Bệnh nhân suy tim nào có thể tham gia tập luyện phục hồi chức năng tim mạch?
2023-01-27T16:53:53+07:00 2023-01-27T16:53:53+07:00 https://songkhoe360.vn/tim-mach/benh-nhan-suy-tim-nao-co-the-tham-gia-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-499.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_01/benh-nhan-suy-tim.png
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
26/01/2023 16:02 | Tim mạch
-
Suy tim là tình trạng rối loạn cấu trúc và/hoặc rối loạn chức năng của tim, gây ra tình trạng giảm tưới máu các cơ quan trong cơ thể. Từ đó gây ra khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động hằng ngày, làm giảm chất lượng sống, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm cho các bệnh nhân suy tim. Điều trị ở đây không chỉ là ở trong bệnh viện, mà còn là tự bệnh nhân điều trị tại nhà của chính mình. Một trong số những phương pháp điều trị tại nhà là chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch.
Đối tượng của chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch
Sau khi đã qua giai đoạn điều trị tại bệnh viện, một số bệnh nhân sau đây có thể áp dụng chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch: can thiệp mạch vành qua da, sau nhồi máu cơ tim và tình trạng bệnh nhân ổn định, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, suy tim ổn định, phẫu thuật thay van tim, và các trường hợp khác như bệnh động mạch ngoại biên.
Lưu ý rằng, bệnh nhân suy tim chỉ thực hiện luyện tập tại nhà sau khi đã được huấn luyện đầy đủ về cách thức thực hiện các bài tập và kiểm soát an toàn các vấn đề có thể xảy ra
Chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch gồm những gì?
Để chuẩn bị trước khi tập luyện, người bệnh nên sử dụng quần áo thể thao vừa vặn, thoáng mát, phù hợp với nhiệt độ môi trường xung quanh. Nên mang giày thể thao đế mềm. Nên thực hiện tập luyện sau ăn 2 giờ, chứ không nên làm khi đang đói hoặc vừa ăn no xong. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng không nên khuyến khích bệnh nhân tập luyện.
Cấu trúc 1 buổi tập phục hồi chức năng tim mạch tiêu chuẩn gồm có 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn làm nóng: mục đích giúp tim có thời gian thích nghi, để có thể làm việc với cường độ cao hơn ở giai đoạn sau. Các động tác gồm có ngồi dậm chân tại chỗ, ngồi và đưa 2 chân ra trước/sang 2 bên.
- Giai đoạn chính thức: bệnh nhân sẽ hoạt động cường độ cao hơn thông qua các động tác đi bộ, tập với dây chun, bước lên bục, tập lực cánh tay, đứng lên ngồi xuống.
- Giai đoạn kết thúc: mục đích là giúp cơ thể quay về trạng thái nghỉ, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, chóng mặt. Các động tác gồm có ngồi và đưa chân sang 2 bên/ra trước, ngồi nhón gót, ngồi hít thở sâu.
Cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng lặp lại đầy đủ các động tác trên. Mà số lượng động tác, số lần thực hiện mỗi động tác, cường độ hoạt động khác nhau trên từng bệnh nhân. Điều này sẽ được các bác sĩ và chuyên gia phục hồi chức năng tư vấn và thiết kế chương trình tập luyện cho bệnh nhân.
Tôi có thể gặp vấn đề gì khi tập luyện?
Cơ tim của các bệnh nhân vốn dĩ đã yếu hơn bình thường, nên việc mệt mỏi, khó thở khi tập luyện là hoàn toàn có thể xảy ra. Không nhất thiết phải ngưng tập với mọi trường hợp. Thay vào đó, nếu bệnh nhân xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào sau đây khi đang tập luyện, thì phải ngừng ngay và báo cho bác sĩ:
- Đau, dù là ở đâu trên cơ thể.
- Mệt mỏi, khó thở nhiều.
- Đánh trống ngực.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn/nôn.
- Toát mồ hôi lạnh.
Phục hồi chức năng tim mạch là một phương pháp điều trị tại nhà có thể thực hiện được ở một số bệnh nhân suy tim. Trên đây là một số thông tin để người bệnh có thể biết mình có thuộc đối tượng có khả năng luyện tập hay không? Để biết chính xác và được xây dựng bài tập phù hợp thì bạn nên xin hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý tập luyện, bởi tập luyện quá sức dẫn tới tình trạng bệnh có thể xấu hơn.
Sau khi đã qua giai đoạn điều trị tại bệnh viện, một số bệnh nhân sau đây có thể áp dụng chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch: can thiệp mạch vành qua da, sau nhồi máu cơ tim và tình trạng bệnh nhân ổn định, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, suy tim ổn định, phẫu thuật thay van tim, và các trường hợp khác như bệnh động mạch ngoại biên.
Lưu ý rằng, bệnh nhân suy tim chỉ thực hiện luyện tập tại nhà sau khi đã được huấn luyện đầy đủ về cách thức thực hiện các bài tập và kiểm soát an toàn các vấn đề có thể xảy ra
Chế độ tập luyện phục hồi chức năng tim mạch gồm những gì?
Để chuẩn bị trước khi tập luyện, người bệnh nên sử dụng quần áo thể thao vừa vặn, thoáng mát, phù hợp với nhiệt độ môi trường xung quanh. Nên mang giày thể thao đế mềm. Nên thực hiện tập luyện sau ăn 2 giờ, chứ không nên làm khi đang đói hoặc vừa ăn no xong. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng không nên khuyến khích bệnh nhân tập luyện.
Cấu trúc 1 buổi tập phục hồi chức năng tim mạch tiêu chuẩn gồm có 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn làm nóng: mục đích giúp tim có thời gian thích nghi, để có thể làm việc với cường độ cao hơn ở giai đoạn sau. Các động tác gồm có ngồi dậm chân tại chỗ, ngồi và đưa 2 chân ra trước/sang 2 bên.
- Giai đoạn chính thức: bệnh nhân sẽ hoạt động cường độ cao hơn thông qua các động tác đi bộ, tập với dây chun, bước lên bục, tập lực cánh tay, đứng lên ngồi xuống.
- Giai đoạn kết thúc: mục đích là giúp cơ thể quay về trạng thái nghỉ, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, chóng mặt. Các động tác gồm có ngồi và đưa chân sang 2 bên/ra trước, ngồi nhón gót, ngồi hít thở sâu.
Cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng lặp lại đầy đủ các động tác trên. Mà số lượng động tác, số lần thực hiện mỗi động tác, cường độ hoạt động khác nhau trên từng bệnh nhân. Điều này sẽ được các bác sĩ và chuyên gia phục hồi chức năng tư vấn và thiết kế chương trình tập luyện cho bệnh nhân.
Tôi có thể gặp vấn đề gì khi tập luyện?
Cơ tim của các bệnh nhân vốn dĩ đã yếu hơn bình thường, nên việc mệt mỏi, khó thở khi tập luyện là hoàn toàn có thể xảy ra. Không nhất thiết phải ngưng tập với mọi trường hợp. Thay vào đó, nếu bệnh nhân xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào sau đây khi đang tập luyện, thì phải ngừng ngay và báo cho bác sĩ:
- Đau, dù là ở đâu trên cơ thể.
- Mệt mỏi, khó thở nhiều.
- Đánh trống ngực.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn/nôn.
- Toát mồ hôi lạnh.
Phục hồi chức năng tim mạch là một phương pháp điều trị tại nhà có thể thực hiện được ở một số bệnh nhân suy tim. Trên đây là một số thông tin để người bệnh có thể biết mình có thuộc đối tượng có khả năng luyện tập hay không? Để biết chính xác và được xây dựng bài tập phù hợp thì bạn nên xin hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý tập luyện, bởi tập luyện quá sức dẫn tới tình trạng bệnh có thể xấu hơn.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng