Những điều cần biết về thủy đậu
2022-12-12T17:18:37+07:00 2022-12-12T17:18:37+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/nhung-dieu-can-biet-ve-thuy-dau-252.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2022_12/nhung-dieu-can-biet-ve-thuy-dau-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
12/12/2022 16:16 | Bệnh thường gặp
-
Thời điểm cuối đông đầu xuân là thời điểm thuận lợi cho bệnh thủy đậu. Vậy bệnh thủy đậu là bệnh gì? Triệu chứng, điều trị và phòng bệnh như thế nào?
Thủy đậu là gì?
Thủy đậu là một bệnh cấp tính, nguyên nhân là do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân. Đây là 1 bệnh rất dễ lây lan, có nguy cơ thành dịch. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch bền vững với bệnh, nên hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em, tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, virus vẫn có thể còn tồn tại ở dạng không hoạt động trong mô thần kinh, nếu nó hoạt động trở lại sẽ dẫn đến bệnh Zona.
Thủy đậu lây lan như thế nào ?
Bệnh lây qua đường hô hấp với nguồn lây là từ những bệnh nhân. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi…thì virus sẽ theo các giọt bắn ra ngoài không khí, nếu người lành tiếp xúc với chúng thì sẽ bị lây bệnh. Cần lưu ý rằng virus có thể sống được vài ngày trong các vảy thủy đậu.
Một con đường lây lan khác của thủy đậu là qua tiếp xúc trực tiếp với virus (ví dụ thông qua tổn thương da) có ở trong dịch mũi họng, hay từ các nốt phỏng thủy đậu chảy ra.
Triệu chứng của thủy đậu gồm những gì ?
Như các bệnh truyền nhiễm khác, thủy đậu gồm có các giai đoạn như sau
- Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc tác nhân gây bệnh, đây là thời kỳ không có triệu chứng
- Thời kỳ khởi phát: Kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ với các triệu chứng như: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Có thể xuất hiện ban vài mm, hồng, nổi trên mặt da, có thể có ngứa.
- Thời kỳ toàn phát: Kéo dài 5 đến 7 ngày với đặc trưng là phỏng nước: từ nốt đỏ hình thành nốt phỏng to dần chứa dịch trong (nếu có bội nhiễm thì sẽ là dịch đục), xung quanh có viền đỏ mọng. Nó sẽ vỡ sau 2 đến 3 ngày tạo ra các vết trợt nông, đóng vảy và liền dần, không để lại sẹo. Các ban đa hình thái, đa lứa tuổi, có thể ở má, vòm họng, đường tiêu hóa… Không nên gãi vì có thể làm bội nhiễm, từ đó có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn các tạng mà trẻ em thường là viêm da bội nhiễm do liên cầu tụ cầu, người lớn thường là viêm phổi. Nặng hơn có thể viêm não-màng não.
Ngoài ra có thể xuất hiện sốt cao nếu các ban mọc quá dày, hạch ngoại biên có thể to.
Với thai phụ 3 tháng cuối, nếu bị mắc thủy đậu thì thường có các biến chứng nặng, và khoảng 2% trẻ sơ sinh sẽ có thủy đậu bẩm sinh với biểu hiện: sẹo trên da, thiểu sản da, đầu nhỏ, tổn thương mắt.
- Thời kỳ hồi phục: Nếu không có bội nhiễm thì bệnh nhân thường về bình thường sau 7 đến 10 ngày, các tổn thương mới không xuất hiện thêm, da liền mà không để lại sẹo.
Thủy đậu có cần làm xét nghiệm gì không?
Thủy đậu có thể chẩn đoán xác định với tiền sử tiếp xúc nguồn lây trong vòng 21 ngày và chưa từng mắc bệnh, kèm theo sốt, phát ban phỏng nước đa hình thái, đa kích thước, đa lứa tuổi.
Các xét nghiệm khác để xác định căn nguyên như ELISA tìm IgM, IgG; PCR tìm ADN của virus từ dịch nốt phỏng. Các xét nghiệm này thường chỉ làm với các trường hợp gặp khó khăn trong chẩn đoán, hay trong nghiên cứu dịch tễ học.
Điều trị thủy đậu như thế nào ?
Đầu tiên, cần cách ly người bệnh, thường là 7 ngày với trẻ bệnh,và 10-21 ngày với trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh nếu cần. Trẻ bệnh cần được dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ tại giường. Vệ sinh cho trẻ bình thường, tuy nhiên cần tránh làm vỡ phỏng nước.
Hạ sốt giảm đau bằng Paracetamol cho trẻ. Nếu ngứa có thể sử dụng nhóm kháng Histamin. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm cần bôi thuốc sát trùng, sử dụng kháng sinh.
Điều trị đặc hiệu bệnh bằng Acyclovir khi xuất hiện các biến chứng nặng, thủy đậu ở thai phụ, người bị suy giảm miễn dịch.
Phòng bệnh thủy đậu như thế nào ?
Phòng bệnh không đặc hiệu bằng cách tiêm Globulin miễn dịch cho các đối tượng người suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh trong giai đoạn chu sinh, nếu họ có tiếp xúc nguồn bệnh. Hoặc cách ly 5 đến 7 ngày trước khi xuất hiện ban, tuy nhiên đây là điều rất khó thực hiện.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách tiêm vắc xin liều duy nhất cho trẻ từ 1 đến 12 tuổi.
Thủy đậu là một bệnh cấp tính, nguyên nhân là do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân. Đây là 1 bệnh rất dễ lây lan, có nguy cơ thành dịch. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch bền vững với bệnh, nên hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em, tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, virus vẫn có thể còn tồn tại ở dạng không hoạt động trong mô thần kinh, nếu nó hoạt động trở lại sẽ dẫn đến bệnh Zona.
Thủy đậu lây lan như thế nào ?
Bệnh lây qua đường hô hấp với nguồn lây là từ những bệnh nhân. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi…thì virus sẽ theo các giọt bắn ra ngoài không khí, nếu người lành tiếp xúc với chúng thì sẽ bị lây bệnh. Cần lưu ý rằng virus có thể sống được vài ngày trong các vảy thủy đậu.
Một con đường lây lan khác của thủy đậu là qua tiếp xúc trực tiếp với virus (ví dụ thông qua tổn thương da) có ở trong dịch mũi họng, hay từ các nốt phỏng thủy đậu chảy ra.
Triệu chứng của thủy đậu gồm những gì ?
Như các bệnh truyền nhiễm khác, thủy đậu gồm có các giai đoạn như sau
- Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc tác nhân gây bệnh, đây là thời kỳ không có triệu chứng
- Thời kỳ khởi phát: Kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ với các triệu chứng như: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Có thể xuất hiện ban vài mm, hồng, nổi trên mặt da, có thể có ngứa.
- Thời kỳ toàn phát: Kéo dài 5 đến 7 ngày với đặc trưng là phỏng nước: từ nốt đỏ hình thành nốt phỏng to dần chứa dịch trong (nếu có bội nhiễm thì sẽ là dịch đục), xung quanh có viền đỏ mọng. Nó sẽ vỡ sau 2 đến 3 ngày tạo ra các vết trợt nông, đóng vảy và liền dần, không để lại sẹo. Các ban đa hình thái, đa lứa tuổi, có thể ở má, vòm họng, đường tiêu hóa… Không nên gãi vì có thể làm bội nhiễm, từ đó có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn các tạng mà trẻ em thường là viêm da bội nhiễm do liên cầu tụ cầu, người lớn thường là viêm phổi. Nặng hơn có thể viêm não-màng não.
Ngoài ra có thể xuất hiện sốt cao nếu các ban mọc quá dày, hạch ngoại biên có thể to.
Với thai phụ 3 tháng cuối, nếu bị mắc thủy đậu thì thường có các biến chứng nặng, và khoảng 2% trẻ sơ sinh sẽ có thủy đậu bẩm sinh với biểu hiện: sẹo trên da, thiểu sản da, đầu nhỏ, tổn thương mắt.
- Thời kỳ hồi phục: Nếu không có bội nhiễm thì bệnh nhân thường về bình thường sau 7 đến 10 ngày, các tổn thương mới không xuất hiện thêm, da liền mà không để lại sẹo.
Thủy đậu có cần làm xét nghiệm gì không?
Thủy đậu có thể chẩn đoán xác định với tiền sử tiếp xúc nguồn lây trong vòng 21 ngày và chưa từng mắc bệnh, kèm theo sốt, phát ban phỏng nước đa hình thái, đa kích thước, đa lứa tuổi.
Các xét nghiệm khác để xác định căn nguyên như ELISA tìm IgM, IgG; PCR tìm ADN của virus từ dịch nốt phỏng. Các xét nghiệm này thường chỉ làm với các trường hợp gặp khó khăn trong chẩn đoán, hay trong nghiên cứu dịch tễ học.
Điều trị thủy đậu như thế nào ?
Đầu tiên, cần cách ly người bệnh, thường là 7 ngày với trẻ bệnh,và 10-21 ngày với trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh nếu cần. Trẻ bệnh cần được dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ tại giường. Vệ sinh cho trẻ bình thường, tuy nhiên cần tránh làm vỡ phỏng nước.
Hạ sốt giảm đau bằng Paracetamol cho trẻ. Nếu ngứa có thể sử dụng nhóm kháng Histamin. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm cần bôi thuốc sát trùng, sử dụng kháng sinh.
Điều trị đặc hiệu bệnh bằng Acyclovir khi xuất hiện các biến chứng nặng, thủy đậu ở thai phụ, người bị suy giảm miễn dịch.
Phòng bệnh thủy đậu như thế nào ?
Phòng bệnh không đặc hiệu bằng cách tiêm Globulin miễn dịch cho các đối tượng người suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh trong giai đoạn chu sinh, nếu họ có tiếp xúc nguồn bệnh. Hoặc cách ly 5 đến 7 ngày trước khi xuất hiện ban, tuy nhiên đây là điều rất khó thực hiện.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách tiêm vắc xin liều duy nhất cho trẻ từ 1 đến 12 tuổi.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng