Basedow nguy hiểm như thế nào?
2023-02-02T16:00:00+07:00 2023-02-02T16:00:00+07:00 https://songkhoe360.vn/benh-thuong-gap/basedow-nguy-hiem-nhu-the-nao-537.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_02/basedow-nguy-hiem-nhu-the-nao-1.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
02/02/2023 16:00 | Bệnh thường gặp
-
Basedow là căn nguyên chiếm đa số các trường hợp cường giáp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể, nếu phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Basedow là gì?
Basedow là một bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các cơ quan trong cơ thể, ở đây là tuyến giáp. Các tự kháng thể này hoạt hóa quá trình tổng hợp và giải phóng hormon của tuyến giáp và quá trình tăng trưởng tuyến giáp, do đó gây ra phì đại tuyến giáp và tình trạng cường giáp cho người bệnh. Ngoài ra, còn có thể tác động lên cơ ở mắt, ở da và niêm mạc, dẫn tới các triệu chứng điển hình của bệnh.
Bệnh được cho rằng có tính chất gia đình, với khoảng 15% bệnh nhân có họ hàng cùng bị bệnh và khoảng 50% họ hàng có kháng thể lưu hành trong máu.
Các dấu hiệu của Basedow
Bệnh sẽ có biểu hiện của cường giáp với các triệu chứng sau:
• Gầy sút cân: rất hay gặp dù bạn vẫn ăn ngon miệng nhưng có thể sút 3-10 cân trong vòng vài tháng, thậm chí vài tuần. Tuy nhiên có trường hợp lại tăng cân do ăn ngon miệng.
• Thay đổi về tính cách: bạn cảm thấy lo lắng, dễ bị kích thích hơn như dễ cáu gắt, dễ xúc động, dù mệt mỏi nhưng lại khó ngủ.
• Rối loạn điều hòa nhiệt: có thể thấy những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhất là ở ngực và bàn tay. Ngoài ra cảm thấy sợ nóng và khát nước.
• Biểu hiện ở hệ tim mạch: có thể thấy hồi hộp trống ngực, đau vùng trước tim, thấy nghẹt thở. Khám sẽ thấy có mạch nhanh, thường lớn hơn 100 lần/phút, huyết áp tăng, sờ mạch đập thấy mạch đập rất mạnh.
• Biểu hiện ở thần kinh - cơ: bạn có thể bị run tay, nhất là đầu các ngón tay, khi cố gắng tập trung làm việc thì run lại càng tăng. Bên cạnh đó là đi lại dễ mỏi, lên cầu thang khó khăn, đứng lên khỏi ghế mà phải chống hai tay (còn gọi là dấu hiệu ghế đẩu). Các dấu hiệu này xuất hiện do các cơ ở gốc chân, tay bị yếu. Ngoài ra, có thể yếu cơ toàn thân và bị chuột rút.
• Bướu ở cổ: tuyến giáp to lên có thể nhận biết được bằng mắt thường.
• Lồi mắt: đây là một dấu hiệu điển hình của Basedow, có thể xuất hiện một bên hay cả hai bên mắt.
• Thay đổi ở da: ở vùng trước cẳng chân có thể xuất hiện vùng da màu nâu vàng hoặc tím đỏ, không véo lên được, đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của Basedow.
• Biểu hiện ở hệ sinh dục: ở nam có rối loạn cương dương, xuất hiện vú to. Còn ở nữ thì biểu hiện là kinh nguyệt thưa, thậm chí là vô kinh, vô sinh.
Basedow nguy hiểm như thế nào?
Hormon tuyến giáp tác động lên nhiều cơ quan của cơ thể, do vậy nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy tim, suy hô hấp, suy đa tạng,...
Biến chứng đáng sợ nhất của Basedow là cơn nhiễm độc giáp cấp, xảy ra khi hormon giáp tăng cao đột ngột, thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau cuộc đẻ ở các bệnh nhân không được điều trị tốt. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này cao.
Biến chứng tim mạch ở người bệnh có thể gặp là loạn nhịp tim và suy tim. Những biến chứng này hay gặp ở các bệnh nhân nam, lớn tuổi và có hút thuốc lá.
Bệnh nhân có thể mù nếu bị biến chứng lồi mắt ác tính. Lồi mắt quá nhanh có thể đẩy cả nhãn cầu ra ngoài ổ mắt, dẫn tới mù lòa ngay, hoặc mù do loét giác mạc.
Ngoài ra, ở các bệnh nhân lớn tuổi, được chẩn đoán muộn có thể suy kiệt nhanh.
Phòng tránh bệnh cần làm gì?
Bệnh có yếu tố di truyền nhưng chúng ta vẫn có thể phòng bệnh và các biến chứng của bệnh bằng các thói quen sinh hoạt.
• Không hút thuốc lá: thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mắt Basedow và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh.
• Ăn vừa đủ lượng Iod, không ăn quá nhiều: dư thừa Iod có thể là yếu tố thúc đẩy bệnh, cũng làm tăng nguy cơ tái phát.
• Tránh stress: stress cũng là một yếu tố khởi phát, vì vậy, nên tập thể dục, thư giãn, tránh stress quá mức.
Basedow là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể cho kết quả tốt. Do đó, bạn nên lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, và thay đổi thói quen để phòng tránh bệnh.
Basedow là một bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các cơ quan trong cơ thể, ở đây là tuyến giáp. Các tự kháng thể này hoạt hóa quá trình tổng hợp và giải phóng hormon của tuyến giáp và quá trình tăng trưởng tuyến giáp, do đó gây ra phì đại tuyến giáp và tình trạng cường giáp cho người bệnh. Ngoài ra, còn có thể tác động lên cơ ở mắt, ở da và niêm mạc, dẫn tới các triệu chứng điển hình của bệnh.
Bệnh được cho rằng có tính chất gia đình, với khoảng 15% bệnh nhân có họ hàng cùng bị bệnh và khoảng 50% họ hàng có kháng thể lưu hành trong máu.
Bệnh sẽ có biểu hiện của cường giáp với các triệu chứng sau:
• Gầy sút cân: rất hay gặp dù bạn vẫn ăn ngon miệng nhưng có thể sút 3-10 cân trong vòng vài tháng, thậm chí vài tuần. Tuy nhiên có trường hợp lại tăng cân do ăn ngon miệng.
• Thay đổi về tính cách: bạn cảm thấy lo lắng, dễ bị kích thích hơn như dễ cáu gắt, dễ xúc động, dù mệt mỏi nhưng lại khó ngủ.
• Rối loạn điều hòa nhiệt: có thể thấy những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhất là ở ngực và bàn tay. Ngoài ra cảm thấy sợ nóng và khát nước.
• Biểu hiện ở hệ tim mạch: có thể thấy hồi hộp trống ngực, đau vùng trước tim, thấy nghẹt thở. Khám sẽ thấy có mạch nhanh, thường lớn hơn 100 lần/phút, huyết áp tăng, sờ mạch đập thấy mạch đập rất mạnh.
• Biểu hiện ở thần kinh - cơ: bạn có thể bị run tay, nhất là đầu các ngón tay, khi cố gắng tập trung làm việc thì run lại càng tăng. Bên cạnh đó là đi lại dễ mỏi, lên cầu thang khó khăn, đứng lên khỏi ghế mà phải chống hai tay (còn gọi là dấu hiệu ghế đẩu). Các dấu hiệu này xuất hiện do các cơ ở gốc chân, tay bị yếu. Ngoài ra, có thể yếu cơ toàn thân và bị chuột rút.
• Bướu ở cổ: tuyến giáp to lên có thể nhận biết được bằng mắt thường.
• Lồi mắt: đây là một dấu hiệu điển hình của Basedow, có thể xuất hiện một bên hay cả hai bên mắt.
• Thay đổi ở da: ở vùng trước cẳng chân có thể xuất hiện vùng da màu nâu vàng hoặc tím đỏ, không véo lên được, đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của Basedow.
• Biểu hiện ở hệ sinh dục: ở nam có rối loạn cương dương, xuất hiện vú to. Còn ở nữ thì biểu hiện là kinh nguyệt thưa, thậm chí là vô kinh, vô sinh.
Basedow nguy hiểm như thế nào?
Hormon tuyến giáp tác động lên nhiều cơ quan của cơ thể, do vậy nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy tim, suy hô hấp, suy đa tạng,...
Biến chứng đáng sợ nhất của Basedow là cơn nhiễm độc giáp cấp, xảy ra khi hormon giáp tăng cao đột ngột, thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau cuộc đẻ ở các bệnh nhân không được điều trị tốt. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này cao.
Biến chứng tim mạch ở người bệnh có thể gặp là loạn nhịp tim và suy tim. Những biến chứng này hay gặp ở các bệnh nhân nam, lớn tuổi và có hút thuốc lá.
Bệnh nhân có thể mù nếu bị biến chứng lồi mắt ác tính. Lồi mắt quá nhanh có thể đẩy cả nhãn cầu ra ngoài ổ mắt, dẫn tới mù lòa ngay, hoặc mù do loét giác mạc.
Ngoài ra, ở các bệnh nhân lớn tuổi, được chẩn đoán muộn có thể suy kiệt nhanh.
Phòng tránh bệnh cần làm gì?
Bệnh có yếu tố di truyền nhưng chúng ta vẫn có thể phòng bệnh và các biến chứng của bệnh bằng các thói quen sinh hoạt.
• Không hút thuốc lá: thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mắt Basedow và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh.
• Ăn vừa đủ lượng Iod, không ăn quá nhiều: dư thừa Iod có thể là yếu tố thúc đẩy bệnh, cũng làm tăng nguy cơ tái phát.
• Tránh stress: stress cũng là một yếu tố khởi phát, vì vậy, nên tập thể dục, thư giãn, tránh stress quá mức.
Basedow là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể cho kết quả tốt. Do đó, bạn nên lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, và thay đổi thói quen để phòng tránh bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng