8 Loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh thận
2023-07-03T17:10:56+07:00 2023-07-03T17:10:56+07:00 https://songkhoe360.vn/suc-khoe-dinh-duong/8-loai-thuc-pham-can-tranh-khi-bi-benh-than-1573.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_07/8-loai-thuc-pham-can-tranh-khi-bi-benh-than-1.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
03/07/2023 07:18 | Sức khỏe dinh dưỡng
-
Bệnh thận là một căn bệnh phổ biến có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm suy thận, tăng huyết áp, rối loạn chất điện giải, thiếu máu, tăng acid uric, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc điều trị bệnh thận thường tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy giảm chức năng thận, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống, quản lý bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, sử dụng thuốc, quá trình thay thế thận, …
Trong đó, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và hạn chế một số loại thực phẩm có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp giữ thận khỏe mạnh lâu hơn.
1. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng với sự phát triển của bệnh thận
Ăn đúng loại thực phẩm có lợi và hạn chế thực phẩm gây bệnh có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.
• Natri
Natri là một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là muối. Với những người mắc bệnh thận, thận không thể loại bỏ lượng natri dư thừa như bình thường khiến cơ thể mất cân bằng natri và nước, có thể dẫn đến sưng mặt, tay và chân, khát nước quá mức và huyết áp cao.
• Kali
Kali là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng của tim. Khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít kali trong cơ thể sẽ đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm và bệnh thận có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng kali trong cơ thể bạn.
• Photpho
Nồng độ phốt pho cao có thể dẫn đến lượng canxi trong xương thấp, khiến xương yếu đi. Chúng cũng có thể khiến canxi tích tụ ở các bộ phận khác của cơ thể như mạch máu, phổi và tim, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Nhu cầu ăn kiêng của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Ví dụ, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ cần hạn chế natri. Trong các giai đoạn sau, bạn cũng có thể cần hạn chế phốt pho và/hoặc kali để giữ cho lượng máu ở mức bình thường. Nếu bạn đang trong giai đoạn lọc máu có nghĩa là bạn sẽ cần ăn protein chất lượng cao từ các nguồn như thịt, gà, cá và trứng.
2. Các thực phẩm cần tránh đối với những người mắc bệnh thận
Bất kể bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh thận ở giai đoạn nào, điều quan trọng là bạn phải thay đổi chế độ ăn uống để giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.Thực phẩm người bị bệnh thận thường được khuyên nên hạn chế hoặc tránh bao gồm:
• Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt thường được khuyên dùng cho những người không bị bệnh thận bởi những thực phẩm này có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với ngũ cốc tinh chế. Nếu bạn bị bệnh thận từ trung bình đến nặng, bạn nên tránh các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám và gạo lứt. • Các loại hạt và hạt hướng dương
Mặc dù các loại hạt là món ăn nhẹ lành mạnh, phổ biến đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với một người bị bệnh thận, chúng có thể gây hại. Nếu bạn thích các loại hạt và hạt hướng dương, hãy cân nhắc kết hợp chúng với một bữa ăn ít kali và ít phốt pho khác.
• Cà chua
Cà chua có chứa nhiều kali. Những người ở giai đoạn đầu của bệnh thận thường không phải hạn chế ăn cà chua. Tuy nhiên, nếu mức kali của bạn cao thì cà chua có thể sẽ nằm trong danh sách thực phẩm nên hạn chế của bạn. • Khoai tây
Khoai tây có hàm lượng kali cao tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm hàm lượng kali trong khoai tây như ngâm chúng trong nước trước khi nấu hoặc cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ và đun sôi trong nước khoảng 10 phút.
• Bơ
Bơ là một nguồn chất béo tuyệt vời rất có lợi cho tim. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng kali cao do đó, không phù hợp với những người mắc bệnh thận. • Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa và kem là nguồn cung cấp canxi, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều phốt pho và kali.
Do đó, một người ở giai đoạn sau của bệnh thận có thể cần hạn chế protein, phốt pho và kali, cũng như hạn chế các thực phẩm liên quan đến sữa.
• Dưa chua và thực phẩm chế biến sẵn
Dưa chua và gia vị đều có hàm lượng natri cao và nên tránh trong chế độ ăn kiêng của người bệnh thận thận.
Ngoài ra, các loại thịt đã qua chế biến như được xử lý, ướp muối, hun khói hoặc lên men để cải thiện hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng cũng nên hoàn toàn hạn chế đối với người mắc bệnh thận. • Soda đậm màu
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hấp thụ của các chất phụ gia phốt pho cao hơn nhiều so với phốt pho tự nhiên hoặc thực vật. Và hầu hết các loại nước ngọt có màu sẫm đều chứa nhiều chất phụ gia phốt pho để giúp kéo dài thời hạn sử dụng và tăng hương vị. Chúng cũng chứa nhiều calo và đường do đó, nên hạn chế trong tất cả các chế độ ăn kiêng.
Mặc dù không có chế độ ăn uống phù hợp hoàn toàn cho mọi người mắc bệnh thận. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất và hạn chế natri, kali, photpho có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận phát triển. Nếu không chắc chắn về chế độ ăn uống của mình, hãy tham khảo ý kiến cả bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trong đó, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và hạn chế một số loại thực phẩm có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp giữ thận khỏe mạnh lâu hơn.
1. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng với sự phát triển của bệnh thận
Ăn đúng loại thực phẩm có lợi và hạn chế thực phẩm gây bệnh có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.
• Natri
Natri là một khoáng chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là muối. Với những người mắc bệnh thận, thận không thể loại bỏ lượng natri dư thừa như bình thường khiến cơ thể mất cân bằng natri và nước, có thể dẫn đến sưng mặt, tay và chân, khát nước quá mức và huyết áp cao.
• Kali
Kali là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng của tim. Khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít kali trong cơ thể sẽ đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm và bệnh thận có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng kali trong cơ thể bạn.
• Photpho
Nồng độ phốt pho cao có thể dẫn đến lượng canxi trong xương thấp, khiến xương yếu đi. Chúng cũng có thể khiến canxi tích tụ ở các bộ phận khác của cơ thể như mạch máu, phổi và tim, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Nhu cầu ăn kiêng của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Ví dụ, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ cần hạn chế natri. Trong các giai đoạn sau, bạn cũng có thể cần hạn chế phốt pho và/hoặc kali để giữ cho lượng máu ở mức bình thường. Nếu bạn đang trong giai đoạn lọc máu có nghĩa là bạn sẽ cần ăn protein chất lượng cao từ các nguồn như thịt, gà, cá và trứng.
2. Các thực phẩm cần tránh đối với những người mắc bệnh thận
Bất kể bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh thận ở giai đoạn nào, điều quan trọng là bạn phải thay đổi chế độ ăn uống để giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.Thực phẩm người bị bệnh thận thường được khuyên nên hạn chế hoặc tránh bao gồm:
• Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt thường được khuyên dùng cho những người không bị bệnh thận bởi những thực phẩm này có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với ngũ cốc tinh chế. Nếu bạn bị bệnh thận từ trung bình đến nặng, bạn nên tránh các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám và gạo lứt. • Các loại hạt và hạt hướng dương
Mặc dù các loại hạt là món ăn nhẹ lành mạnh, phổ biến đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với một người bị bệnh thận, chúng có thể gây hại. Nếu bạn thích các loại hạt và hạt hướng dương, hãy cân nhắc kết hợp chúng với một bữa ăn ít kali và ít phốt pho khác.
• Cà chua
Cà chua có chứa nhiều kali. Những người ở giai đoạn đầu của bệnh thận thường không phải hạn chế ăn cà chua. Tuy nhiên, nếu mức kali của bạn cao thì cà chua có thể sẽ nằm trong danh sách thực phẩm nên hạn chế của bạn. • Khoai tây
Khoai tây có hàm lượng kali cao tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm hàm lượng kali trong khoai tây như ngâm chúng trong nước trước khi nấu hoặc cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ và đun sôi trong nước khoảng 10 phút.
• Bơ
Bơ là một nguồn chất béo tuyệt vời rất có lợi cho tim. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng kali cao do đó, không phù hợp với những người mắc bệnh thận. • Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa và kem là nguồn cung cấp canxi, protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều phốt pho và kali.
Do đó, một người ở giai đoạn sau của bệnh thận có thể cần hạn chế protein, phốt pho và kali, cũng như hạn chế các thực phẩm liên quan đến sữa.
• Dưa chua và thực phẩm chế biến sẵn
Dưa chua và gia vị đều có hàm lượng natri cao và nên tránh trong chế độ ăn kiêng của người bệnh thận thận.
Ngoài ra, các loại thịt đã qua chế biến như được xử lý, ướp muối, hun khói hoặc lên men để cải thiện hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng cũng nên hoàn toàn hạn chế đối với người mắc bệnh thận. • Soda đậm màu
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hấp thụ của các chất phụ gia phốt pho cao hơn nhiều so với phốt pho tự nhiên hoặc thực vật. Và hầu hết các loại nước ngọt có màu sẫm đều chứa nhiều chất phụ gia phốt pho để giúp kéo dài thời hạn sử dụng và tăng hương vị. Chúng cũng chứa nhiều calo và đường do đó, nên hạn chế trong tất cả các chế độ ăn kiêng.
Mặc dù không có chế độ ăn uống phù hợp hoàn toàn cho mọi người mắc bệnh thận. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất và hạn chế natri, kali, photpho có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận phát triển. Nếu không chắc chắn về chế độ ăn uống của mình, hãy tham khảo ý kiến cả bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng