Cách đơn giản phát hiện bệnh loãng xương

17/12/2022 19:00 | Bệnh thường gặp
- Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng và bạn thường không thể cảm nhận được sự loãng xương của mình. Tuy nhiên, nó có thể được phát hiện dựa vào các dấu hiệu cảnh báo sớm
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là một tình trạng sức khỏe làm suy yếu xương, khiến chúng dễ gãy hơn. Bệnh thường phát triển trong thời gian dài và chỉ được phát hiện khi chẩn đoán khi bị ngã hoặc tác động đột ngột khiến xương bị gãy. Các chấn thương thường gặp ở người bị loãng xương là gãy xương cổ tay.
Cách đơn giản phát hiện bệnh loãng xương 1
Chấn thương thường gặp ở người bị loãng xương là gãy xương cổ tay
Cứ 3 giây lại có một ca gãy xương do loãng xương xảy ra do hơn 8,9 triệu ca gãy xương do loãng xương gây ra mỗi năm trên toàn cầu. Theo định nghĩa của WHO về bệnh loãng xương, tình trạng này ảnh hưởng đến 21,2% phụ nữ và 6,3% nam giới trên 50 tuổi trên toàn thế giới.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương
Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương chính là sự thiếu hụt mật độ xương trong cơ thể, do thiếu canxi hoặc xảy ra do sự lão hóa dẫn đến sự sụt giảm các hormone quan trọng. Khi lớn tuổi, khối lượng canxi trong  xương bị mất đi nhiều hơn so với số lượng được tạo ra.
Ở độ tuổi nào sẽ mắc bệnh loãng xương?
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người từ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây cho thấy bệnh loãng xương có xu hướng trẻ hóa. Những người từ độ tuổi 30 đã có thể bị loãng xương do chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ và đều cũng là một trong số các nguyên nhân.
Dấu hiệu của bệnh loãng xương
1.    Xương dễ bị gãy: Gãy xương thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh loãng xương mà mọi người nhận thấy. Bạn có nhiều khả năng bị chấn thương xương nghiêm trọng do ngã hoặc các loại chấn thương xương khác vì xương của bạn yếu hơn. Các chấn thương thường gặp ở người bị loãng xương là: gãy xương cổ tay.
2.    Tư thế xấu: Bệnh nhân loãng xương có nhiều khả năng có tư thế xấu, bì gù, làm tăng nguy cơ gãy xương do nén ở đốt sống, xương ở cột sống. Điều này có thể dẫn đến tư thế xấu hoặc sự phát triển của "bướu của góa phụ", một đường cong ở cột sống ngay sau vai.
3.    Tiền sử gia đình: Có người thân trong gia đình bị loãng xương: Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh loãng xương, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.
4.    Tụt nướu: Tiêu xương là một trong nhiều nguyên nhân gây tụt nướu tương đối thường xuyên. Xương hàm và răng của chúng ta thường dính liền với nhau. Nướu có thể bị tụt nếu hàm bị mất xương. 
5.    Móng tay giòn và yếu: Sức khỏe của xương có thể được biểu thị bằng độ chắc của móng tay. Nếu cảm thấy móng tay mỏng, yếu và dễ gãy, đó có thể là 1 biểu hiện của bệnh loãng xương.
6.    Khó cầm nắm đồ vật trong tay: Các nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa sức mạnh của nắm tay với mật độ cơ và xương ở cẳng tay, hông và cột sống của bạn, đặc biệt là ở phụ nữ. Nếu như bạn khó nắm đồ vật, có thể mật độ trong xương của bạn không nhiều. Tuy nhiên, cũng nên xem xét các nguyên nhân khác như mệt mỏi, cơ tay yếu, các bệnh lý khác.
Cách đơn giản phát hiện bệnh loãng xương 2
Gãy xương thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh loãng xương mà mọi người nhận thấy
Cách ngăn ngừa bệnh loãng xương
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh loãng xương là bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D - loại vitamin đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên tập luyện các hoạt động thể dục thể chất như tập tạ, đi bộ, đi bộ đường dài, chạy bộ, leo cầu thang, quần vợt và khiêu vũ cũng có lợi.
Tránh các hoạt động yêu cầu vặn cột sống hoặc uốn cong về phía trước từ thắt lưng nếu bạn bị loãng xương, chẳng hạn như động tác gập người, kiễng chân… Đây là những phương pháp hiệu quả nhất để giữ cho xương chắc khỏe.
Hãy cảnh giác với bệnh loãng xương và kiểm tra khi phát hiện các dấu hiệu nêu ra ở trên.

  Ý kiến bạn đọc

Tổng hợp các bài viết

Cập nhật liên tục, nhanh chóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây