Nuôi Con Thời Gen Z: Hành trình Cha Mẹ Thời Hiện đại
2023-11-15T15:41:18+07:00 2023-11-15T15:41:18+07:00 https://songkhoe360.vn/nam-khoa/nuoi-con-thoi-gen-z-hanh-trinh-cha-me-thoi-hien-dai-2766.html https://songkhoe360.vn/uploads/news/2023_11/nuoi-con-thoi-gen-z-4.jpg
Sống khỏe 360 - Kênh thông tin tư vấn sức khỏe cộng đồng
https://songkhoe360.vn/uploads/final.png
15/11/2023 08:07 | Giới tính
-
Năm nay, những thành viên đầu tiên của Gen Z sẽ bước sang độ tuổi 26 và đang có ngày càng nhiều người thuộc Gen Z trở thành cha mẹ.
“Lên chức” cha mẹ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt với Gen Z – thế hệ năng động, cởi mở, dám nghĩ dám làm được lớn lên trong thời đại thông tin bùng nổ. Phương pháp chăm sóc và nuôi dạy trẻ giữa những người cùng thế hệ chưa chắc đã giống nhau, huống gì là những người khác thế hệ.
Cho nên khỏi phải bàn, riêng về khoản chăm sóc và nuôi dạy con cái thì hai thế thế gen Y và gen Z có sự khác biệt vô cùng lớn.
Ở cữ thôi cũng đã có khối chuyện để nói
Ông bà ta nói, cửa sinh là cửa tử, nên Gen Y – thế hệ con em của Gen X - cũng phần lớn thấm nhuần tư tưởng này. Sinh đẻ xong là như gái cấm cung, thực hiện rất rất nhiều cái không : Không tắm – không chà răng - không ăn tôm cua cá – không ra khỏi phòng - vân vân và mây mây, rất nhiều thứ bị cấm. Nhưng Gen Z thì sao? Câu trả lời cũng là không. Nhưng là không ở bẩn, không thể không tắm, không thể ăn quá nhiều chân giò. Thực vậy, GenZ với lợi thế thông tin bùng nổ, đâu đâu cũng thế tiếp cận với những thông tin chăm sóc sau sinh do các y bác sĩ chia sẻ, cộng thêm tính cách mạnh mẽ năng động, các bà mẹ trẻ đã quyết đoán thay đổi một số quan điểm cũ để phù hợp và cấp tiến hơn.
Gen Z làm mẹ đồng ý rằng: chẳng lý gì lại kiêng tắm cả, phải sạch sẽ thơm tho thì mới đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ cả con. Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng mở rộng hơn rất nhiều, không quanh quẩn chân giò thịt rang nữa, nhiều bà mẹ trẻ sẵn sàng ăn hẳn món sushi miễn là sạch sẽ vệ sinh và healthy.
Lúc chăm con thì ''ối giời ơi'' đúng là cuộc chiến giữa các bà mẹ
Lên mạng hỏi thay vì tham khảo ông bà, cha mẹ hay bạn bè
Nhìn đứa cháu ngoại vừa tập ăn dặm mặt đầy cơm, tay nhoe nhoét rau củ quả luộc, người bà quay sang la rầy đứa con gái Gen Z một trận. Đáp lại sự gay gắt của mẹ, cô nàng Gen Z chỉ cười và buông gọn lỏn: “Con đang tập cho cháu ăn dặm kiểu Nhật đó mẹ!”.
Một bà mẹ trẻ Gen Z khác thì để quên đồ ở trên lầu muốn lên lấy nhưng lại “lười” ẵm con theo, mà để con trong nhà thì sợ con leo cầu thang lại té ngã, nên bà mẹ trẻ này đã chọn giải pháp “tối ưu” là… nhốt con ở ngoài sân cho yên tâm! Từ những câu chuyện đời thực này đã cho thấy Gen Z ngày nay đã thay đổi phong cách nuôi dạy con. Hầu như mọi vấn đề về chăm sóc, giáo dục con cái họ đều tham khảo trên Internet, hoặc tham gia các hội nhóm kín, có chuyên gia tư vấn để xin lời khuyên chứ ít khi muốn học hỏi từ ông bà, cha mẹ thời trước.
Phụ huynh Gen Z luôn học hỏi, tiếp cận thông tin từ các cẩm nang làm cha mẹ của Nhật, Pháp, Hàn…; dành nhiều cái tên đáng yêu để gọi con chứ không đặt vỏn vẹn một cái tên đơn thuần như cha mẹ mình lúc xưa.
Dạy con tự lập từ tấm bé
Với hầu hết các bà mẹ GenY, việc ôm ấp nâng niu con đến 2 – 3 tuổi là chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, những ông bố bà mẹ Gen Z thì khác. Họ sẵn sàng luyện cho con ngủ riêng, không còn chuyện bế bồng khắp phố để dỗ ăn nữa, ngồi yên mà không hợp tác thì mẹ cho nhịn. Và con khóc hờn ư? Gen Z sẽ bình thản để cho bé khóc chán chê rồi từ từ xoa dịu.
Với những quan điểm có phần cứng rắn như vậy, nhiều Gen Z bị hiểu lầm là chăm con không khéo, thế nhưng thực tế các bà mẹ trẻ đã tham khảo rất nhiều nguồn thông tin thì mới dám quyết đoán như vậy. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần và khuyến khích con trẻ tự do phát triển
Trong khi thế hệ trước thường có xu hướng áp đặt suy nghĩ, kỳ vọng và áp lực học tập lên con cái, muốn con cái vượt trội về học tập hoặc một số khía cạnh cụ thể, thế hệ trẻ hơn thể hiện mong muốn con cái phát triển một cách toàn diện về tinh thần và thoải mái.
Theo báo cáo, các bậc phụ huynh Gen Z ưu tiên sự phát triển tinh thần và tâm lý của con cái. Họ tập trung nuôi dưỡng nội tâm của con, giúp chúng phát triển sự kiên cường, nhận thức về bản thân và tư duy tích cực.
Cha mẹ Gen Z hướng đến việc tạo môi trường mà con cái có thể khám phá cảm xúc, chữa lành và phát triển lòng tự tôn mạnh mẽ. Bằng cách ưu tiên sức khỏe tinh thần, những bậc phụ huynh này mong muốn trang bị cho con cái những nền tảng và tâm thế kiên cường để thích nghi trong một thế giới ngày càng phức tạp. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép con cái tự quyết định, cũng như khuyến khích phương pháp giao tiếp cởi mở và cảm thông. Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ Gen Z muốn trở thành người bạn đồng hành và hướng dẫn thay vì trở thành người kỷ luật nghiêm khắc.
Bên cạnh Gen Z vững vàng, có trách nhiệm với quyết định làm cha mẹ thì vẫn còn những bạn trẻ chưa thật sự sẵn sàng. Thế nên, có người mang tâm lý “trời sinh voi sinh cỏ”, phó mặc chuyện chăm sóc con cái cho cha mẹ, để mặc con ra sao thì ra. Nhưng cũng có những
Gen Z đầy trách nhiệm, muốn tự mình chăm con theo cách riêng nên khi ông bà can thiệp sâu vào cuộc sống, vào cách chăm con của mình thì lại làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột không đáng có.
Bởi vậy, cha mẹ nên tôn trọng các Gen Z, hãy để các bạn tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, về những đứa con của riêng mình. Thay vì can thiệp, thì ông bà nên lui lại để những ông bố, bà mẹ Gen Z được thể hiện vai trò trụ cột gia đình.
Hãy đứng sau cổ vũ, động viên và khi họ thật sự cần hỗ trợ thì ông bà mới giúp đỡ. Việc tin cậy, trao quyền của ông bà sẽ giúp Gen Z tự tin, trách nhiệm và trưởng thành hơn trên hành trình làm cha mẹ.
Cho nên khỏi phải bàn, riêng về khoản chăm sóc và nuôi dạy con cái thì hai thế thế gen Y và gen Z có sự khác biệt vô cùng lớn.
Ở cữ thôi cũng đã có khối chuyện để nói
Ông bà ta nói, cửa sinh là cửa tử, nên Gen Y – thế hệ con em của Gen X - cũng phần lớn thấm nhuần tư tưởng này. Sinh đẻ xong là như gái cấm cung, thực hiện rất rất nhiều cái không : Không tắm – không chà răng - không ăn tôm cua cá – không ra khỏi phòng - vân vân và mây mây, rất nhiều thứ bị cấm. Nhưng Gen Z thì sao? Câu trả lời cũng là không. Nhưng là không ở bẩn, không thể không tắm, không thể ăn quá nhiều chân giò. Thực vậy, GenZ với lợi thế thông tin bùng nổ, đâu đâu cũng thế tiếp cận với những thông tin chăm sóc sau sinh do các y bác sĩ chia sẻ, cộng thêm tính cách mạnh mẽ năng động, các bà mẹ trẻ đã quyết đoán thay đổi một số quan điểm cũ để phù hợp và cấp tiến hơn.
Gen Z làm mẹ đồng ý rằng: chẳng lý gì lại kiêng tắm cả, phải sạch sẽ thơm tho thì mới đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ cả con. Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng mở rộng hơn rất nhiều, không quanh quẩn chân giò thịt rang nữa, nhiều bà mẹ trẻ sẵn sàng ăn hẳn món sushi miễn là sạch sẽ vệ sinh và healthy.
Lúc chăm con thì ''ối giời ơi'' đúng là cuộc chiến giữa các bà mẹ
Lên mạng hỏi thay vì tham khảo ông bà, cha mẹ hay bạn bè
Nhìn đứa cháu ngoại vừa tập ăn dặm mặt đầy cơm, tay nhoe nhoét rau củ quả luộc, người bà quay sang la rầy đứa con gái Gen Z một trận. Đáp lại sự gay gắt của mẹ, cô nàng Gen Z chỉ cười và buông gọn lỏn: “Con đang tập cho cháu ăn dặm kiểu Nhật đó mẹ!”.
Một bà mẹ trẻ Gen Z khác thì để quên đồ ở trên lầu muốn lên lấy nhưng lại “lười” ẵm con theo, mà để con trong nhà thì sợ con leo cầu thang lại té ngã, nên bà mẹ trẻ này đã chọn giải pháp “tối ưu” là… nhốt con ở ngoài sân cho yên tâm! Từ những câu chuyện đời thực này đã cho thấy Gen Z ngày nay đã thay đổi phong cách nuôi dạy con. Hầu như mọi vấn đề về chăm sóc, giáo dục con cái họ đều tham khảo trên Internet, hoặc tham gia các hội nhóm kín, có chuyên gia tư vấn để xin lời khuyên chứ ít khi muốn học hỏi từ ông bà, cha mẹ thời trước.
Phụ huynh Gen Z luôn học hỏi, tiếp cận thông tin từ các cẩm nang làm cha mẹ của Nhật, Pháp, Hàn…; dành nhiều cái tên đáng yêu để gọi con chứ không đặt vỏn vẹn một cái tên đơn thuần như cha mẹ mình lúc xưa.
Dạy con tự lập từ tấm bé
Với hầu hết các bà mẹ GenY, việc ôm ấp nâng niu con đến 2 – 3 tuổi là chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, những ông bố bà mẹ Gen Z thì khác. Họ sẵn sàng luyện cho con ngủ riêng, không còn chuyện bế bồng khắp phố để dỗ ăn nữa, ngồi yên mà không hợp tác thì mẹ cho nhịn. Và con khóc hờn ư? Gen Z sẽ bình thản để cho bé khóc chán chê rồi từ từ xoa dịu.
Với những quan điểm có phần cứng rắn như vậy, nhiều Gen Z bị hiểu lầm là chăm con không khéo, thế nhưng thực tế các bà mẹ trẻ đã tham khảo rất nhiều nguồn thông tin thì mới dám quyết đoán như vậy. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần và khuyến khích con trẻ tự do phát triển
Trong khi thế hệ trước thường có xu hướng áp đặt suy nghĩ, kỳ vọng và áp lực học tập lên con cái, muốn con cái vượt trội về học tập hoặc một số khía cạnh cụ thể, thế hệ trẻ hơn thể hiện mong muốn con cái phát triển một cách toàn diện về tinh thần và thoải mái.
Theo báo cáo, các bậc phụ huynh Gen Z ưu tiên sự phát triển tinh thần và tâm lý của con cái. Họ tập trung nuôi dưỡng nội tâm của con, giúp chúng phát triển sự kiên cường, nhận thức về bản thân và tư duy tích cực.
Cha mẹ Gen Z hướng đến việc tạo môi trường mà con cái có thể khám phá cảm xúc, chữa lành và phát triển lòng tự tôn mạnh mẽ. Bằng cách ưu tiên sức khỏe tinh thần, những bậc phụ huynh này mong muốn trang bị cho con cái những nền tảng và tâm thế kiên cường để thích nghi trong một thế giới ngày càng phức tạp. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép con cái tự quyết định, cũng như khuyến khích phương pháp giao tiếp cởi mở và cảm thông. Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ Gen Z muốn trở thành người bạn đồng hành và hướng dẫn thay vì trở thành người kỷ luật nghiêm khắc.
Bên cạnh Gen Z vững vàng, có trách nhiệm với quyết định làm cha mẹ thì vẫn còn những bạn trẻ chưa thật sự sẵn sàng. Thế nên, có người mang tâm lý “trời sinh voi sinh cỏ”, phó mặc chuyện chăm sóc con cái cho cha mẹ, để mặc con ra sao thì ra. Nhưng cũng có những
Gen Z đầy trách nhiệm, muốn tự mình chăm con theo cách riêng nên khi ông bà can thiệp sâu vào cuộc sống, vào cách chăm con của mình thì lại làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột không đáng có.
Bởi vậy, cha mẹ nên tôn trọng các Gen Z, hãy để các bạn tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, về những đứa con của riêng mình. Thay vì can thiệp, thì ông bà nên lui lại để những ông bố, bà mẹ Gen Z được thể hiện vai trò trụ cột gia đình.
Hãy đứng sau cổ vũ, động viên và khi họ thật sự cần hỗ trợ thì ông bà mới giúp đỡ. Việc tin cậy, trao quyền của ông bà sẽ giúp Gen Z tự tin, trách nhiệm và trưởng thành hơn trên hành trình làm cha mẹ.
Ý kiến bạn đọc
Tổng hợp các bài viết
Cập nhật liên tục, nhanh chóng