một chất kích thích, do đó, khi sử dụng thuốc dị ứng cùng với cà phê có thể làm tăng các triệu chứng bồn chồn và mất ngủ ở người bệnh, có thể khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng và khó khỏi bệnh hơn. 3. Thuốc trị tiểu đường
Nếu bạn trộn cà phê với đường hoặc sữa sẽ có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc trị tiểu đường.
Thêm vào đó cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người mắc bệnh tiểu đường như tăng lượng insulin và lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng bệnh tiểu đường như các vấn đề tim mạch, chứng trầm cảm, lo âu, … 4. Thuốc chữa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Đây là một chứng rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, khiến bạn khó suy nghĩ, ghi nhớ hoặc hoạt động hàng ngày.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer rất dễ bị ảnh hưởng bởi caffeine bởi caffeine có thể thắt chặt hàng rào máu não và có thể làm giảm lượng thuốc được đưa vào não của người bệnh. Hơn nữa, do cafein là một chất kích thích, nó có thể làm tăng tình trạng lo âu, gây rối loạn cho người bệnh Alzheimer, gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, rối loạn tinh thần, … Hơn nữa, cafe cũng làm giảm tác dụng của thuốc như phá vỡ tác dụng bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine của các loại thuốc trị bệnh Alzheimer. 5. Thuốc trị hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, khiến đường thở của chúng ta bị viêm và kích thích. Điều này dẫn đến khó thở, ho, thở khò khè và cảm giác tức ngực.
Nhiều người mắc bệnh hen suyễn dùng thuốc giãn phế quản khi cơn hen bùng phát, như aminophylline hoặc theophylline. Thuốc giãn phế quản giúp thư giãn đường thở, thở dễ dàng hơn nhưng chúng lại có các tác dụng phụ như đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày, … Uống cà phê hoặc đồ uống khác có nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ này và làm giảm lượng thuốc được hấp thụ cho cơ thể. 6. Thuốc chống trầm cảm
Theo CDC, cứ 10 thanh thiếu niên và người lớn thì có một người dùng thuốc chống trầm cảm hàng ngày. Chúng là loại thuốc được kê nhiều nhất cho những người ở độ tuổi 20 và 30.
Cafein và thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng kích thích đến hệ thần kinh của con người. Do đó, nếu bạn vừa sử dụng thuốc chống trầm cảm, vừa sử dụng cafe, bạn sẽ càng cảm thấy kích thích hoặc lo lắng hơn, thậm chí cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ và tim đập nhanh. 7. Thuốc huyết áp
Tăng huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến nhưng lại thầm lặng ảnh hưởng đến cơ thể, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nhưng cafein lại là một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp ngắn hạn. Do đó, nếu bạn đã được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp để kiểm soát nhịp tim hoặc ngăn chặn tăng huyết áp, sử dụng cafein có thể tạo ra xung đột khi sử dụng thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc của cơ thể.
Tóm lại, cà phê là chất kích thích vì hàm lượng caffeine cao, có thể làm thay đổi cách cơ thể phân hủy và hấp thụ thuốc. Do đó, nếu bạn đang dùng các loại thuốc trên thì tốt nhất nên hạn chế uống cafe để tránh gây ra những tác dụng phụ khó chịu như bồn chồn, mất ngủ, khó thở, …
Sau đây là những loại thuốc bạn không bao giờ nên uống cùng với một tách cafe. 1. Thuốc điều trị tuyến giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormon tuyến giáp dẫn đến tăng cân, khô da, đau khớp, rụng tóc và kinh nguyệt không đều, …
Nếu sử dụng cafe với thuốc trị tuyến giáp sẽ dễ làm thay đổi mức hormone tyrosine trong máu và làm cho việc đo lường và điều chỉnh liều lượng thuốc trở nên khó khăn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cafe có thể làm giảm đến một nửa lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến hiệu quả sử dụng thuốc bị giảm đi đáng kể. 2. Thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng
Cảm lạnh, dị ứng là những căn bệnh khá phổ biến và được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng lại thường chứa chất kích thích hệ thần kinh trung ương như pseudoephedrin. Và cà phê cũng là một chất kích thích, do đó, khi sử dụng thuốc dị ứng cùng với cà phê có thể làm tăng các triệu chứng bồn chồn và mất ngủ ở người bệnh, có thể khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng và khó khỏi bệnh hơn. 3. Thuốc trị tiểu đường
Nếu bạn trộn cà phê với đường hoặc sữa sẽ có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc trị tiểu đường.
Thêm vào đó cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người mắc bệnh tiểu đường như tăng lượng insulin và lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng bệnh tiểu đường như các vấn đề tim mạch, chứng trầm cảm, lo âu, … 4. Thuốc chữa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Đây là một chứng rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, khiến bạn khó suy nghĩ, ghi nhớ hoặc hoạt động hàng ngày.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer rất dễ bị ảnh hưởng bởi caffeine bởi caffeine có thể thắt chặt hàng rào máu não và có thể làm giảm lượng thuốc được đưa vào não của người bệnh. Hơn nữa, do cafein là một chất kích thích, nó có thể làm tăng tình trạng lo âu, gây rối loạn cho người bệnh Alzheimer, gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, rối loạn tinh thần, … Hơn nữa, cafe cũng làm giảm tác dụng của thuốc như phá vỡ tác dụng bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine của các loại thuốc trị bệnh Alzheimer. 5. Thuốc trị hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, khiến đường thở của chúng ta bị viêm và kích thích. Điều này dẫn đến khó thở, ho, thở khò khè và cảm giác tức ngực.
Nhiều người mắc bệnh hen suyễn dùng thuốc giãn phế quản khi cơn hen bùng phát, như aminophylline hoặc theophylline. Thuốc giãn phế quản giúp thư giãn đường thở, thở dễ dàng hơn nhưng chúng lại có các tác dụng phụ như đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày, … Uống cà phê hoặc đồ uống khác có nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ này và làm giảm lượng thuốc được hấp thụ cho cơ thể. 6. Thuốc chống trầm cảm
Theo CDC, cứ 10 thanh thiếu niên và người lớn thì có một người dùng thuốc chống trầm cảm hàng ngày. Chúng là loại thuốc được kê nhiều nhất cho những người ở độ tuổi 20 và 30.
Cafein và thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng kích thích đến hệ thần kinh của con người. Do đó, nếu bạn vừa sử dụng thuốc chống trầm cảm, vừa sử dụng cafe, bạn sẽ càng cảm thấy kích thích hoặc lo lắng hơn, thậm chí cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ và tim đập nhanh. 7. Thuốc huyết áp
Tăng huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến nhưng lại thầm lặng ảnh hưởng đến cơ thể, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nhưng cafein lại là một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp ngắn hạn. Do đó, nếu bạn đã được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp để kiểm soát nhịp tim hoặc ngăn chặn tăng huyết áp, sử dụng cafein có thể tạo ra xung đột khi sử dụng thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc của cơ thể.
Tóm lại, cà phê là chất kích thích vì hàm lượng caffeine cao, có thể làm thay đổi cách cơ thể phân hủy và hấp thụ thuốc. Do đó, nếu bạn đang dùng các loại thuốc trên thì tốt nhất nên hạn chế uống cafe để tránh gây ra những tác dụng phụ khó chịu như bồn chồn, mất ngủ, khó thở, …
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng