Làm thế nào để nhận biết sớm Ung thư vòm họng?
2022-12-16T18:10:42+07:00 2022-12-16T18:10:42+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/lam-the-nao-de-nhan-biet-som-ung-thu-vom-hong-dau-hieu-nhan-biet-som-va-cach-dieu-tri-ung-thu-vom-hong-237.html /themes/default/images/no_image.gif
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
09/12/2022 21:00 | Bệnh thường gặp
-
Ung thư vòm họng có những triệu chứng như giảm thính lực, ù tai, khó nuốt, chảy máu cam….Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
Ung thư vòm họng là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Theo số liệu thống kê mỗi năm ở Anh Quốc, khoảng 260 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.
Dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng
Những dấu hiệu của ung thư vòm họng thường khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác liên quan đến thực quản, họng. Thêm vào đó, 1 số người khi mắc bệnh ung thư vòm họng còn không có triệu chứng cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiến triển.
Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể chúng ta đều có những biểu hiện ra bên ngoài, chỉ là chúng ta ít chú ý mà thôi. Nên chúng ta hãy lắng nghe để cảm nhận cơ thể của chính mình và khi bạn có những dấu hiệu sau, có thể bạn đã mắc phải căn bệnh ung thư này?
• Xuất hiện 1 khối u ở cổ nhưng không biến mất sau 3 tuần
• Giảm thính lực (thường chỉ ở 1 tai)
• Ù tai (nghe thấy âm thanh phát ra từ trong cơ thể chứ không phải bên ngoài
• Tắc mũi 1 bên
• Chảy máu cam
• Nhức đầu
• Cảm thấy tê ở phần dưới cùng của khuôn mặt của bạn
• Khó nuốt
• Giọng nói khàn
• Giảm cân ngoài ý muốn
Nguyên nhân ung thư vòm họng
Nguyên nhân chính xác của ung thư vòm họng vẫn chưa được biết, nhưng một số điều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:
• Có chế độ ăn nhiều thịt và cá ướp muối, hút thuốc lá nhiều.
• Tiếp xúc với vi rút gây bệnh viêm tuyến bạch cầu
• Thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ cứng
• Di truyền từ cha mẹ
• Vi rút HPV cũng là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khi có bất cứ những dấu hiệu khác thường trên cơ thể, chúng ta nên đi khám để có những lời khuyên chính xác từ bác sĩ chuyên khoa. Và tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ đưa ra cho chúng ta một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để kiểm tra ung thư vòm họng và loại trừ các bệnh lý khác.
Một số xét nghiệm bạn có thể có bao gồm:
• Nội soi mũi
• Quét hình ảnh – Quét MRI, quét CT hoặc quét PET-CT có thể được sử dụng để tìm khối u và kiểm tra xem ung thư đã lan rộng chưa
• Nội soi đồng bộ – Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân để kiểm tra chi tiết về mũi và cổ họng
• Sinh thiết
Khi các xét nghiệm này hoàn tất, các bác sĩ sẽ có thể xác nhận xem bạn có bị ung thư vòm họng hay không.
Ung thư vòm họng điều trị như thế nào?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng, có 2 phương pháp điều trị chính là xạ trị và hóa trị. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư vòm họng được áp dụng phổ biến nhất. Nó có thể được sử dụng riêng để điều trị ung thư ở giai đoạn rất sớm hoặc kết hợp với hóa trị liệu cho các bệnh ung thư tiến triển hơn.
Bản thân xạ trị không gây đau, nhưng nó có thể có một số tác dụng phụ đáng kể, chẳng hạn như:
• Da đỏ và đau ở vùng điều trị
• Cảm thấy mệt mỏi
• Thay đổi vị giác của bạn
• Khô miệng
• Rụng tóc
Những tác dụng phụ này thường là tạm thời sau vài tháng sau xạ trị sẽ trở lại bình thường tóc sẽ mọc trở lại, người không còn mệt mỏi.., nhưng một số các triệu trứng trên có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên, sau xạ trị khi cơ thể được trở lại bình thường thì người được xạ trị nên bồi bổ dưỡng chất vào trong cơ thể để lấy lại sự cân bằng, đồng thời kết hợp các loại cây thảo dược đun nước uống để đào thải các độc tố còn sót lại trong cơ thể làm cho cơ thể mạnh khỏe hơn và mất hẳn các triệu chứng nói trên.
Hơn nữa, phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng vì bác sĩ phẫu thuật khó tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng.
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Ngưng hút thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc căn bệnh này. Đồng thời chúng ta hãy tập những thói quen ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ, không thức quá khuya, tập thể dục thường xuyên, cân bằng công việc và giải trí để cơ thể được mạnh khoẻ và nghỉ ngơi một cách hợp lý sẽ làm chậm sự phát triển các tế bào xấu gây ung thư.
Dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng
Những dấu hiệu của ung thư vòm họng thường khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác liên quan đến thực quản, họng. Thêm vào đó, 1 số người khi mắc bệnh ung thư vòm họng còn không có triệu chứng cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiến triển.
Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể chúng ta đều có những biểu hiện ra bên ngoài, chỉ là chúng ta ít chú ý mà thôi. Nên chúng ta hãy lắng nghe để cảm nhận cơ thể của chính mình và khi bạn có những dấu hiệu sau, có thể bạn đã mắc phải căn bệnh ung thư này?
• Xuất hiện 1 khối u ở cổ nhưng không biến mất sau 3 tuần
• Giảm thính lực (thường chỉ ở 1 tai)
• Ù tai (nghe thấy âm thanh phát ra từ trong cơ thể chứ không phải bên ngoài
• Tắc mũi 1 bên
• Chảy máu cam
• Nhức đầu
• Cảm thấy tê ở phần dưới cùng của khuôn mặt của bạn
• Khó nuốt
• Giọng nói khàn
• Giảm cân ngoài ý muốn
Nguyên nhân ung thư vòm họng
Nguyên nhân chính xác của ung thư vòm họng vẫn chưa được biết, nhưng một số điều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:
• Có chế độ ăn nhiều thịt và cá ướp muối, hút thuốc lá nhiều.
• Tiếp xúc với vi rút gây bệnh viêm tuyến bạch cầu
• Thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ cứng
• Di truyền từ cha mẹ
• Vi rút HPV cũng là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khi có bất cứ những dấu hiệu khác thường trên cơ thể, chúng ta nên đi khám để có những lời khuyên chính xác từ bác sĩ chuyên khoa. Và tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ đưa ra cho chúng ta một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để kiểm tra ung thư vòm họng và loại trừ các bệnh lý khác.
Một số xét nghiệm bạn có thể có bao gồm:
• Nội soi mũi
• Quét hình ảnh – Quét MRI, quét CT hoặc quét PET-CT có thể được sử dụng để tìm khối u và kiểm tra xem ung thư đã lan rộng chưa
• Nội soi đồng bộ – Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân để kiểm tra chi tiết về mũi và cổ họng
• Sinh thiết
Khi các xét nghiệm này hoàn tất, các bác sĩ sẽ có thể xác nhận xem bạn có bị ung thư vòm họng hay không.
Ung thư vòm họng điều trị như thế nào?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng, có 2 phương pháp điều trị chính là xạ trị và hóa trị. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư vòm họng được áp dụng phổ biến nhất. Nó có thể được sử dụng riêng để điều trị ung thư ở giai đoạn rất sớm hoặc kết hợp với hóa trị liệu cho các bệnh ung thư tiến triển hơn.
Bản thân xạ trị không gây đau, nhưng nó có thể có một số tác dụng phụ đáng kể, chẳng hạn như:
• Da đỏ và đau ở vùng điều trị
• Cảm thấy mệt mỏi
• Thay đổi vị giác của bạn
• Khô miệng
• Rụng tóc
Những tác dụng phụ này thường là tạm thời sau vài tháng sau xạ trị sẽ trở lại bình thường tóc sẽ mọc trở lại, người không còn mệt mỏi.., nhưng một số các triệu trứng trên có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên, sau xạ trị khi cơ thể được trở lại bình thường thì người được xạ trị nên bồi bổ dưỡng chất vào trong cơ thể để lấy lại sự cân bằng, đồng thời kết hợp các loại cây thảo dược đun nước uống để đào thải các độc tố còn sót lại trong cơ thể làm cho cơ thể mạnh khỏe hơn và mất hẳn các triệu chứng nói trên.
Hơn nữa, phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng vì bác sĩ phẫu thuật khó tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng.
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Ngưng hút thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc căn bệnh này. Đồng thời chúng ta hãy tập những thói quen ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ, không thức quá khuya, tập thể dục thường xuyên, cân bằng công việc và giải trí để cơ thể được mạnh khoẻ và nghỉ ngơi một cách hợp lý sẽ làm chậm sự phát triển các tế bào xấu gây ung thư.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng